Bài giảng Trồng một số loài hoa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam.

- Trình bày được yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa.

- Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

II. NỘI DUNG CHÍNH

1.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

1.1.1. Thị trường Eu

Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc

gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo

thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp, Ý.

8Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của Eu, kế đến là Italia.

Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc Eu như Pháp, Anh, Đức và phần Hà

Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ,

Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty

lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định.

Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác như

Ba Lan, Bungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì

tổng sản lượng hoa của Eu dự báo vẫn ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên Eu vẫn

phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel.

Hiện nay có khoảng 50-60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục vụ nhu cầu

quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20% mục đích tiêu dùng

cá nhân. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân ở những

nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nước khác có mức thu nhập

thấp hơn. Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảng thời gian nhu cầu về trang trí,

quà tặng tăng cao nên đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản

phẩm trang trí. Vào những ngày đặc biệt như giáng sinh, Valentine, ngày của

mẹ.doanh số kinh doanh hoa thường tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ quốc

tế nổi tiếng, hầu hết các quốc gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình.

1.1.2. Thị trường Châu Mỹ

Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực và trên

thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp

hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu và trở thành một trong những

khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh lúc

đó Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Về địa lý, Ecuador nằm giữa đường xích

đạo phân chia bắc bán cầu với nam bán cầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi

cho công việc trồng hoa. Một trong những công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador,

Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào

thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất sang liên minh Châu Âu (Eu) và Nga.

Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở vùng

núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm, trong khi

mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD. Hoa hồng chính là loại cây

xóa đói giảm nghèo ở Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính là dịp tăng thu nhập

của người trồng hoa.

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 1

Trang 1

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 2

Trang 2

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 3

Trang 3

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 4

Trang 4

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 5

Trang 5

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 6

Trang 6

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 7

Trang 7

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 8

Trang 8

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 9

Trang 9

Bài giảng Trồng một số loài hoa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 115 trang xuanhieu 6880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trồng một số loài hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trồng một số loài hoa

Bài giảng Trồng một số loài hoa
/3 giả hành, nén giá thể giúp cây đứng vững, tưới nước
đẫm 1 lần. Đặt cây nơi mát 5-10 ngày, không tưới nước giúp giảm sự hư rễ. Sau 2-3
tuần, rễ mới sẽ phát triển và cây phục hồi màu xanh. Tiến hành chăm sóc theo quy
trình.
Thành phần và tỉ lệ vật liệu trong giá thể mới phải gần tương đương với giá thể
cũ, sự khác biệt quá lớn sẽ gây tổn hại rễ. Vệ sinh dụng cụ và tay chân sau mỗi lần
trồng thật kỹ. Vi rút gây bệnh cho địa lan dễ lây nhiễm trong thời điểm trồng vì vậy
phải loại bỏ cây bệnh triệt để. 
* Đặt cây:
Khay ươm được đặt cách mặt đất 0,8 mét, trong mát với ánh sáng tán xạ
Bầu (chậu) cây con được đặt trên giàn cao 0,6 mét theo luống là tốt nhất. Một
số nhà vườn đặt bầu trên luống mô có lót màng phủ. Bầu cây đặt sát nhau với chiều
ngang luống đặt khoảng 10 bầu cây là hợp lý. Chỉnh chiều của cây theo ánh sáng,
giảm sự che bóng lẫn nhau, tạo sự thông thoáng trong luống
Chậu được kê cao khoảng 0,4 mét thành hàng đôi với khoảng cách các cây sao
cho có 1/3 chiều dài lá giao nhau, giữa các hàng sao cho có 1/2 chiều dài lá giao nhau.
Khoảng cách giữa các hàng đôi rộng đủ cho việc đi lại chăm sóc, không làm gãy lá,
làm đổ cây.
Điều chỉnh khoảng cách chậu 3 tháng/1 lần giúp cho vườn thông thoáng, cây
nhận đủ ánh sáng, duy trì độ ẩm, và hạn chế bệnh. Chậu trồng không kê cao sẽ giảm
sự thoáng khí và thoát nước. Giống có tán lá xòe ngang cần nhiều khoảng không hơn
giống lá đứng.
3. Phân bón và cách bón phân
108
- Phân bón: địa lan cần nhiều dinh dưỡng vì trong một chậu có cả chồi non, giả
hành già và trẻ, phát hoa. Cần dựa vào số cá thể trong chậu và giai đoạn sinh trưởng
phát triển của cây để điều chỉnh lượng phân và loại phân hợp lý.
- Bón phân qua gốc: thường sử dụng các loại phân chậm tan, cung cấp dinh
dưỡng từ từ, kích hoạt rễ phát triển. Cần bón theo rìa trong của chậu (Bảng 3).
Bảng 3. Thành phần NPK đề nghị bón vào giá thể cho địa lan
Tháng 1-3 4-6 7-9 10-12
Cây < 24 tháng tuổi 30-20-10 30-20-10 30-20-10 30-20-10
Cây > 24 tháng tuổi 20-20-20 20-20-20 20-20-20 20-20-20
Cây > 36 tháng tuổi 20-20-20 20-30-20 20-30-20 20-20-30
Số lần bón/tháng 1 1 1 1
Liều lượng 1 lần Dùng 3 - 5 g/chậu theo tuổi cây
Cách bón Rải phân vào mép trong của thành chậu hoặc túi
(Nên sử dụng các loại NPK tổng hợp có dạng lâu tan, chậm tan quy đổi theo
liều lượng nguyên chất như trên)
- Bón phân qua lá: vì các giống địa lan hiện nay đều có bộ lá và giả hành lớn,
phát hoa cao, nên cần thiết cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời, và cân bằng đặc biệt
các khoáng chất, trung và vi lượng (Bảng 4).
- Cung cấp trung và vi lượng: cho cây địa lan bằng 2 cách:
+ Phun phân trung, vi lượng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK
+ Phun phân hữu cơ dạng lỏng 1 lần/tháng thay thế 1 lần dùng NPK
(ví dụ: Super Humic, Komix, Agostim, Humat)
+ Sử dụng vôi dạng dolomite rải 2-4gram/chậu vào tháng 4 và 9 trong năm,
nhằm cân bằng pH và cung cấp can-xi, ma-giê cho cây. 
Bảng 4.  Phân phun lên lá với NPK tổng hợp có trung vi lượng
Tháng 1-3 4-6 7-9 10-12
Cây <1 năm tuổi 30-10-10 30-10-10 30-20-10 30-20-10
Cây 1-2 năm tuổi 30-20-10 30-20-10 20-20-20 20-20-20
Cây >3 năm tuổi 20-20-20 20-30-20 10-30-20 10-20-30
109
Số lần phun/tháng 2 3-4 3-4 3-4
Liều lượng Chỉ dùng 1/5-1/4 lượng ghi trên nhãn bao bì/lần phun
Cách phun Vào buổi chiều, vừa dư nước trên lá, giọt mịn
(Có thể tham khảo sử dụng các loại phân như: KH 20-20-20+TE, HK 10-55-
10+TE, Growth more các loại tương ứng, quy đổi theo hàm lượng nguyên chất như
trên)
4. Tưới nước: nhằm duy trì ẩm độ giá thể cung cấp nước cho cây, rửa sạch
lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên cây và giá thể.
+ Tưới thực hiện vào buổi sáng từ 9-10 giờ, không tưới vào lúc chiều tối.
+ Lượng nước tưới cho cây 1 năm tuổi khoảng 0,4 lít/chậu, cây 2 năm tuổi
khoảng 0,6 lít/chậu, sau khi tưới 15 phút phải không còn nước dư trong chậu. 
Tháng mùa khô cần tưới 2-3 lần/tuần, tháng mùa mưa có thể không cần tưới,
hoặc 1 lần/tuần khi vườn có mái che mưa.
+ Tưới đẫm (rửa cây) cho toàn cây và giá thể trong chậu nhằm rửa sạch dư
lượng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tích lũy. Thực hiện tưới 2 vòng trong
vườn cho một lần, 3 tháng tưới rửa một lần.
Dựa vào sức căng giả hành, màu sắc và sức trương của vỏ rễ để xác định thời
điểm tưới. Thiếu nước làm giả hành bị biến dạng, rễ bị khô héo, ảnh hưởng sự ra hoa
trong các năm sau. 
5. Vệ sinh vườn: giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các
tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn.
+ Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy
+ Cách ly cây bệnh, chậu bệnh
+ Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ. 
Trên địa lan, vi rút gây bệnh thường lây nhiễm qua vết thương, vết cắt khi chăm
sóc, vì vậy dụng cụ làm vườn, dao kéo, cần khử trùng thương xuyên trong lúc làm
việc. 
III. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Lưu ý: Hiện nay, các thuốc BVTV đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa địa lan còn rất ít,
một số đối tượng sâu bệnh hại không có loại thuốc nào được đăng kí phòng trừ.
Chính vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc bảo vệ phòng trừ
đối tượng sâu bệnh hại tương tự trên cây trồng khác để sử dụng trên cây hoa địa lan.
110
Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những
rủi ro đáng tiếc xảy ra.
1. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ
1.1. Bọ trĩ : (Thrips)
Tập tính sinh sống và gây hại:
- Bọ trĩ màu vàng: Chích hút lá non tạo đốm vuông, vết bệnh chuyển từ màu
vàng trắng sang nâu đen.
- Bọ trĩ màu đen: Gây hại trên hoa, tạo những đốm tròn trong như giọt dầu, ở
giữa có một chấm vàng.
- Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong
các lớp lá non ở ngọn. Sau khi bị hại, các chồi non, lá non, nụ hoa không phát triển,
cánh hoa bị quăn lại. Bọ trĩ gây thiệt hại cho lan lúc đang ra hoa, chúng thường phát
triển trong mùa khô.
Biện pháp phòng trừ:
 - Nhà lưới luôn thoáng mát, dọn sạch cỏ rác xung quanh khu vực nhà lưới, tưới
mát cho nhà lưới trong những ngày nắng nóng. Có thể tham khảo sử dụng các loại
thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ:Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin,
Dinotefuran, Emamectin benzoate
- Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày, sau đó phun
phòng ngừa 2-3 tuần một lần.
1.2. Nhện đỏ (Tetranychus tricatus)
Đặc điểm gây hại:
Nhện đỏ sống giữa bẹ lá, thân và cả mặt dưới lá. Nhện đỏ phá hại lan bằng cách
đeo ở dưới lá rồi chích hút diệp lục tố của lá, tạo ra những chấm nâu nhỏ dưới mặt lá
làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lá, làm cho nụ hoa và hoa bị hư
hỏng và kém chất lượng.
Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời của nhện đỏ khoảng
15 ngày và mỗi con có thể đẻ đến hàng trăm trứng.
Nhện đỏ là tác nhân truyền virus trên hoa lan
Biện pháp phòng trừ:
- Giữ nhà lưới luôn thoáng mát, tưới phun tăng độ ẩm cho nhà lưới trong những
ngày nắng nóng để hạn chế nhện phát triển.
-Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng
trừ:Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin
benzoate
1.3. Rầy mềm: (Myzus persicea)
111
Tập tính sinh sống và gây hại:
Chúng thường bám và chích hút ở đọt non, mầm hoa và nụ hoa. Rệp sáp và rệp
nâu thường hay bám ở mặt dưới lá dọc theo 2 bên mép. Rệp chích hút làm lá, hoa bị
lốm đốm nâu, lá dị dạng và không phát triển được hoàn toàn. Chúng còn là tác nhân
gây bệnh virus
Biện pháp phòng trừ:
Có thể tham khảo sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin
benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran
1.4. Ốc sên, nhớt: Zonitoides arboreus, Achatina fullica Deroceras laeve
Tập tính sinh sống và gây hại:
Sên, nhớt cắn phá rễ non, chồi non và nhất là các phát hoa.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trừ, tốt nhất nên kết hợp các biện pháp sau:
- Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây (khi hoa
bắt đầu xổ bao), và rải quanh vườn lan 2-3 tháng một lần.- Bắt giết khi sên nhớt ra ăn
vào khoảng 8 giờ tối và vào lúc sáng sớm. Có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt
ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng.
- Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng 1 túm bông gòn cột chặt quanh
gốc cành hoa, có thể dùng 1 tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành 1 cái phễu
với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo
cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để
lên phía trên nụ hoa.
* Trong việc dùng thuốc trừ sâu, cần chú ý dùng đúng liều lượng, nồng độ đã
khuyến cáo cho mỗi loại thuốc. Nên phun vào buổi chiều, sáng hôm sau phải tưới rửa
lá, không nên phun vào lúc trời nắng gắt vì dễ làm cháy lá và nhất là các phát hoa. Có
thể phun phối hợp thuốc phòng trừ sâu với thuốc phòng trừ nấm.
2. Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
2.1. Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm Phytophthora sp.
Đặc điểm triệu chứng:
- Giả hành: Có bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc, mô bên
trong giả hành bị thâm đen ở gần gốc, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ
ràng, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn.
- Chồi và phát hoa: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng
nước màu nâu đen, bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt
nước, giọt sương, mưa phùn) và nhiệt độ thấp (trên dưới 200C), ở gốc phát hoa không
112
nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi nhẹ. Thời tiết khô, vết bệnh khô lại và
có màu xanh đen, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt khá rõ ràng.
Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Có
thể dùng tay rút phát hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.
- Biện pháp phòng trừ:
Hạn chế ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý, lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa
trực tiếp xuống chậu cây, không đặt cây quá dày, tiêu hủy cây bệnh, chậu bệnh triệt
để.
Sử dụng thuốc Chitosan (Biogreen 4.5 SL) để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể
tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb;
Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl
2.2. Bệnh thối chồi non và giả hành do nấm Fusarium sp.
Đặc điểm triệu chứng:
- Trên lá: Lá bị bệnh có sự chuyển màu trên các mô lá còn non từ xanh chuyển
sang vàng nâu, cong queo, dị hình. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe không rõ
ràng. Khi thời tiết ẩm, trên mô bệnh xuất hiện những sợi nấm trắng như tơ nhện.
- Trên giả hành: Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ, bẹ lá ôm giả hành
có màu nâu đen, ấn nhẹ giả hành bị nhiễm bệnh vẫn cứng, sau đó vết bệnh lớn dần
làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân gốc có màu đen. Khi xẻ dọc giả hành,
mô bệnh có màu vàng cam sũng nước, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn. Cây
con thường chết sau 2-3 tuần bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Không dùng cây giống tách từ chậu có triệu chứng bệnh, xử lý cây giống trước
khi trồng, tiêu hủy triệt để cây bệnh, không dùng lại giá thể cũ.
Các chậu cần được cách ly với mặt đất bằng màng phủ hoặc bạt có kê gạch, đá
Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-
Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.
2.3. Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)
Đặc điểm triệu chứng:
- Trên lá: Vết bệnh trên bản lá thường có hình elip hoặc ovan màu nâu xám
đến đen, mặt dưới vết bệnh có những chấm đen nhỏ thấy rõ bằng mắt thường. Bệnh
nặng các vết bệnh liên kết tạo thành mảng cháy khô, gây rách lá, và gây khô cả cây.
- Trên hoa và cuống hoa: Vết bệnh trên cuống hoa thường lõm xuống, vô định
hình có màu nâu đen, mô bệnh thường bị hoại tử. Vết bệnh trên cánh hoa với nhiều
đốm đen tại trung tâm và trong mờ tại viền. Hoa bị bệnh mau tàn, dễ rụng, cách hoa
không cân đối.
113
- Trên đỉnh sinh trưởng: giả hành bệnh khi chẻ dọc với triệu chứng các lá
ngọn, mầm lá bị thâm đen thành mảng, đỉnh sinh trưởng bị mềm với màu nâu sáng với
ranh giới phần bệnh không rõ ràng.
Nấm lây lan bằng bào tử phát sinh từ ổ bệnh do nước mưa, nước tưới, do gió và
dụng cụ cắt tỉa chăm sóc cây. Nấm tích lũy trong bẹ lá, đỉnh sinh trưởng theo thời gian
dẫn đến gây chết giả hành. Nước dư trên lá, tại nách lá, ngọn cây là điều kiện lý tưởng
cho nấm xâm nhiễm tấn công.
Biện pháp phòng trừ:
Cắt bỏ phần lá bệnh, điều chỉnh lượng nước tưới không để nước dư. Đối với các
giống địa lan có bộ lá xòe ngang cần giảm vết thương tạo ra trong quá trình chăm
sóc.Khoảng cách giữa các chậu, cây cần điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế sự lây nhiễm
trực tiếp. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ
như: Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-Methyl, Azoxytrobin
2.4. Bệnh thối vi khuẩn
Dựa vào màu sắc vết bệnh có thể chia thành 2 triệu chứng bệnh khác nhau:
bệnh thối nâu đen và bệnh thối nâu vàng.
Bệnh thối đen nâu: do vi khuẩn (Pseudomonas gladioli)
- Trên thân: Bệnh lây lan từ trên xuống giả hành. Vết bệnh ban đầu có màu
nâu nhạt, sau chuyển sang màu nâu đen, không có dịch nhầy, có mùi hôi.
- Trên giả hành: Ban đầu bộ lá chuyển vàng nhưng chậm, giả hành mềm ít đôi
khi vỏ giả hành hơi nhăn, mô giả hành có màu nâu đen, nhày ít, có mùi hôi nhẹ. Bộ lá
vàng và rụng dần, giả hành mềm rỗng ruột chỉ còn lại xơ bên trong.
Bệnh thối vàng: do vi khuẩn Erwinia
- Trên thân: Mô bệnh có màu nâu vàng, vết bệnh nhầy, sũng nước, lá ngọn dễ
rút ra khỏi thân chính dễ dàng, ngửi có mùi hôi rất khó chịu. Gặp thời tiết ẩm ướt mô
bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
- Trên giả hành: Triệu chứng nhận biết là giả hành mềm nhũn, mô giả hành có
màu nâu vàng, bị nhày, ướt, ngửi có mùi rất khó chịu, không phân biệt được phần
bệnh và không bệnh. Vết bệnh ban đầu có thể từ gốc bẹ lá, gốc thân ngầm, và vết cắt
của phát hoa cũ.
Biện pháp phòng trừ: Rửa sạch và xử lý dụng cụ làm vườn như dao, kéo
thường xuyên trong dung dịch khủ trùng bề mặt. Trồng giống cấy mô qua xác nhận
sạch bệnh vi rút, không dùng cây giống trong chậu có cây mang triệu chứng bệnh.
Tiêu hủy cây bệnh triệt để.
Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Thuốc
gốc đồng, Kasugamycin,Bismerthiazol, Cytosinpeptidemycin,
114
IV. Thu hoạch
1. Thời điểm cắt hoa thích hợp: Chiều dài phát hoa phụ thuộc vào đặc điểm
giống và kỹ thuật chăm sóc bón phân. Các giống địa lan hiện nay đều có phát hoa cao
và số hoa nhiều. Phát hoa cần được cắt khi hoa cuối cùng nở khoảng 7-10 ngày. Lưu
phát hoa quá lâu sẽ làm cây yếu ảnh hưởng đến chất lượng hoa năm kế tiếp.
2. Tạo cây địa lan thương mại: Chậu địa lan có nhiều phát hoa giá bán càng
cao. Một số chậu ít phát hoa được ghép lại tạo nên những chậu hoa đẹp và nhiều màu
sắc. Kỹ thuật ghép cây, lưu cây cần tham khảo từ các nghệ nhân trồng địa lan.
3. Bảo quản phát hoa: Dùng túi lưới nhỏ bao mỗi hoa và dùng túi giấy có lỗ
thông hơi bao cả phát hoa. Thường trong 1 chậu địa lan được bán có 3-4 phát hoa. Các
phát hoa đều được cột neo vào que đỡ có chiều dài hơn chiều cao phát hoa. Lá và
phát hoa phải được bao cột với nhau tạo độ cứng tránh gãy đổ.
115

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trong_mot_so_loai_hoa.pdf