Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng

Yêu cầu với sinh viên

Sinh viên tham gia rèn nghề tại cơ sở với các nội dung thực hành, rèn nghề được giao theo buổi với sự hướng dẫn trực tiếp của Giảng viên.

Cuối đợt rèn nghề, sinh viên nộp bài thu hoạch lại để làm căn cứ đánh giá điểm.

Yêu cầu về đạo đức: Sinh viên đến học cần ăn mặc gọn gàng, có thái độ tôn trọng, lễ phép và cư sử đúng mực với thầy cô và bạn học. Tuân thủ việc sử dụng bảo hộ lao động khi vào trại, Không sử dụng điện thoại và nói chuyện riêng trong khi thực hiện công việc tại trại.

 

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 1

Trang 1

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 2

Trang 2

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 3

Trang 3

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 4

Trang 4

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 5

Trang 5

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 6

Trang 6

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 7

Trang 7

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 8

Trang 8

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 9

Trang 9

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 74 trang xuanhieu 5340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng

Bài giảng Rèn nghề chăn nuôi 1 - Phạm Kim Đăng
ng mực với thầy cô và bạn học. Tuân thủ việc sử dụng bảo hộ lao động khi vào trại, Không sử dụng điện thoại và nói chuyện riêng trong khi thực hiện công việc tại trại. 
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
Yêu cầu với cơ sở vật chất 
Quy mô trại : Trại chăn nuôi lợn hỗn hợp bao gồm lợn đực, lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ, lợn hậu bị và lợn thịt. Các loại thức ăn chăn nuôi, một số loại thuốc thú y, vaccine thông dụng, bộ dụng cụ thú y. 
Hình thức trại: Trại kín có quạt hút, giàn phun nước, hệ thống khử trùng, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống xử lý chất thải biogas. Có sân tập trung sinh viên bên ngoài trại. 
Trang bị bảo hộ: Có ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động . 
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
Nội dung: 
Thực hành qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn đực giống; Lợn nái sinh sản ở các giai đoạn; Lợn con từ sơ sinh đến cai sữa và lợn thịt; 
Thực hành kỹ thuật phối giống; Qui trình vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng dịch bệnh; Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở lợn. 
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
Cách đánh giá và cho điểm 
Chấm điểm theo thang điểm: 10, điểm cuối kì là điểm trung bình cộng của những điểm thành phần sau: 
Điểm chuyên cần (đi đúng giờ, nghiêm túc trong quá trình rèn nghề): 40 % 
Điểm bài thu hoạch: 60 % 
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 1 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giới thiệu các giống lợn đang nuôi trên thị trường và hiện tại có trong trại 
Giới thiệu quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn đực, lợn con (theo mẹ), lợn choai (sau cai sữa =>2 tháng tuổi), lợn thịt (sau 2 tháng tuổi đến xuất chuồng ) 
Thực hành cho lợn ăn, dọn chuồng 
Dọn vệ sinh môi trường 
- Thức ăn, dụng cụ cho ăn, dọn vệ sinh, dụng cụ làm vườn 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 2 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giới thiệu các loại thức ăn lợn nái, đực, con, thịt (các giai đoạn) trong đó giới thiệu về nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn, các thông số trên vỏ bao (tên sản phẩm, nhà sản xuất, hạn sử dụng, chứng nhận TCCL) và cách cho ăn 
Thực hành cho lợn ăn, dọn chuồng 
Thực hành ghi chép và phân tích mác thức ăn 
Giới thiệu và hướng dẫn thao tác can thiệp lợn đẻ, phối giống, thiến hoặc chữa bệnh cho lợn nếu có 
Dọn vệ sinh môi trường tôn tạo cảnh quan 
- Các loại vỏ bao thức ăn. 
- Dụng cụ cho ăn, dọn vệ sinh, làm vườn. 
- Dụng cụ đỡ đẻ, phối, thiến hoặc điều trị nếu có 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 3 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giới thiệu kết cấu, bố trí và thiết kế chuồng trại chăn nuôi (chuồng đực, nái chửa, nuôi con, cai sữa, thịt), nêu rõ tính đặc thù và lưu ý cho từng loại chuồng trại. 
Thực hành đo vẽ chuồng trại (toàn trại, bố trí các khu vực và các kiểu chuồng trại cho từng giai đoạn) 
Thực hành cho lợn ăn, dọn chuồng 
Dọn vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan 
Các loại chuồng trại, thước đo 5m, 20m 
Dụng cụ cho ăn, dọn vệ sinh, làm vườn 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 4 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giới thiệu về nguyên tắc An toàn sinh học trong chăn nuôi và những lưu ý trong công tác bố trí, thiết kế khu vực chăn nuôi an toàn sinh học 
Thực hành quan sát khu Giống LCLC và so sánh với khu trại thực tập thí nghiệm 
Thực hành cho lợn ăn, dọn chuồng 
Dọn vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan 
Sơ đồ bố trí khu chăn nuôi theo các cấp độ ATSH, cách ly dịch bệnh. 
Dụng cụ cho ăn, dọn vệ sinh, làm vườn 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 5 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giới thiệu về thuốc khử trùng, phương pháp sử dụng thuốc khử trùng trong chăn nuôi 
Thực hành pha, phun thuốc khử trùng 
Thực hành cho lợn ăn, dọn chuồng 
Dọn vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan 
Thuốc khử trùng, bình phun, khu vực phun (1 ô chuồng trống hoặc 1 diện tích trống khoảng 10 m2). 
Dụng cụ cho ăn, dọn vệ sinh, làm vườn. 
NỘI DUNG CHI TIẾT 
NỘI DUNG CÔNG VIỆC 
Buổi 6 
DỤNG CỤ CHUẨN BỊ 
Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn làm bài nghiệm thu môn học, 
Viết báo cáo thu hoạch 
KIẾN THỨC TRANG BỊ 
Các giống lợn nội 
Lợn móng cái (lợn pha) 
Ưu điểm: 
Chịu đựng được kham khổ 
Dễ nuôi 
Chống chịu với bệnh tật tốt 
Nhược điểm: 
Chậm lớn 
Tốn nhiều thức ăn (FCR cao) 
Tỷ lệ nạc thấp (36 – 43%) 
Mục đính nuôi : làm nái nền để nhân giống lợn lai. 
CHỌN GIỐNG LỢN 
Lợn Mường khương 
Các giống lợn nội 
Lợn Ba xuyên 
Lợn Sóc 
Các giống lợn nội 
Lợn H’mông 
Các giống lợn ngoại 
Ưu điểm 
Có tầm vóc lớn (200 – 300 kg/con) 
Lớn nhanh (5 – 6 tháng đạt 90 – 100 kg) 
Tiêu tốn thức ăn (FCR) ít (2,6 – 3 kg/ngày) 
Tỷ lệ nạc cao (53 – 58%) 
Nhược điểm 
Đòi hỏi cao về chất lượng thức ăn 
Chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh khó 
Lợn Hamshire – Mỹ 
Các giống lợn ngoại 
Lợn Landrate (Đan mạch) 
Lợn Yorkshire (Anh) 
Lợn Duroc (lợn bò) (Mỹ) 
Các giống lợn ngoại 
Lợn Pietrain (Bỉ) 
Các giống lợn lai 
	Phương pháp lai cải tạo giống 
Các giống lợn lai 
Các giống lợn lai ngoại (mô hình CP) 
Giống ông bà 
Pietrain 
Duroc 
Landrate 
Yorkshire 
Giống bố mẹ 
PiDu 
LY 
Thương phẩm 
PDLY 
Các giống lợn lai nội (mô hình chăn nuôi hộ gia đình) 
Đực ngoại (1 hoặc 2 dòng) 
Nái nội 
F1 
F2 
MC 
L-MC, Y-MC,  
P-L-MC, D-Y-MC,  
Các tiêu chuẩn chọn lợn thịt 
Thưa lông, mượt da. 
Lợn nhanh nhẹn, Không bị dị tật (què, úng, ghẻ), không có biểu hiện bệnh (ho, đi ỉa, sốt) 
Mông, vai, ngực nở nang, đầu, bụng thon gọn (trường lợn) 
Vú thưa, đều, lợn đực đã thiến. 
Các con trong cùng một đàn tương đối đều nhau. 
Trọng lượng khoảng từ 15 – 25 kg (không nhỏ quá, không to quá). Nên bắt những con to trong đàn. 
Đã được tiêm phòng các bệnh nguy hiểm (dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng) 
Nguyên tắc: 
	Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và dễ dàng trong quản lý. 
NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI 
Yêu cầu: 
Có mái che. 
Có tường bao, 
nền bê tông, 
có máng ăn, 
có núm uống tự động, có bể tắm, 
có hố xử lý phân. Mỗi chuồng nuôi ít nhất được khoảng 1 ổ (10 – 15 con) 
Vị trí: Cao ráo, thoáng mát, Xa nhà ở, 
thuận lợi giao thông, thuận lợi quản lý và chăm sóc 
Hướng chuồng: Đông Nam hoặc Nam, xây ở phía cuối hướng gió 
Diện tích: 
Chuồng lợn thịt: 
1 đến 1,2 mét vuông 1 con. 1 chuồng nuôi rộng khoảng 12 – 15 mét vuông 
Chuồng nái. 
6 – 8 mét vuông 1 con và nên có ô úm, có sân chơi cho lợn con riêng. 
Mặt bằng và kết cấu chuồng lợn thịt 
Chuồng lợn nhìn thẳng 
Chuồng lợn nhìn đứng 
 Chống nóng. 
Lợp bằng lá hoặc trồng cây leo lên mái hoặc trồng cây bóng mát xung quanh, hoặc làm hệ thống vòi phun nước lên mái. 
Chuồng nuôi lợn công nghiệp 
Một số kiểu chuồng thực tế 
Các nhóm thức ăn (4 nhóm) 
Thức ăn giàu năng lượng 
Thức ăn giàu đạm 
Thức ăn giàu khoáng chất 
Thức ăn giàu vitamin 
SỬ DỤNG THỨC ĂN 
Ưu, nhược điểm của các phương pháp sử dụng thức ăn 
Các loại TA 
Ưu điểm 
Nhược điểm 
Thức ăn hỗn hợp dạng viên 
- Tiện, dễ sử dụng, bảo quản và vận chuyển 
Đắt, chất lượng tùy thuộc CTy 
Thức ăn tự phối trộn 
Tận dụng, dễ làm 
Chất lượng tùy thuộc công thức, cách làm 
Thức ăn nấu chín 
Tận dụng, dễ làm, dễ tiêu hóa 
Chất lượng tùy thuộc cách nấu, vất vả, 
Thức ăn lên men đồng bộ 
Tận dụng, dễ làm, chất lượng TA ổn định, tiêu hóa tốt, tăng trọng nhanh, chi phí thấp, sản phẩm thịt tốt 
Mất công trộn, ủ, lên men 
Cách dự trữ thức ăn 
Thức ăn khô (đậm đặc, ngô, sắn)nên được dự trữ trong nhà cho khoảng 1 tuần ăn của lợn. 
Rau xanh nên có ruộng trồng để chủ động thu hái) 
Dùng nhiệt để nấu chín thức ăn cho ăn. 
Dùng men ủ bột ngũ cốc để lên men ngũ cốc rồi trộn với đạm dễ tiêu cho ăn. 
Phối trộn ngũ cốc và đạm cho ăn. 
Cách chế biến thức ăn 
Tiêu chuẩn ăn cho 1 ngày cho các giai đoạn lợn theo lý thuyết 
Trọng lượng lợn hơi (kg) 
Lượng thức ăn cho ăn/ ngày (kg) 
5 – 10 
0,5 
10 – 20 
1 
20 – 40 
1,6 
40 – 60 
2,2 
60 – 80 
2,6 
80 – 120 
3,1 
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG LỢN 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Giai đoạn lợn con sơ sinh và theo mẹ: 
Cắt nanh, cắt rốn cho lợn con mới đẻ ra, 
Cho lợn bú ngay khi đẻ ra. 
Giữ ấm cho lợn. 
Giữ khô ráo cho lợn. 
Trán ồn ào. 
Tiêm sắt vào ngày tuổi thứ 3 và ngày tuổi thứ 7. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Cho tập ăn sớm vào lúc 10 - 14 ngày tuổi. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Thiến lợn đực vào lúc 10 – 14 ngày tuổi. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Cai sữa sớm lợn con 
Cai sữa lúc lợn được 25 - 45 ngày tuổi hoặc khi lợn con đạt trọng lượng trung bình khoảng từ 5 – 7 kg. 
Kinh nghiệm: Dùng chế phẩm đạm sữa pha hơi đặc rồi bôi vào bầu vú lợn mẹ khi con non bú để lợn con làm quen với mùi vị sau đó trộn đạm sữa với cám tập ăn cho lợn làm quen bắt đầu từ lúc 15 – 20 ngày tuổi với lượng rất ít. Tăng dần lượng thức ăn khi lợn con đã ăn quen. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Giai đoạn sau cai sữa 
Giữ ấm, sạch sẽ cho lợn, cho uống nước đầy đủ 
Cho ăn thức ăn ngon, dễ tiêu và giàu đạm (tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp tập ăn cho lợn con bán trên thị trường hoặc dùng tấm nghiền nhỏ + bột ngô rồi ủ lên men bằng men ủ ngũ cốc sau đó trộn với 20% FH898). 
Tiêm phòng theo quy trình. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Mua con giống, nhập đàn 
Con giống phải được mua ở cơ sở tin cậy và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh quan trọng (dịch tả lợn, PTH, THT) 
Khi mua về cần cho nghỉ ngơi và uống nước điện giải để con vật lấy lại sức rồi mới dùng thức ăn ngon, dễ tiêu cho ăn nhẹ trong ngày đầu tiên. 
Nhốt riêng ít nhất 1 tuần để theo dõi bệnh tật. Nếu con vật khỏe mạnh mới cho nhập đàn 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Vận chuyển lợn con 
Vận chuyển lợn đói (không cho ăn no trước khi vận chuyển) 
Phải có dụng cụ vận chuyển (lồng, xe) và tránh mưa, nắng 
Thả lợn vào chuồng cách ly rộng rãi ngay sau khi mang về để lợn tự do vận động. 
Không cho lợn uống nước ngay, để nghỉ sau ít nhất 1 giờ. 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con 
Thức ăn: 
Thức ăn cũng cần phải sạch sẽ và đầy đủ dinh dưỡng 
Lợn càng nhỏ thì càng yêu cầu cần nhiều đạm và khoáng chất để phát triển cơ, xương => thức ăn phải tốt, độ đạm phù hợp và dễ tiêu. 
Lợn càng lớn thì càng cần nhiều năng lượng để tăng khối lượng cơ thể=> dùng nhiều ngô, cám, giảm bớt tỷ lệ đạm (đậm đặc, ếch, nhái, ốc sên) 
Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn choai 
Tiêu chuẩn ăn lý thuyết cho lợn thịt ở các giai đoạn (theo NRC) 
Trọng lượng lợn hơi (kg) 
Lượng thức ăn cho ăn/ ngày (kg) 
5 – 10 
0,5 
10 – 20 
1 
20 – 40 
1,6 
40 – 60 
2,2 
60 – 80 
2,6 
80 – 120 
3,1 
Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ 
Dọn vệ sinh thường xuyên. 
Có nơi tập chung xử lý phân. 
Có hố khử trùng trước cửa trại lợn. 
Phun khử trùng chuồng trại định kỳ 1 – 2 tuần 1 lần khi không có dịch bệnh, 1 – 2 lần 1 tuần khi có dịch sảy ra. 
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng 
Tiêm phòng, tẩy giun và điều trị bệnh 
Tẩy giun định kỳ 1 năm 2 lần 
Tiêm phòng đúng quy trình, đúng liều lượng và vaccine phải tốt. 
Điều trị bệnh . Nguyên tắc điều trị phải sớm, đúng thuốc, đúng liệu trình, triệt để. Kết hợp dùng các thuốc chữa triệu chứng, kháng viêm, giảm đau và tăng sức đề kháng để làm giảm nhanh quá trình mắc bệnh 
Quy trình phòng bệnh cho lợn 
Lứa tuổi 
(ngày) 
Bệnh phòng 
Thuốc, Vacxin 
Cách dùng 
(mới đẻ) 
Phân trắng 
Kháng thể Ecoli hoặc thuốc nhỏ phân trắng 
Cho uống 
3 
Thiếu sắt lần 1 
Fedextran 
Tiêm bắp 
7 (+4) 
Thiếu sắt lần 2 
Fedextran 
Tiêm bắp 
21 (+14) 
Dịch tả lợn lần 1 
Phó thương hàn lần 1 
Suyễn lần 1 
Dịch tả lợn nhược độc 
Phó thương hàn vô hoạt 
Mycoplasma vô hoạt 
Tiêm dưới da. 
Tiêm dưới da. 
Tiêm bắp 
35 (+14) 
Dịch tả lợn lần 2. 
Phó thương hàn lần 2 
Dịch tả lợn nhược độc 
Phó thương hàn vô hoạt 
Tiêm dưới da. 
Tiêm dưới da. 
49 (+14) 
Tụ huyết trùng lần 1 
Suyễn lần 2 
Tụ huyết trùng vô hoạt 
Mycoplasma vô hoạt 
Tiêm dưới da. 
Tiêm bắp 
63 (+14) 
Tụ huyết trùng lần 2 + 
Đóng dấu (Tụ dấu) 
Tụ huyết trùng vô hoạt hoặc Tụ dấu. 
Tiêm dưới da cổ 
50 - 60 
Tẩy giun 
Thuốc tẩy giun 
Cho ăn hoặc tiêm 
Tẩy giun định kỳ cho lợn 1 năm 2 lần nếu nuôi làm nái. Tẩy vào lúc sau khi cai sữa con, trước khi phối giống. 
Phát hiện và điều trị bệnh 
	Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, ngay khi có triệu chứng (bỏ ăn, chán ăn, ho, thở khó, ỉa chảy, sốt), không để lợn ốm quá nặng mới điều trị. 
	Nhốt riêng những con ốm nếu có thể, tránh lây sang cả đàn, sau khi khỏi 1 tuần mới nhập đàn. 
AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂ NUÔI 
I. Định nghĩa. 
	Là các biện pháp nhằm ngăn chặn tối đa sự tiếp xúc giữa động vật cảm thụ và mầm bệnh 
II. Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học khi chưa có dịch xảy ra 
Phương pháp chăn nuôi tốt 
Điều kiện chăn nuôi 
Môi trường chăn nuôi 
Kiểm soát mầm bệnh 
1. Phương pháp chăn nuôi tốt 
Cung cấp đầy đủ nước sạch để uống và vệ sinh. 
Cho ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, phù hợp và có chất lượng tốt 
Mật độ nuôi hợp lý 
Phòng bệnh và tẩy giun sán định kỳ 
2. Điều kiện chăn nuôi 
3. Môi trường chăn nuôi 
Gà vịt được nuôi nhốt trong hàng rào được bảo vệ 
58 
Môi trường chăn nuôi tốt 
Môi trường chăn nuôi không tốt 
4. Kiểm soát mầm bệnh 
Khi chăm sóc cần quan 
 sát những con có biểu hiện ốm 
Nhốt cách ly những con 
có biểu hiện ốm 
60 
Dụng cụ, phương tiện chăn nuôi 
Có dụng cụ, phương tiện chăn nuôi chuyên biệt. 
61 
 Không thả rông chó, mèo vào trong khu chăn nuôi 
 Ngăn chặn động vật hoang, chuột, bọ, kiến, gián, muỗi vào trại chăn nuôi. 
Diệt chuột thường xuyên. 
Làm lưới chắn côn trùng 
Ngăn chặn, tiêu diệt chim, thú hoang vào trại 
Kiểm soát động vật và các loại côn trùng. 
62 
Xe đạp, xe máy trước khi vào sân trang trại phải được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng. 
Kiểm soát dụng cụ chuyên trở 
63 
Kiểm soát gia súc, gia cầm mới mua 
Động vật mới mua 
Nhốt cách ly it nhất 2 
 tuần và theo dõi hàng ngày 
Nếu sau 2 tuần vẫn 
thấy khoẻ mạnh thì 
có thể nhốt nhốt chung 
Tiêu độc khử trùng 
Trước cửa trại có hố sát trùng hoặc buồng sát trùng. 
Khử trùng định kỳ: 1 tuần 1 – 2 lần trong trại 
Khử trùng định kỳ: 3 – 4 tuần 1 lần xung quanh trại. 
III. Các biện pháp hạn chế tối đa mầm bệnh khi có dịch xảy ra 
66 
Nhốt gia cầm 
trong hàng rào 
 được bảo vệ 
Nhốt gia cầm 
trong chuồng 
Nuôi nhốt cách ly hoàn toàn 
67 
Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thường xuyên 
Tiêu độc khử trùng chuồng trại tốt 
Xử lý phân rác, chất độn, chất thải 
Không mua bán, nhập thêm động vật 
Ngăn chặn cơ giới 
Không cho người và phương tiện lạ vào chuồng trại mà không có bảo hộ và tẩy trùng kỹ. 
Tuyên truyền, giáo dục 
Thông báo và xử lý kịp thời, đúng cách 
Phương pháp chôn gia súc, gia cầm bệnh 
- Vị trí hố chôn phải cách nhà dân ít nhất 100m, cách xa sông ít nhất 50m và mực nước ngầm ít nhất 5m. 
- Hố chôn phải có thể tích ít nhất 1m 3 , có chiều sâu ít nhất 1,5m; 
- Lớp vôi bột rắc đáy hố ít nhất 5cm, đồng thời rắc đều trên thành hố; sau đó phủ lên thành và đáy hố tấm nhựa chống thấm rồi tiếp tục rắc vôi lên tấm lót. 
- Phải cắm thẳng ống thông hơi dài ít nhất 1m xuống hố, với số lượng 1ống/1,2m bề mặt. 
- Đất đắp hố phải cao hơn mặt đất, tránh nước mưa chảy vào, đồng thời phải phủ lên lớp đất mặt rơm rạ, dừa khô. 
- Sau khi hoàn thành việc chôn súc vật, phải theo dõi độ sụt lún và che bạt lên hố khi trời mưa, nhằm tránh nước chảy vào. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ren_nghe_chan_nuoi_1_pham_kim_dang.pptx