Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy

1.1. Khái quát về đất trồng

Theo Ðôcutraiep: Ðất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên đựợc hình

thành do sự tác ðộng tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, ðá mẹ, ðịa hình,

khí hậu và tuổi địa phương.

V.R.Viliam cho rằng ðất là lớp tơi xốp của vỏ lục ðịa, có ðộ dày khác nhau, có

thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng.

1.2. Các yếu tố hình thành đất

Theo Đôcutraep có 5 yếu tố hình thành đất: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời

gian (tuổi). Đối với đất trồng còn chịu tác động của yếu tố con người.

1.2.1. Sinh vật.

Sinh vật là yếu tố chủ đạo, vì nhờ nó mà mẫu chất trở thành đất. Sinh vật tham gia vào

quá trình hình thành đất gồm có vi sinh vật, thực vật và động vật.

 Vi sinh vật:

Tập đoàn vi sinh vật trong đất rất nhiều và rất phong phú, có thể có hàng trăm triệu

con trong 1 gam đất. Khả năng sinh sản của chúng lại rất lớn. Trong đất vi sinh vật giữ vai

trò rất quan trọng với hai chức năng chính:

- Tổng hợp và phân giải chất hữu cơ: Thực vật lấy thức ăn từ đất chủ yếu ở dạng

vô cơ hòa tan trong dung dịch đất. Một tỷ lệ rất lớn các chất vô cơ này nhờ vi sinh vật phân

giải từ các hợp chất hữu cơ, gọi là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ. Đồng thời cũng tổng

hợp nên chất hữu cơ mới rất đặc biệt đó là mùn, được gọi là quá trình mùn hóa. Chính mùn

là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng rất tốt cho thực vật và vi sinh vật phát triển. Đặc biệt vi

sinh vật có một chức năng rất quan trọng là phân giải các hợp chất hữu cơ chứa cacbon và

chứa đạm, để đảm bảo ổn định vòng tuần hoàn cacbon và vòng tuần hoàn đạm trong tự

nhiên. Nếu không có vi sinh vật phân giải, thì cacbon và đạm sẽ bị tích lũy vào xác hữu cơ,

làm cho lượng cacbon và đạm trong tự nhiên sẽ bị cạn dần, hai nguyên tố này không còn

thì cây xanh cũng sẽ chết và sự sống trên hành tinh bấy giờ sẽ bị tuyệt diệt.

- Tạo nên đạm cho đất: Trong đá và khoáng không có đạm, nên trong mẫu chất

hình thành đất cũng không có nguyên tố đạm, mà đạm trong đất đầu tiên là nhờ các vi sinh

vật cố định đạm từ nitơ khí trời. Đây là một khả năng đặc biệt chỉ có ở một số vi sinh vật,

chúng được gọi là vi sinh vật cố định đạm. Các vi sinh vật này có thể cố định đạm tự do

(như Azotobacter), hoặc cố định đạm nhờ sống cộng sinh với một số loài thực vật như: vi

khuẩn Rhizobium cộng sinh với các cây họ đậu, vi khuẩn Azotobacter cộng sinh với bèo

hoa dâu,. Nhờ vậy mà đất được bổ sung đạm và ngày càng màu mỡ hơn.

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 1

Trang 1

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 2

Trang 2

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 3

Trang 3

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 4

Trang 4

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 5

Trang 5

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 6

Trang 6

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 7

Trang 7

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 8

Trang 8

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 9

Trang 9

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 79 trang xuanhieu 6500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy

Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất (Phần 1) - Lê Đình Huy
không được bảo đảm. Có hai loại quyền sở hữu dẫn đến tình 
trạng này đó là sự thuê và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Mặc dù những sự 
cố gắng của pháp luật và các chương trình cải cách ruộng đất đã trải qua nhiều 
năm nhưng việc thuê đất trồng trọt vẫn còn rất phổ biến. Những người chủ đất 
hiện nay thường ở các thành phố, còn đất đai thì được trồng trọt bởi những người 
thuê đất. Quan hệ giữa chủ đất và người thuê thường tốt và trong thực tế, việc 
thuê đất tồn tại ở nông thôn trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc thuê đất như vậy 
không khuyến khích duy trì đất đai lâu dài, mà chủ yếu là quan tâm cho thu hoạch 
trước mắt. 
 Quyền sử dụng không hạn chế đất đai là những quyền cho bất cứ ai, trong 
thực tế là những người nghèo và những người không có đất đai, có thể sử dụng, 
không cần có các quyền hoa lợi hoặc chiếm hữu. Điều này chủ yếu áp dụng cho 
đất lâm nghiệp, trên danh nghĩa quyền sử hữu của chính phủ 
 Có sự khác biệt giữa sở hữu công cộng và quyền sử dụng không hạn chế đất 
đai. Trong sở hữu công cộng đất đai việc sử dụng bị hạn chế đối với các thành 
viên của cộng đồng, làng hoặc xã và thường lệ thuộc vào những nguyên tắc được 
áp dụng có tính xã hội. Ví dụ, những người chăn cừu thường có thói quen khi 
những diện tích nhất định bị ngừng chăn thả, dân làng sẽ hạn chế chặt cây ở 
những đất công cộng. Đối với quyền sử dụng đất không hạn chế không có những 
nguyên tắc như vậy. Không có cơ sở pháp lý đối với quyền sử dụng đất đai của họ 
ngoài nhu cầu trước mắt là sự thiếu đất đã khuyến khích họ khai thác đất. Đây 
chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phá rừng, kéo theo sự xói mòn 
 + Các áp lực và quan điểm kinh tế 
 Việc sở hữu ít đất đai đã dẫn đến những áp lực kinh tế rất khốc liệt đối với 
nông dân để đạt được lượng lương thực và thu nhập khác đáp ứng cho các nhu cầu 
trước mắt. Do áp lực nhu vậy nên trong thời gian ngắn các nguồn lao động, đất đai 
và tài chính không thể dư ra để đầu tư cho việc chăm sóc đất đai, ví dụ như bón 
phân hữu cơ hoặc duy trì cấu trúc đất. Đây cũng là lý do cơ bản đối với hai 
nguyên nhân trực tiếp khác đã được trình bày ở trên, luân canh cây trồng không 
thích hợp và sử dụng phân bón không cân đối. 
 Một nhân tố phụ là sự thay đổi các quan điểm về kinh tế thường không được 
người theo dõi bên ngoài đánh giá đúng. Trong thời gian trước đây, hầu hết những 
người nông dân chấp nhận hoàn cảnh mà họ phải chịu đựng ngay cả khi nó rất 
nghèo nàn. Những thông tin hiện nay và những ảnh hưởng của nó đã làm tăng lên 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
các nguyện vọng và yêu cầu hợp lý về thu nhập, vì thế đã làm tăng các áp lực về 
kinh tế. 
 + Sự nghèo nàn 
 Nhiều nước đang phát triển có tiến bộ rất lớn trong phát triển kinh tế, đạt được 
sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người. Vấn đề là liệu những 
cải thiện có tương ứng với phúc lợi xã hội thực tế của lớp dân nghèo nông thôn 
không. Phần lớn những người nông dân vẫn giữ ở mức độ gần hoặc dưới mức 
nghèo đói đã được định nghĩa dựa trên các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. 
 Sự nghèo đói dẫn đến sự thoái hoá đất đai. Một thực tế hầu như được khẳng 
định chắc chắn rằng những người nông dân khá giả hơn duy trì đất của họ tốt hơn 
những nông dân nghèo. 
 + Sự tăng dân số 
 Cùng với sự thiếu về đất đai, nguyên nhân cơ bản thứ hai của sự thoái hoá là 
sự tăng liên tục của dân số nông nghiệp ở nông thôn. Ví dụ, tỷ lệ tăng dân số từ 
1980-1990 đối với sáu nước trong khu vực nam Á dao động từ 2,1 đến 3,6% trong 
một năm, chỉ ở Srrilanca có cố gắng làm giảm tỷ lệ tăng dân số với mức tăng 
khoảng 1,4%. 
 Dân số ở vùng thành phố đang tăng nhanh hơn ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, 
xu hướng đô thị hoá không đủ để làm đảo ngược một quy luật đó là dân số ở nông 
thôn vẫn không ngừng tăng lên. 
3.3. Phân loại thoái hóa đất: 
 Thoái hoá đất đai có thể được chia thành các loại chủ yếu sau: thoái hóa vật lý, 
thoái hóa hóa học và thoái hóa sinh học, bao gồm: 
 (1) Xói mòn đất do nước: Sự di chuyển các hạt đất do tác động của nước. Xói 
mòn do nước bao gồm xói mòn mặt (một lớp đất mỏng trên bề mặt bị mất đi), xói 
mòn rãnh (tạo thành các rãnh nhỏ trên mặt đất) hoặc xói mòn mương máng (tạo 
thành khe rộng như sông, suối). Một đặc trưng quan trọng của xói mòn do nước là 
sự di chuyển chọn lọc cấp hạt mịn hơn và phì nhiêu hơn của đất. 
 (2) Xói mòn đất do gió: Sự di chuyển các hạt đất do tác động của gió. Thường 
thì kiểu xói mòn này là xói mòn mặt, một lớp mỏng trên mặt đất bị bào mòn, 
nhưng đôi khi tác động của gió có thể khoét thành hố sâu hoắm và những đặc 
trưng khác. Xói mòn do gió hầu hết xảy ra với các hạt cát trung bình và cát mịn. 
 (3) Sự suy giảm độ phì nhiêu của đất: Sự thoái hoá các đặc tính vật lý, sinh 
học và hoá học của đất dẫn đến khả năng sản xuất của đất bị suy giảm như: 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 + Sự suy giảm chất hữu cơ của đất cùng với sự suy giảm hoạt tính sinh học 
của đất 
 + Sự thoái hoá các đặc tính vật lý của đất do chất hữu cơ của đất bị mất đi 
(cấu trúc đất, tính thoáng khí và khả năng giữ nước của đất có thể bị ảnh hưởng). 
 + Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng dẫn đến thiếu, hoặc đạt đến mức độ gây 
độc của các chất dinh dưỡng đối với sinh trưởng của cây trồng. 
 + Tích luỹ các chất độc ví dụ như sự tích luỹ các chất gây ô nhiễm, sử dụng 
phân bón không đúng. 
 (4) Sự úng nước và nén dẽ: Sự úng nước được gây ra do sự nâng cao của 
nuớc ngầm đến gần mặt đất hoặc do tiêu nước mặt chưa đủ, thường diễn ra do 
quản lý tưới kém. Do úng nước, nước bão hoà vùng dễ dẫn đến sự thiếu oxy. 
 (5) Sự tăng lên của nồng độ muối: Loại này có thể hoặc là sự mặn hoá - 
sự tăng của muối trong dung dịch đất hoặc là sự kiềm hoá (sodication) - sự tăng 
cation Na+ trên các hạt đất. Sự mặn hoá thường xuất hiện cùng với quản lý tưới 
kém. Hầu hết sự kiềm hoá có xu hướng xuất hiện một cách tự nhiên. Các vùng có 
mực nước ngầm thay đổi thất thường có thể dễ xảy ra sự kiềm hoá. 
 (6) Sự lắng đọng hoặc “sự chôn vùi đất”: Loại này có thể xảy ra khi ngập lụt, 
lúc này lớp đất phì nhiêu bị chôn vùi dưới một lớp cặn lắng kém phì nhiêu hơn; 
hoặc có thể xảy ra do gió thổi làm cho cát có thể tràn ngập các đồng cỏ; hoặc có 
thể là các thảm hoạ khác ví dụ như sự phun núi lửa. 
 Ngoài những loại thoái hoá đất chủ yếu trên còn tồn tại những loại thoái hoá 
đất đai thông thường khác như: 
 (7) Sự hạ thấp mực nước ngầm: Loại này thường xuất hiện khi khai thác nước 
ngầm vượt quá khả năng hồi phục tự nhiên. 
 (8) Sự suy giảm mật độ che phủ của thảm thực vật: Thảm thực vật có vai 
trò quan trọng trên nhiều phương diện. Nó có tác dụng bảo vệ đất khỏi xói mòn do 
gió và nước và cung cấp chất hữu cơ để duy trì các chất dinh dưỡng cần thiết cho 
sự sinh trưởng của cây. Rễ cây có tác dụng duy trì cấu trúc và cải thiện t ính thấm 
nước của đất. 
 Mất sự che phủ của thực vật thường diễn ra do tác động của con người: Ví dụ, 
phá rừng, thoái hoá rừng, thoái hoá các bãi chăn thả (đồng cỏ). 
 (9) Quá trình hình thành đá ong và kết von: Loại thoái hoá này thường xuất 
hiện cùng với sự xói mòn đất mãnh liệt làm trơ đá ra ngoài. 
 (10) Sa mạc hóa 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 Mặc dù tách riêng các loại thoái hóa đất đai, nhưng trong thực tế các loại thoái 
hoá kể trên có tác động lẫn nhau. Ví dụ, gió mạnh thường xuất hiện trước một cơn 
bão, vì vậy xói mòn do gió và xói mòn do nước có thể xảy ra trong cùng một 
trường hợp. Ngoài ra, một loại đất đã diễn ra một loại thoái hóa đất đai nào đấy thì 
nó rất dễ tiếp tục bị thoái hóa hơn những loại đất khác giống nó về mọi mặt nhưng 
chưa bị thoái hóa. 
3.4. Đánh giá mức độ bạc màu đất: 
 Từ các kết quả nghiên cứu và sự thảo luận ở các hội thảo quốc tế cho thấy đến 
nay chưa có một phương pháp nào được coi là hoàn thiện để định lượng, đánh giá 
mức độ bạc màu đất. Đó là do đất là một thực thể thống nhất nên không thể phân 
lập thành các đơn vị cá thể độc lập để nghiên cứu từ đó đưa ra các nhận định cụ 
thể. 
 Tuy nhiên, việc định lượng tổn thất gây ra bởi bạc màu đất là một nhu cầu tất 
yếu. Do vậy, thông qua các số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu 
bạc màu đất và căn cứ vào các tiêu chí sau chúng ta có thể đánh giá một cách 
tương đối mức độ bạc màu đất. 
3.4.1. Căn cứ vào sự suy giảm các đặc tính của đất: 
Bảng 3.2. Ước tính diện tích đất bị thoái hóa (triệu km2) ở các vùng khô hạn 
(Dregne và Chou, 1994) 
Lục địa Tổng diện tích Diện tích bị thoái hoá † % bị thoái hoá 
Châu Phi 14,326 10,458 73 
Châu Á 18,814 13,417 71 
Úc và châu đại dương 7,012 3,759 54 
Châu Âu 1,456 0,943 65 
Bắc Mỹ 5,782 4,286 74 
Nam Mỹ 4,207 3,058 73 
Tổng số 51,597 35,922 70 
† Bao gồm đất đai và thảm thực vật. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 Bảng 3.2. chỉ ra rằng các đất bị thoái hoá ở các vùng khô hạn của thế giới 
lên đến 3,6 tỷ ha hoặc 70% tổng diện tích của cả vùng này (5,2 tỷ ha). Trong khi 
đó ở bảng 3.3, Oldeman (1994) chỉ ra rằng quy mô toàn cầu của thoái hoá đất (bao 
gồm tất cả các quá trình và các vùng sinh thái) chỉ khoảng 1,9 tỷ ha. Sự khác nhau 
cơ bản giữa hai ước tính này là do tình trạng của thảm thực vật. Mặc dù ước tính 
của của Dregme và Chou chỉ tính đối với các vùng khô hạn bao gồm cả tình trạng 
thực vật trên đất chăn thả. 
Bảng 3.3. Ước tính quy mô (triệu km2) thoái hoá đất toàn cầu (Oldeman, 
1994). 
Loại thoái hoá Nhẹ Trung bình Mạnh và cực mạnh Tổng số 
Xói mòn do nước 3,43 5,27 2,24 10,94 
Xói mòn do gió 2,69 2,54 0,26 5,49 
Thoái hoá hoá học 0,93 1,03 0,43 2,39 
Thoái hoá vật lý 0,44 0,27 0,12 0,83 
Tổng số 7,49 9,11 3,05 19,65 
 Có sự khác nhau trong thuật ngữ sử dụng để biểu thị mức độ khốc liệt của 
thoái hoá đất. Dregne và Chou sử dụng các thuật ngữ nhẹ (slight), trung bình, 
khốc liệt và rất khốc liệt để định rõ tính khốc liệt của sự thoái hoá. Oldeman đã sử 
dụng các thuật ngữ nhẹ (light), trung bình, mạnh và cực mạnh và những thuật ngữ 
này không thể so sánh với những thuật ngữ của Dregne và Chou. Oldeman cộng 
sự (1992) trên cơ sở đánh giá của các nhà chuyên môn đã tiến hành phân biệt 
thoái hoá tự nhiên với thoái hoá do con người. Eswaran và Reich (1998) đã đánh 
giá mức độ tổn thất đối với thoái hoá và sa mạc hoá. Sự khác nhau về thuật ngữ và 
phương pháp cũng như diện tích cũng bao hàm trong đánh giá, có nghĩa là các 
ước tính của ba nhóm tác giả trên khó mà có thể so sánh với nhau (bảng 3.2, 3.3 
và 3.4) 
Bảng 3.4. Thiệt hại do sa mạc hoá, xói mòn do gió và xói mòn do nước 
 (Eswaran và Reich, 1998). Ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, bán ẩm ướt 
 diện tích thoái hoá (triệu km2) được tính theo định nghĩa của UNEP. 
 Ước tính diện tích đất xói mòn do nước bao gồm cả vùng ẩm ướt. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
Tính khốc liệt Sa mạc hoá Xói mòn do nước Xói mòn do gió 
Thấp 14,653 17,331 9,250 
Trung bình 13,668 15,373 6,308 
Cao 7,135 10,970 7,795 
Rất cao 7,863 12,196 9,320 
Tổng số 43,319 55,870 32,373 
3.4.2. Thoái hoá đất đai và năng suất cây trồng 
 Một khiếm khuyết lớn của các số liệu thống kê hiện có về thoái hoá đất đai 
là thiếu mối quan hệ nhân - quả giữa tính nghiêm trọng của thoái hoá và năng 
suất. Tiêu chuẩn để chỉ rõ các mức độ khác nhau của thoái hoá đất đai (ví dụ thấp, 
trung bình, cao) thường dựa trên cơ sở các đặc tính của đất đai hơn là ảnh hưởng 
của chúng đến năng suất. Trong thực tế, việc đánh giá ảnh hưởng của thoái hoá 
đất đai đến năng suất là một nhiệm vụ thách thức (Lal, 1998). Những khó khăn 
trong việc thu thập các ước tính trên phạm vi toàn cầu về ảnh hưởng của thoái hoá 
đất đai đến đến năng suất đã tạo ra nhiều vấn đề và sự hoài nghi tăng lên. 
Bảng 3.5. Quan hệ giữa lượng đất mất và lượng nước chảy với năng suất cây 
trồng ở ba quốc gia thuộc mạng lưới đất dốc ASIALAND (Sajjapongse, 
1998). 
Quốc gia Cách xử lý Giai 
đoạn 
Cây 
trồng 
Lượng đất 
mất 
(tấn/ha) 
Lượng nước 
chảy (mm) 
Năng 
suất 
(tấn/ha) 
Trung 
Quốc 
Đối chứng † 1992–
1995 
Ngô 122 762 15,3 
Cây trồng theo 
hàng 
1992–
1995 
Ngô 59 602 15,9 
Philippines 
Đối chứng 1990–
1994 
Ngô 341 801 5,6 
Cây trồng theo 
hàng (bón ít) 
1990–
1994 
Ngô 26 43 14,3 
Cây trồng theo 1990– Ngô 15 31 18,7 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
hàng (bón nhiều) 1994 
Thái Lan 
Đối chứng 1989–
1995 
Lúa 1.478 1.392 4,5 
Trồng theo rãnh ở 
sườn đồi 
1989–
1995 
Lúa 134 446 4,8 
Trồng theo hàng 1989–
1995 
Lúa 330 538 4,0 
Nông lâm kết hợp 1989–
1995 
Lúa 850 872 5,3 
† Đối chứng = Canh tác của nông dân 
 Bảng 3.5 xuất phát từ Uỷ Ban Quốc Tế về Nghiên Cứu và Quản Lý Đất 
(International Board for Soil Research and Management - IBSRAM) đã chỉ ra các 
vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa thoái hoá đất đai do xói mòn với năng 
suất cây trồng. Các số liệu từ Trung Quốc đã chỉ ra rằng mặc dù có sự khác nhau 
đáng kể giữa lượng đất mất và nước chảy tràn, nhưng không có sự khác nhau về 
năng suất ngô. Các kết luận tương tự cũng được đưa ra liên quan đến ảnh hưởng 
của xói mòn đất đến năng suất lúa ở Thái Lan. Trong khi lượng đất mất dao động 
từ 330 đến 1.478 tấn/ha, thì năng suất tương ứng của lúa dao động từ 4,0 đến 5,3 
tấn/ha. Năng suất thấp nhất đạt được khi các biện pháp xử lý dẫn đến sự mất đất ít 
nhất. Năng suất cây trồng là một hiệu quả tổng hợp của nhiều biến. Thêm vào đó, 
ảnh hưởng của xói mòn (và các quá trình thoái hoá khác) đến năng suất cây trồng 
hoặc tiềm năng sinh khối phụ thuộc vào những thay đổi về chất lượng đất đai với 
các thông số đặc trưng. 
 Bảng 3.6 chỉ ra rằng năng suất của xidan có tương quan với pH, CEC và độ 
bão hoà Al, nhưng không tương quan với hàm lượng N và C hữu cơ của đất. Việc 
đánh giá các ảnh hưởng của thoái hoá đất đai đến năng suất cây trồng đòi hỏi phải 
hiểu một cách thấu đáo các quá trình trong mối liên quan phức tạp đất - thực vật – 
khí quyển. Những quá trình này chịu ảnh hưởng mạnh của việc sử dụng và quản 
lý đất đai. 
Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa năng suất của xidan và sự giảm độ phì nhiêu của 
đất (độ sâu 0–20 cm) ở vùng Tanga của Tanzania (Hartemink, 1995). 
Đặc tính của đất đai Năng suất (tấn/ha) 
Mức năng suất 2,3 1,8 1,5 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
 Giá trị đặc tính đất 
pH (1:2.5 trong H2O) 6,50 5,40 5,00 
Cacbon hữu cơ của đất - OC (%) 1,60 1,90 1,50 
Nitơ tổng số của đất - Nts (%) 0,11 0,16 0,12 
Dung tích trao đổi cation - CEC (cmol/kg) 9,30 7,00 5,00 
Mức độ bão hoà Al (% ECEC) 0,00 20,00 50,00 
 Ghi chú: Xidan, một loại cây nhiệt đới, lá dùng để bện thừng. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_suy_thoai_va_phuc_hoi_dat_le_dinh_huy.pdf