Bài giảng quy hoạch sử dụng đất (Phần 1) - Nguyễn Thị Hải
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất
mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên
ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật
vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai.
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động
của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn
tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ
đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.
Về mặt thuật ngữ khoa học “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định.
Theo các nhà khoa học thì đất tương đương với từ "Soil" trong tiếng Anh có nghĩa
trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn đất đai tương đương
với từ "Land" trong tiếng Anh có ý nghĩa về phạm vi không gian của đất hay có thể hiểu là
lãnh thổ.
Giả thuyết Trái đất được hình thành như thế nào và có từ bao giờ cũng là vấn đề con
người đã từng dày công nghiên cứu. Sự sống xuất hiện trên Trái đất và tác động vào nó là một
quá trình tiến hóa không ngừng. Theo nghĩa hẹp hơn, từ khi có sự xuất hiện của con người,
con người cùng với sự tiến hóa của mình cũng không ngừng tác động vào đất (chủ yếu là lớp
vỏ địa lý) và làm thay đổi nó một cách nhất định. Theo tiến trình này, con người cũng nhận
thức về đất đai một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả sự kết
hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”; hoặc: “Một vạt đất là một
diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất. Xét về mặt địa lý, có những đặc tính tương đối ổn định
hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ có thể dựa đoán được của sinh quyển theo chiều
thẳng đứng phía trên và phía dưới của phần mặt đất này. Nó bao gồm các đặc tính của phần
không khí, thổ nhưỡng địa chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các
hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó có ảnh
hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai” (Brink man và Smyth, 1976).
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh
thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước,
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ
và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa.)”
(Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí
hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài
nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa
to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng quy hoạch sử dụng đất (Phần 1) - Nguyễn Thị Hải
định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đã được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện bằng ngân sách nhà nước; có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án còn lại; c) Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã có chủ trương bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất. 8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất. 9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định. 15. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai 1. Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 2. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 3. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 4. Đánh giá, nghiệm thu. 3.3.4. Trình tự, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh 3.3.4.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh bao gồm: - Định hướng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. - Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh trong kỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. - Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. - Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh. 3.3.4.2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh - Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 105 - Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong thời kỳ kế hoạch 05 năm và cụ thể đến từng năm. - Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong thời kỳ kế hoạch 05 năm. - Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh 3.3.4.3. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu 1. Thu thập các thông tin, tài liệu: a) Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước; b) Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; c) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được. 2. Điều tra, khảo sát thực địa: a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa; b) Điều tra, khảo sát thực địa; c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa. 3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu. 4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu. 5. Hội thảo thống nhất về các thông tin, tài liệu điều tra. 6. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước. 1. Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường: a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường; b) Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; c) Đánh giá chung. 2. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quản lý nhà nước về đất quốc phòng, đất an ninh. 3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh theo chu kỳ 10 năm. 4. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước: a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; b) Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân; c) Bài học kinh nghiệm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 106 5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề, các bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ. 6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 7. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh 1. Xác định định hướng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh: a) Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. b) Xây dựng quan điểm sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. c) Xác định định hướng sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh đến từng vùng kinh tế - xã hội. 2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh: a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch. b) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh cho từng mục đích sử dụng quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai trong kỳ quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. c) Cân đối và phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất quốc phòng, đất an ninhđến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội. d) Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. 3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh đến kinh tế, xã hội, môi trường. 4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh: a) Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng 05 năm theo phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. b) Cân đối, phân bổ quỹ đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh cho từng kỳ kế hoạch 05 năm. 5. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 6. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. 8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 9. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 4. Lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu 1. Xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch. 2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu: a) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch đã được phân cho kế hoahcj sử dụng đất kỳ đầu cụ thể đến từng năm và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 107 b) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch và phân bổ đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. c) Xác định diện tích các loại đất chuyển sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch và phân bổ đến từng vùng kinh tế - xã hội, từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. d) Xác định danh mục công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh để thực hiện trong kỳ kế hoạch cụ thể đến từng năm; đ) Xác định các giải thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 3. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 4. Xây dựng báo cáo chuyên đề. 5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 6. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan 1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp. 2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ. 3. Hội thảo. 4. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ sau hội thảo. 5. Lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 6. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 7. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 8. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 6. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh 1. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh sau thẩm định. 2. Trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 3. Đánh giá, nghiệm thu. 4. Giao nộp sản phẩm Dự án. 3.3.4.4. Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ cuối Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước 1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 108 a) Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh, biến động sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước. b) Điều tra, khảo sát thực địa. 2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu; lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu. 3. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường: a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường; b) Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội. 4. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh: a) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. b) Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 5. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước. 6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. 7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo sau hội thảo. 8. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 2. Lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ cuối 1. Xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch. 2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ cuối: a) Xác định khu vực, diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch đã được phân bổ cho kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cụ thể đến từng năm và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội. b) Xác định cụ thể vị trí, diện tích đất quốc phòng, đất an ninh bàn giao lại cho địa phương quản lý trong kỳ kế hoạch và phân bổ đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. c) Xác định diện tích các loại đất chuyển sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh trong kỳ kế hoạch và phân bổ đến từng vùng kinh tế - xã hội, từng đơn vị hành chính cấp tỉnh; d) Xác định danh mục công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh để thực hiện trong kỳ kế hoạch cụ thể đến từng năm. đ) Xác định các giải thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 3. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 4. Xây dựng báo cáo chuyên đề. 5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo. 6. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 3. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan 1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp. 2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 109 3. Hội thảo. 4. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ sau hội thảo. 5. Lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 6. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 7. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 8. Đánh giá, nghiệm thu. Bước 4. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ cuối 1. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh sau thẩm định. 2. Trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh. 3. Đánh giá, nghiệm thu. 4. Giao nộp sản phẩm Dự án. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. Hãy trình bày nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia? 2. Hãy trình bày trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng cấp quốc gia? 3. Hãy trình bày nội dung của phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh? 4. Hãy trình bày trình tự lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh? 5. Hãy trình bày trình tự lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp tỉnh? 6. Hãy trình bày nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện? 7. Hãy trình bày trình tự lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện? 8. Hãy trình bày trình tự lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện? 9. Hãy trình bày nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh? 10. Hãy trình bày trình tự lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh? PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
File đính kèm:
- bai_giang_quy_hoach_su_dung_dat_phan_1_nguyen_thi_hai.pdf