Bài giảng Sản xuất rau an toàn - Đỗ Bích Nga
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
9- Trình bày được vai trò, tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống, nền
kinh tế xã hội.
- Vận dụng kiến thức để lựa chọn thời vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để
trồng rau an toàn có hiệu quả.
- Lựa chọn được loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, sử dụng đúng
cách cho từng thời kỳ cây trồng.
- Tổ chức sản xuất tốt, đảm bảo năng suất, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh an toàn.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1.1. Tầm quan trọng của cây rau đối với đời sống và nền kinh tế xã hội
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
- Rau là loại thực phẩm không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con
người.
- Rau chiếm vị trí quan trọng trong
dinh dưỡng của cơ thể, nó cung cấp đầy đủ
những chất dinh dưỡng cần thiết như các loại
vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, chất
thơm.
- Rau có đầy đủ các loại chất khoáng
(Các nguyên tố đa lượng: Ca, P, Fe và
nguyên tố vi lượng: Zn, Cu, Mn.) nhưng
nhiều hơn cả là Ca và Fe. Lá càng mỏng,
càng có màu xanh thẫm thì những chất này
càng nhiều.
Vỏ non và hạt của các loại đậu có chứa nhiều VTM B và chất khoáng Ca.
Trong bữa ăn hàng ngày rau còn bổ xung thêm năng lượng đáng kể dưới
dạng hợp chất hữu cơ như: Gluxit, Lipit, Prôtít. Rau kích thích tiết dịch vị làm cho
ta cảm thấy ngon miệng hơn, tăng hệ số tiêu hoá và nhuận tràng. (Khi ăn các loại
rau vào trong cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều gốc muối có tác dụng trung hoà axít trong
dạ dầy tiết ra khi tiêu hoá thức ăn).
Rau là thành phần không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của chúng
ta, mức tiêu dùng rau tối thiểu cho 1 người là 90 kg/năm.
1.1.2. Ý nghĩa kinh tế
- Rau vừa là cây thực phẩm vừa là cây lương thực có thể thay thế 1 phần
lương thực trong bữa ăn hàng ngày của con người như: khoai tây, khoai sọ, đậu
đỗ
- Rau là sản phẩm hàng hoá, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu quan trọng và có
giá trị cao. Rau ở nước ta xuất khẩu dưới nhiều dạng: Tươi, đóng hộp, bột.
10
Hình 1: Ruộng rau cải- Rau là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Rau là nguồn thu nhập lớn của nhân dân ta, đặc biệt ở những vùng xung
quanh các thành phố và khu công nghiệp tập trung.
- Rau và các sản phẩm phụ của rau còn là nguồn thức ăn quan trọng đẩy
mạnh và phát triển ngành chăn nuôi.
Một số nơi rau an toàn có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10-20% nên
đem lại thu nhập cao cho người dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và một
số cây ngắn ngày khác (một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tổng thu trung
bình từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cao đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm .).
Phần lớn giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thường chưa có sự
khác biệt nhiều và thường không ổn định, giá thường cao vào đầu và cuối vụ sản
xuất (cao gấp 1,5-2 lần) so với giá bán giữa vụ.
1.1.3. Giá trị y học
Rau cung cấp nhiều Vitamin (VTM). Mỗi loại Vitamin giữ một vai trò quan
trọng trong hoạt động sống của cơ thể:
+ VTM A làm tăng thị lực của mắt, chống mù lòa, tăng tốc độ sinh trưởng
của cơ thể, VTM A có nhiều trong ớt, cà rốt, cà chua, cần tây.
+ VTM B1 có tác dụng chống bệnh phù, chống suy nhược cơ thể, tăng cường
hoạt động của hệ tuần hoàn và thần kinh. VTM B1 có nhiều trong các loại đậu, cải
bắp, súp lơ, rau muống
+ VTM C: Có vai trò tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
Thiếu VTM C thường gây bệnh thiếu máu. VTM C có nhiều trong các loại rau
như: Su hào, cải bắp, dưa, ớt
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sản xuất rau an toàn - Đỗ Bích Nga
ăng não và các mô cơ. Xà lách cũng được cho là có dụng giúp những người mất ngủ có lại được giấc ngủ ngon vì nó có lượng chất gây ngủ letucarium. Với các bà bầu, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, xà lách cũng là một lựa chọn ưu tiên vì đây là loại rau giàu chất xơ, chất sắt và vitamin B9 (axit folic)-đều là những chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ. Beta-carotene có nhiều trong thành phần của rau xà lách nên loại rau này cũng nằm trong danh sách những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch, khớp. Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein. Ngoài tác dụng bảo vệ, cải thiện sức khỏe, xà lách được rất nhiều chị em phụ nữ chọn lựa trong làm đẹp. Những người ăn kiêng, muốn giảm cân cũng chọn xà lách. Chị em muốn có làn da sạch, sáng mịn cũng chọn xà lách để xay nhuyễn, lấy nước cốt thoa mặt mỗi ngày. Cạnh đó, xà lách còn là vị thuốc hỗ trợ phái mạnh ngăn chặn bệnh xuất tinh sớm, cải thiện tình trạng hói sớm do rụng tóc. 65 Hình 51: Giống xà lách Mỹ Tuy vậy, không phải ai cũng sử dụng được loại rau nhiều ưu điểm này. Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao, nếu ăn nhiều xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối (máu đông cục). Chỉ có một trường hợp là dùng Xà lách số lượng lớn là không được khuyến khích, đó là, đối với bệnh nhân đang dùng trị liệu chống đông máu có hàm lượng vitamin K cao thuốc đối kháng Vitamin K (như là warfarin, C19H16O4: thuốc chống đông máu). Hàm lượng vitamin K cao, có thể ảnh hưởng đến phương pháp trị liệu, có thể dẫn đến máu đông cục (chứng huyết khối) và các biến chứng liên quan. Vì vậy, cần nên lưu ý khi bạn đang dùng loại thuốc này. 3.6.2. Đặc điểm hình thái: Rau xà lách có nhiều giống khác nhau, loại xà lách cuốn và không cuốn, thuộc cây trồng ngắn ngày, lớp 2 lá mầm. - Thân thuộc loại thân thảo, dùng để ăn lá. Có loại thân ngắn như xà lách cuộn, có loại thân dài, thẳng như cây rau diếp. Có dịch trắng như sữa trong cây. - Lá có nhiều lớp, có loại xanh đậm, có loại xanh nhạt, loại màu tím, xoăn, loại cuộn có lá trong màu trắng ăn mềm ngon hơn lá ngoài. - Bộ rễ rất phát triển và phát triển nhanh. 3.6.3. Yêu cầu ngoại cảnh: - Nhiệt độ: Thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15-250C. - Ánh sáng trung bình từ 10-12 giờ/ngày rất thuận lợi để cây phát triển. - Độ ẩm đất khoảng 70-80%. - Đất: Xà lách không kén đất, thích hợp đất thoát nước tốt, pH: 5.8-6.6. 3.6.4. Giới thiệu một số giống xà lách: Ở nước ta sử dụng 2 nhóm giống chủ yếu sau: - Xà lách trứng: Lá trắng, chịu được mưa nắng, cuộn chắc. - Xà lách li ti: Lá xanh nhạt, tán lớn, ít cuộn, xốp, chịu úng. 66 Hình 52: Cây rau xà lách Hình 53: Rau xà lách Romaine Xà lách được gieo qua liếp, gieo hạt xong cần phủ một lớp đất rất mỏng hoặc rơm. Sau đó chuyển cây con ra ruộng trồng, cây con khoảng 20 ngày tuổi. - Ngoài ra có thể sử dụng một số giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt (xà lách đăm, Công ty Trang Nông, xà lách "Hai mũi tên đỏ", xà lách búp Mineto, xà lách Romain, xà lchs cuộn lá trơn, cuộn lá xoăn...) 3.6.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng xà lách 3.6.5.1. Thời vụ - Xà lách có thể trồng được quanh năm nhưng vụ Đông xuân và Xuân hè cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ Hè phải có giàn che nắng & tránh cường độ mưa lớn. Cần có hệ thống nước tưới đẩy đủ. - Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ Đông Xuân. - Xà lách li ti: Gieo từ tháng 8 đến tháng 3, trong mùa mưa cần phải che chắn. 3.6.5.2. Làm đất, bón lót, gieo hạt tạo cây con a. Chuẩn bị đất - Có thể trồng xà lách trên nhiều loại đất khác nhau, chủ động tưới tiêu. Đất cần được cày xới, phơi ải 10-15 ngày trước khi lên luống. - Nên xử lý vôi hoặc bột Dolomite, Silibore trước khi gieo trồng. Lượng bón từ 40 - 70 kg/ 1.000m2. - Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc bạt nilon để hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân. Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau xà lách trên cùng chân đất (cần luân canh với loại rau có củ hoặc có trái). - Lên luống: cao 15-20cm, rộng 90cm, rãnh 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề để dễ phủ bạt nylon và đục lỗ trồng. Bón lót: toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai mục. Bón với lượng 500 - 1.000 kg/ 1.000 m2 (hoặc phân hữu cơ chế biến với lượng 200kg-500 kg/1000m2). Phân hữu cơ + 50kg phân lân nội địa (lân nung chảy hoặc lân super) trộn đều và bón lót tr- ước khi trang bằng mặt luống. - Phủ bạt: Dùng bạt kích cỡ 90cm, kéo căng, dùng ghim tre ghim thật chặt, hoặc đắp đất cố định bạt. b. Bón phân 67 - Bón lót: Tổng lượng phân bón cho 500m2 ruộng trồng khoảng 1.000 kg phân chuồng hoai (phân heo gà đã ủ hoai), 2 kg Ure, 2 kg KCL. - Bón thúc: Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do cải xà lách rất ngắn ngày nên chia ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn. Khi tưới xong rửa lá ngay. Sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây. c. Gieo hạt tạo cây con - Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Rorval, Aliette, Benlat C, Viben C . . Ngâm hạt giống trong nước ấm 2 giờ, vớt ra để ráo, trộn với cát rắc đều. - Lượng giống gieo trồng 1 m2 là 1g. Lượng hạt giống cần dùng cho 1 ha là 0,4-0,5kg Sau khi gieo, phủ một lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, phủ một lớp rơm mỏng. Mùa khô cần tới đủ ẩm. - Phương pháp tốt nhất: Xử lý hạt giống bằng chế phẩm Comcat (C.ty Lúa Vàng) sau đó gieo trên khay xốp hoặc khay nhựa, đặt trong vườn ươm, chăm bón khi cây đạt tiêu chuẩn cây giống thì chuyển qua ruộng sản xuất. - Tiêu chuẩn cây giống để trồng: Cây gieo được 5 tuần (khoảng 30-35 ngày). có 4-5 lá thật, cây xanh, khỏe, sạch sâu bệnh, cao khoảng 8-10cm. 3.6.5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc a. Mật độ, khoảng cách - Mật độ: 16.000-17.000cây/ 500m2 (32.000-34.000 cây / 1 .000 m2). - Khoảng cách trồng thích hợp cho xà lách: cây x cây = 15-20cm; hàng cách hàng = 15-20cm. b. Kỹ thuật trồng - Khi cây có từ 2-3 lá thật, đem ra cấy, nên cấy vào lúc chiều mát. Cấy xong phun nước để cây chặt gốc. Lưu ý: Lượng cây cần dự trữ khoảng 10% với cây nhổ để cấy lại & và dự trữ khoảng 2 % với cây trồng trong khay để trồng dặm nhằm bảo đảm mật độ. Trồng dặm: tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay sau trồng khoảng 2-3ngày cho những cây chết, bị bệnh. Dặm vào lúc chiều mát, dặm xong phải tới nước ngay. c. Bón phân: Tổng lượng phân cho 1 ha: Phân chuồng hoai 10-15 tấn, hoặc phân hữu cơ chế biến bón với lượng = 2.000-5.000kg; Lân nội địa: 300kg; đạm Ure:50-55kg; Kali clorua: 50kg; Bánh dầu (nếu có): 30kg. 68 Hình 54: Mật độ trồng rau xà lách Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoặc phân hữu cơ + 100 % phân lân . - Bón thúc: 2 lần + Lần l: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7-10 ngày): Bón 50% phân đạm Ure, 50% phân kali. + Lần 2: Khi cây bắt đầu trải lá ( sau trồng 20-25 ngày): Bón 50% phân đạm Ure, 50% phân kali. Chú ý: Tùy tình hình sinh trưởng của cây có thể tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp và sử dụng thêm phân bón lá NPK(30-10-10), Komix phun cho cây 2 đợt giữa 2 lần bón thúc. Tuyệt đối ngừng sử dụng phân bón trước khi thu hoạch 8-10 ngày d. Phòng trừ sâu, bệnh hại rau xà lách * Sâu hại + Sâu ăn tạp: - Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn trồng, cày lật đất phơi và xử lý thuốc trừ sâu, thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, bệnh, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. + Sâu xanh: - Gây hại từ khi cây con đến khi thu hoạch. - Hiện nay Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ sâu xanh trên cây xà lách. Vì vậy có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ sâu xanh trên cây họ thập tự như: Abamectin ( Agromectin 1.8 EC, Binhtox 1.8 EC, BP Dygan 1.8 EC). Trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. + Sên, nhớt: - Gây hại cả giai đoạn cây con và cây lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và mẫu mã sản phẩm lây lan mầm bệnh. - Biện pháp phòng trừ: rải Helix 10% liều lượng 1kg/1.000m2trộn với 1kg cám gạo rang, chất tạo mùi thơm như vani rải từng nhúm nhỏ xuống rãnh khoảng cách từ 1-1,5m. * Bệnh hại + Bệnh thối nhũn vi khuẩn: Cách phòng trừ bệnh thối nhũn: Sử dụng thuốc Streptomycin sulfate (Goldnova 200WP); Trichoderma spp 106 cfu/ml + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC). + Bệnh chết rạp cây con: Triệu chứng: Lá nhăn, teo, các rễ con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối 69 Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại Trichoderma 40-60 kg/ha bổ sung sớm vào đất để tăng sức cạnh tranh. Hạn chế tưới vào buổi chiều tránh độ ẩm đất quá cao, luân canh cây trồng và dọn sạch tàn dư thực vật. Sử dụng thuốc Trichoderma spp 106 cfu/ml + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC). * Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau tại Việt Nam. đ. Thu hoạch và bảo quản - Thu hoạch: Thu hoạch đúng thời gian và mùa vụ. Sau khi cấy ra ruộng trồng từ 35-40 ngày có thể thu hoạch, không để quá già làm giảm chất lượng sản phẩm, khi thu dùng dao cắt sát gốc. Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây xà lách và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) đều trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại bằng nước sạch. Cắt tỉa là già, lá có biểu hiện sâu, đóng gói theo yêu cầu khách hàng. - Bảo quản: Bảo quản cẩn thận, tránh để sản phẩm bị dập nát và bụi bặm bám vào, nên đóng gói trước khi vận chuyển, phải đảm bảo tươi, sạch khi đưa ra tiêu thụ. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng bắp cải. Câu 2 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng su hào. Câu 3 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng đậu cô ve leo. Câu 4 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng cà chua. Câu 5 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng dưa chuột. Câu 6 : Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng rau xà lách. III. THỰC HÀNH BÀI 3: TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU AN TOÀN 1. Địa điểm thực hiện: Tại vườn đồi, trang trại, mô hình kinh tế hộ 2. Thời gian thực hiện: 9 giờ. 3. Điều kiện thực hiện - Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật trồng một số loài rau an toàn. 70 - Đã chuẩn bị địa điểm thực hành, dụng cụ lao động (xẻng, cuốc, bình bơm, xô, chậu), quần áo bảo hộ lao động (khẩu trang, gang tay, ủng, áo mưa), vật tư như: Cây giống, hạt giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) các loại. 4. Trình tự thực hiện TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI RAU AN TOÀN TT Nội dung Dụng cụ,vật tư Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Xác định thời vụ Tùy từng loại rau mà xác định thời vụ cho thích hợp, thường có 4 vụ rau chính gối nhau trong năm: - Vụ đông - xuân: Trồng từ tháng 12-3. - Vụ xuân - hè.: Trồng từ tháng 3- 6. - Vụ hè - thu: Trồng từ tháng 6-9. - Vụ thu - đông: Trồng từ tháng 9- 12. 2 Bước 2: Chọn đất và làm đất Cuốc, xẻng, cày, bừa Quan sát lựa chọn đất trồng và có thể dùng cày, bừa, cuốc, xẻng làm đất - Chọn loại đất phù sa, thoát nước tốt, có nhiều mùn. - Trước khi lên luống phải cày, bừa kỹ, làm đất tơi, xốp, sạch cỏ. - Xử lý đất bằng vôi bột (500 kg/ha), Benlate (20 kg/ha), Basudin, Vibasu 10H (15-20 kg/ha), thuốc chống kiến, mối... 3 Bước 3: Xác định mật độ, khoảng cách Thước dây Đo, đánh dấu để xác định mật độ, khoảng cách - Tùy từng loại rau mà xác định lượng cây trồng, giống gieo phù hợp trên diện tích đất cụ thể. - Mật độ, khoảng cách gieo, trồng tùy vào qui trình kỹ thuật, trọng lượng 1000 hạt của giống mà gieo trồng cho phù hợp: Ví dụ: - Trồng bắp cải: 40x60cm. - Trồng su hào: 30x40cm. 71 - Gieo đậu cô ve leo: 20x25cm. - Trồng dưa chuột: 90x35-40cm. - Trồng cà chua: 60-70x30-45cm. - Trồng xà lách: 15x18-20cm. 4 4 Bước 4: Bón lót phân - Cuốc, xẻng, xô, chậu. - BHLĐ. - Các loại phân bón lót Dùng cuốc, xẻng trộn các loại phân với đất, sau đó lấp đất kín phân. - Tùy từng loại cây, hạt giống gieo, diện tích đất mà xác định lượng phân bón lót cho phù hợp. Thường bón lót: Phân chuồng hoai mục 1,5-2,0kg/m2, Supelan, vi sinh 0,1-0,3kg/m2. Chú ý: Không để hạt giống, cây giống tiếp xúc trực tiếp với phân bón lót. 5 Bước 5: Cách gieo, trồng Cuốc, xén, rơm rác, cây giống. - Dùng tay gieo hạt. - Dùng cuốc, xén moi giữa tâm hốc, đặt cây và lấp đất. - Đối với đậu cô ve leo: Gieo thẳng, mỗi hốc gieo 1-2 hạt, gieo sâu 2-3cm rồi lấp kín đất. - Đối với rau bắp cải, su hào, dưa chuột, cà chua, xà lách trồng bằng cây giống. Dùng cuốc, xén moi giữa tâm hốc, đặt cây giống và lấp đất, ấn nhẹ cho cây thẳng đứng. 6 Bước 6: Chăm sóc, thu hoạch Ô doa, nước sạch, dao, kéo, bình bơm, BHLĐ, phân bón Tưới nước, tủ gốc, cắt tỉa, bón phân, phun thuốc. - Tưới nước giữ ẩm. - Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm, tỉa lá. - Bón thúc 2-4 đợt tùy giống. - Phòng trừ sâu bệnh. - Thu hoạch, bảo quản. 5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành trồng rau, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc (Chủ biên) - “ Giáo trình kỹ thuật trồng rau” (Dùng cho các trường THCN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - NXB 72 Hà Nội, 2005. 2. PTS. Mai Thị Phương Anh - “Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp” - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1997. 3. PGS.TS. Trần Khắc Thi – ThS. Phạm Mỹ Linh - “Rau an toàn cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác” - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2007. 4. Trần Khắc Thi - Trần Ngọc Hùng - “Kỹ thuật trồng rau sạch (rau an toàn) - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2004. 5. Mai Thị Phương Anh (Chủ biên), Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi - " Rau và trồng rau". (Giáo trình cao học nông nghiệp) - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1996. 6. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi - "Sổ tay người trồng rau" - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1997. 7. TS. Nguyễn Xuân Thành – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia – Viện nghiên cứu rau quả) - " Sâu hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ" - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2005. 8. ThS. Bùi Bảo Hoàn - TS. Đào Thanh Vân - "Giáo trình cây rau" - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Nông lâm - Bộ môn Rau - Quả - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2000. 9. PGS.TS. Trần Khắc Thi - ThS. Tô Thị Thu Hà - KS. Lê Thị Tình - ThS. Nguyễn Thu Hiền - ThS. Phạm Mỹ Linh - "Rau ăn lá và hoa - Trồng rau an toàn, năng suất, chất lượng cao" - NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 73
File đính kèm:
- bai_giang_san_xuat_rau_an_toan_do_bich_nga.pdf