Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý

1.1. Một số vấn đề chung trong quản lý hành chính về đất đai

1.1.1. Quản lý hành chính

1.1.1.1. Một số khái niệm

a. Quản lý nhà nước

Nhà nước là một trong những phát minh vĩ đại của con người được tạo ra nhằm quản lý xã

hội theo một trật tự chung thống nhất. Một trong những chức năng cơ bản, quan trọng nhất của

nhà nước là chức năng quản lý xã hội hay còn được gọi là chức năng quản lý nhà nước.

Có khá nhiều định nghĩa về quản lý nhà nước:

Theo từ điển Luật học của nhà xuất bản tư pháp năm 2006 Quản lý nhà nước: chức năng

quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội

cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do nhà

nước định ra. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước

thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp

cầm quyền theo đuổi.

Theo thuật ngữ hành chính: Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền

lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và

đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát

triển đất nước.

Như vậy, Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả

bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo

nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện

bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Từ những khái niệm về quản lý nhà nước trên, có thể nhận thấy 5 đặc trưng cơ bản của loại

hình quản lý này:

- Quản lý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Điều nay có nghĩa

là hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhân danh quyền

lực nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội va đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước là

hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật

tự ổn định và phát triển xã hội theo mục tiêu được xác định trước.

- Chủ thể của quản lý nhà nước là tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá

trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm nhà nước, cơ quan nhà

nước, tổ chức và cá nhân được Nhà nước uỷ quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.

- Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản lý nhà nước do

pháp luật quy định.

- Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà nước có thể

trao quyền cho các tổ chức xã hội hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà nước tiến hành hoạt động

quản lý nhà nước.

- Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với

quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân

cư mang tính tự quản.

Qua đó có thể thấy rằng quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính

quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức

trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm

phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang xuanhieu 6340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý

Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - Lê Ngọc Phương Quý
hí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân 
dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an 
quản lý. 
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, 
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, 
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất 
đối với đất xây dựng trụ sở. 
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục 
đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương. 
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong 
quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù 
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, rà soát, xác định ranh 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
82 
giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an 
ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản 
lý, sử dụng. 
- Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch 
sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương 
quản lý và xử lý như sau: 
+ Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân 
dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người 
sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 
gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; 
+ Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh 
nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án 
sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt; 
+ Ngoài hai trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất để giao, cho thuê sử 
dụng theo quy định của pháp luật. 
- Thời hạn sử dụng: đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có thời hạn sử dụng ổn 
định lâu dài. 
3.2.2. Quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề 
3.2.2.1. Khái niệm 
Đất khu công nghiệp là đất chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho 
sản xuất công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 
Đất khu chế xuất là đất khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ 
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ. 
Đất cụm công nghiệp là đất để xây dựng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ 
công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban nhân 
dân cấp tỉnh thành lập. 
Đất làng nghề là đất nơi có một hoặc nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc 
hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông 
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 
3.2.2.2. Nội dung 
a. Nguyên tắc sử dụng và quản lý đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng 
nghề 
- Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề 
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải 
đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, 
khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất. 
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng 
đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ. 
b. Đối tượng sử dụng và quản lý đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng 
nghề 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
83 
- Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, 
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công 
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm 
thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất 
hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người 
được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho 
cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện 
tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu 
chế xuất. 
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 
khu chế xuất được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam 
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu 
hạ tầng và có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả 
tiền một lần cho cả thời gian thuê 
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư sản 
xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đã được Nhà nước giao 
đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, 
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công 
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thì 
được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất. Khi 
hết thời hạn thực hiện dự án nếu có nhu cầu được Nhà nước xem xét cho thuê đất theo quy định. 
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ xây 
dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp nếu được Nhà nước cho thuê đất để 
đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì được cho thuê 
lại đất sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng. 
c. Thời hạn sử dụng đất 
Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp theo thời hạn 
của dự án đầu tư. Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của 
khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh 
kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phải xin phép cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng 
đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với phần diện tích đất 
được gia hạn sử dụng. 
3.2.3. Quản lý và sử dụng đất cơ sở tôn giáo 
3.2.3.1. Khái niệm 
Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm 
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác 
của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch 
sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho 
cơ sở tôn giáo. 
3.2.3.2. Nội dung 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
84 
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất và thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo: UBND cấp 
tỉnh. 
Thời hạn sử dụng đất: thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài. 
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 
gắn liền với đất: Khoản 4, Điều 102, Luật đất đai 2013 quy định việc cấp GCN cho cơ sở tôn giáo 
đang sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây: được Nhà nước cho phép hoạt động; không có 
tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004. 
Việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền 
với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng được quy định như sau: 
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường 
đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà 
nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban 
nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau đây: 
+ Tổng diện tích đất đang sử dụng; 
+ Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: được cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo 
lập; nguồn gốc khác; 
+ Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê; 
+ Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm. 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất 
và quyết định xử lý theo quy định sau đây: 
+ Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 
năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 
đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế; 
+ Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 
đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân 
mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai; 
+ Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho 
phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo 
quy định của pháp luật. 
Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy đjnh trên và có đủ điều kiện quy 
định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu 
tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài. 
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất 
lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp 
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời 
hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân. 
3.3. Nhóm đất chưa sử dụng 
Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục 
đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
85 
thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử 
dụng ổn định lâu dài. 
Đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có 
rừng cây.” 
Nhà nước thực hiện quản lý đất chưa sử dụng như sau: 
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương 
và đăng ký vào hồ sơ địa chính. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo 
chưa có người ở. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp 
huyện về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng. 
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở. 
- Đối với trường hợp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cần thực hiện đúng các yêu cầu 
sau đây: 
+ Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa 
đất chưa sử dụng vào sử dụng. 
+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng 
vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê 
duyệt. 
+ Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao 
cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối 
tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất. 
+ Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, 
vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện 
kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê 
đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng. 
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép 
chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh 
phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. 
Như vậy, theo đó việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng phải dựa trên căn cứ bắt buộc là 
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở 
đó, ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất đế đưa đất chưa 
sử dụng vào sử dụng. Bên cạnh căn cứ bắt buộc nêu trên, đối với diện tích đất được quy hoạch sử 
dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông 
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiểu 
đất sản xuất. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
86 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đình Bồng, Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945 – 2010), NXB Chính trị - Quốc gia, 
2012. 
2. Đinh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường, Giáo trình Quy hoạch và Quản lý đất đai, NXB Tài chính, 2014. 
3. Trần Quang Huy, Bình luận về định quản lý nhà nước về đất đai trong Luật đất đai 2013, NXB 
Tư pháp Hà Nội, 2017 
4. Nguyễn Tiến Nhật, Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2018 
5. Vũ Văn Phúc, Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay, 
NXB Chính trị - Quốc gia, 2013. 
6. Nguyễn Minh Tuấn, Đăng ký bất động sản và những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính 
trị - Quốc gia, 2011. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_hanh_chinh_ve_dat_dai_le_ngoc_phuong_quy.pdf