Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy
1.1. Phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa
Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào những năm
1960 khi các nhà hoạt động môi trường bắt đầu tranh luận về tác động của tăng
trưởng kinh tế đối với môi trường. Kể từ đó, khái niệm này luôn được đề cập trên
các phương tiện truyền thông đại chúng và cả trong đời sống hàng ngày. Thế
nhưng, phát triển bền vững là gì?
“Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn
phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” .
Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới,
mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng
để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái
niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến
hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều
kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động
ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng
các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền
vững. Một định nghĩa khác được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách
tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong xã
hội: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát
triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn
thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc
về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi
hơn cả. Theo UNCED,
“Phát triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng
không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có
thể được thực hiện mãi mãi.
Tại sao phải phát triển bền vững
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt
ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói
nghèo,. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc
đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:
*) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế
Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh
nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống
người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai
đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai
sau.
*) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội
Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền
vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua
thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về
sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ
đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy
à hội nhập với thị trường thế giới. GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu. Căn cứ vào GlobalGap, nước ta đã có VietGAP trên cây ăn trái, lúa, cây công nghiệp, VietGAP trên rau, VietGap chăn nuôi và thuỷ sản. Những khái niệm tương tự như sản xuất lúa sạch, sản xuất lúa an toàn nếu chỉ áp dụng một số tiêu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 4 chuẩn nhất định mà không hoàn toàn căn cứ vào GlobalGAP thì không được công nhận mà chỉ mang tính tương đối. GAP quy định những tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Qua đó, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, an toàn cho môi trường và có những căn cứ có thể truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ra. Theo quy định trong việc công nhận sản phẩm GAP, mỗi năm một lần, những hộ dân đăng ký sản xuất sẽ được tổ chức chứng nhận GAP đến kiểm tra để cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP. Muốn có giấy chứng nhận là một quá trình khó khăn mà tất cả những người tham gia vào sản xuất từ người làm đất, người sản xuất bón phân, phun thuốc, chăm sóc, làm cỏ, cho đến thu hoạch lúa đều phải qua các lớp tập huấn và được lưu tên trong nhật ký sản xuất lúa để kiểm tra. Các loại bao phân, vỏ, chai thuốc đã sử dụng cũng phải được giữ lại để đối chiếu để truy nguyên nguồn gốc về sau. Tóm lại, để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP, người nông dân phải thực hiện đúng rất nhiều yếu tố và các loại quy định kỹ thuật. - Áp dụng tốt nông lâm kết hợp Việt Nam mô hình canh tác kết hợp cây gỗ với cây nông nghiệp đã có từ lâu đời, điển hình như canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát triển không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn-nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh mẽ ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các dự án ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể thuận lợi hơn các phương pháp sản xuất truyền thống nông nghiệp và lâm nghiệp. Chúng có thể đem đến năng suất tăng cao và các lợi ích kinh tế, đa dạng hơn về hàng hóa nông sản cà cung cấp các mô hình sinh thái. Đa dạng sinh học trong các hệ thống nông lâm kết hợp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 5 thường cao hơn trong hệ thống nông nghiệp thông thường. Với hai hay nhiều loài thực vật tương tác trên một diện tích đất nhất định, nó tạo ra một môi trường sống phức tạp hơn có thể hỗ trợ đa dạng hơn cho các loài côn trùng, chim chóc và các loài động vật khác. Nông lâm kết hợp có liên quan đến gần như tất cả các môi trường và là giải pháp tiềm năng cho những vấn đề phổ biến trên toàn cầu, các hệ thống nông lâm kết hợp có thể có lợi thế hơn so với nông nghiệp truyền thống hoặc lâm nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, nông lâm kết hợp không phải là hệ thống phổ biến ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới. Theo kiến nghị từ một cuộc khảo sát của chương trình khuyến nông tại Hoa Kỳ một số trở ngại (sắp xếp từ quan trọng nhất đến ít quan trọng) đối với nông lâm kết hợp bao gồm: thiếu các thị trường phát triển cho sản phẩm; không thật sự phù hợp áp dụng công nghệ hiện đại; thiếu thông tin về các ví dụ nông lâm kết hợp thành công; sự cạnh tranh giữa các cây, cây trồng và động vật; thiếu sự hỗ trợ tài chính; thiếu tiềm năng lợi nhuận rõ ràng; thiếu các chương trình đào tạo chuyên môn; thiếu kiến thức về nơi để tiếp thị sản phẩm; thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật; người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp nhận hoặc chỉ mới bắt đầu từ dự trù chi phí, kế hoạch thực hiện; thiếu cơ sở hạ tầng (ví dụ như các nhà xưởng, thiết bị); thiếu diện tích đất canh tác; thiếu nguồn con giống, cây giống; thiếu các nghiên cứu khoa học. - Quản lý tốt việc làm đất và phế, phụ phẩm nông nghiệp Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước tiến đáng kể, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới cùng với nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy vậy, quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp diễn ra còn khá chậm, lực lượng lao động trong nông nghiệp còn nhiều, năng suất lao động thấp và gây lãng phí, thất thoát trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Tại Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được tổ chức vào tháng 2/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng cao ở các khâu trước và sau thu hoạch. Cụ thể, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây nông nghiệp đạt 94%; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 6 khâu gieo, trồng đạt 42%; khâu chăm sóc đạt 77%; khâu thu hoạch lúa đạt 65%... Nhờ đó, đã giúp nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống trang bị động lực, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp tăng nhanh, nhiều loại máy, thiết bị được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. So với năm 2011, năm 2019 có số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%. Đối với công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, đến nay, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%. Trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác. Ngành cơ khí trong nước cũng phát triển nhanh với trên 7.800 doanh nghiệp cơ khí (trong có 95 doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trên 500 tỷ đồng) và gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp. Tại các địa phương, các loại máy móc phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa) được nông dân đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ rõ những khó khăn và tồn tại của vấn đề cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp hiện nay. Cụ thể, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp một số khâu còn thấp, chưa toàn diện; trình độ trang bị máy động lực còn lạc hậu, hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún. Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn đầu tư vào chế biến nông sản. Một số chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh. Nguồn lực để triển khai các chính sách đã ban hành còn hạn chế nên hiệu quả chính sách không cao. Đánh giá thực tế cho thấy, cơ khí dành cho nông nghiệp ở Việt Nam đang ở trong tình trạng èo uột, khi một loạt nhà máy chuyên về cơ khí nông nghiệp trước đây sau khi chuyển đổi cơ chế thì gần như không còn đầu tư vào mảng này nữa. Hiện trong nước có khá ít doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh công nghệ ứng dụng vào sản xuất máy nông nghiệp (máy kéo, máy cày), chỉ còn lại vài cái tên đáng kể như Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM), THACO, VINFAST PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 7 Mức độ cơ giới hóa của Việt Nam so với các nước trên thế giới cũng có khoảng cách khá xa. Bộ Công thương đánh giá mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp Việt Nam chỉ đạt 1,4 mã lực (HP) canh tác, thấp hơn nhiều so với các nước như Thái Lan là 4 HP/ha; Trung Quốc 8 HP/ha; Hàn Quốc 10 HP/ha. Bên cạnh đó, hiện phần lớn “sân chơi” thị phần thuộc về khối ngoại, khi Việt Nam đang phải nhập khẩu 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chỉ có 30% thị phần còn lại dành cho sản phẩm sản xuất trong nước. Sức cạnh tranh máy nông nghiệp Việt Nam cũng còn khá thấp vì có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp trong nước còn gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng trốn thuế, hàng lậu, hàng giả, hàng nhái Việc quản lý không tốt nguồn phế phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp hiện là một vấn đề đã và đang tồn tại trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, sức sản xuất của đất, suy giảm đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường. Thay vì tận dụng nguồn phế phụ phẩm làm vật liệu che phủ, bảo vệ đất, làm phân bón cho cây trồng, hay thức ăn cho vật nuôi, hiện các nguồn phế, phụ phẩm nông nghiệp đang bị đốt bỏ, hoặc xã thải không hợp lý. - Phục hồi và cải tạo đất Là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp, cùng với tiến trình mở mang bờ cõi, các thế hệ cha ông người Việt đã thực hiện nhiều kỳ công biến vùng đất phèn, mặn chiêm trũng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và hạ lưu Sông Hồng trở thành vùng đất nông nghiệp trù phú, biến vùng đất trơ cằn sỏi đá ở cao nguyên Tây Bắc trở thành vùng đất có thể sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, hành vi khai thác tài nguyên đất không quan tâm đến sự bảo tồn đã biến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hoá. Theo báo cáo của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, hiện Việt Nam có 1,3 triệu ha đất bị thoái hoá trung bình và nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã để ra nhiều chính sách nhằm bảo vệ, phục hồi tài nguyên đất; Bộ Tài nguyên và MT đã đầu tư rất rất nhiều ngân sách phục vụ việc đánh giá thực trạng suy thoái tài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 8 nguyên đất đai trên cả nước và đã thí điểm phục hồi đất suy thoái thành công tại một số địa phương nhưng với những bất cập trong cơ chế vận hành, chính sách đầu tư và sự thiếu hụt kết quả nghiên cứu đáng tin cậy đã khiến công cuộc phục hồi và cải tạo đất đang tiến rất chậm, không theo kịp tốc độ suy thoái tài nguyên. - Quản lý vật nuôi tổng hợp Ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam chủ yếu phát triển theo đơn vị hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, chính vì vậy rất dễ bị tổn thương dưới ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh và thức ăn tăng trọng không kiểm soát cũng để lại hệ luỵ rất lớn cho sức khoẻ vật nuôi, môi trường và con người. - Năng lượng được quản lý bền vững Chiến lược quốc gia của Chính phủ về Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đặt mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có khoảng 45% trang trại sử dụng hệ thống quản lý chất thải, đặc biệt là bể biogas để xử lý và quản lý chất thải. Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty tư nhân Việt Nam và các công ty nước ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm: khí sinh học và năng lượng sinh khối. Chính phủ có tham vọng để gia tăng sự đóng góp từ năng lượng tái tạo cho phát điện (từ 3,5% năm 2010 tới 4,5% vào năm 2020 và tới 6% vào năm 2030) cũng như gia tăng tái chế chất thải. Trong năm 2011 Chính phủ thiết lập các mục tiêu 85% rác thải sinh hoạt đô thị phải được thu gom, trong đó 60% sẽ được tái chế; 40% rác thải sinh hoạt nông thôn phải được thu gom với 50% được tái chế trong giai đoạn 2011-2015 và 95% rác thải đô thị được thu gom, trong đó 85% sẽ được tái chế và 70% rác thải sinh hoạt nông thôn cũng được thu gom. Trong giai đoạn 2016-2020 sẽ có cơ bản được chế biến. Tuy vậy, hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 500.000 hầm phân hủy biogas, có quy mô dưới 10m3 của các hộ gia đình nông dân. Riêng chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, do Chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây được 15.678 hầm biogas. Ước tính chỉ có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích khoàng 100-200m3 tại các trang trại nuôi lợn. Tuy nhiên toàn quốc có tới 17.000 trang trại lợn, nghĩa là mới đạt 0,3% trang trại có hầm biogas. Về công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định xây băng gạch hoặc đúc sẵn bằng composite tại các cơ sở chuyên nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark 9 , đến nay vẫn chưa có nhà máy sản xuất điện biogas nào được hòa lưới điện quốc gia. - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Chương trình IPM quốc gia của Việt Nam được triển khai từ năm 1992, với sự hỗ trợ của FAO (Chương trình IPM liên quốc gia) để đối phó với tình hình bộc phát của sâu hại (rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ) trên cây lúa do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó, một số chương trình được triển khai tiếp theo như: Chương trình IPM cộng đồng, IPM trên cây rau, bông; chương trình bảo tồn và ứng dụng đa dạng sinh học trong cộng đồng Châu Á cũng như hợp phần IPM trong khuôn khổ hỗ trợ ngành nông nghiệp từ năm 2000. Ở cấp trung ương, Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối và quản lý Chương trình IPM quốc gia. Ở cấp tỉnh chương trình được thực hiện thông qua các Chi cục bảo vệ thực vật. Hiệu quả của Chương trình IPM quốc gia đã được cộng đồng công nhận trong suốt thời gian nói trên. Mục tiêu của Chương trình IPM là áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên phương pháp tiếp cận sinh thái, giúp người nông dân hiểu rõ hệ sinh thái đồng ruộng, sử dụng các phương thức canh tác hợp lý, đưa ra các quyết định hiệu quả trong quảnlý hệ thống sản xuất, hướng tới mục tiêu trồng cây khỏe và giảm thiểu mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Từ đó, xây dựng một nền sản xuất bền vững. Mặc dù, nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, tuy nhiên việc áp dụng IPM ở Việt Nam hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là quá thiếu nguồn lực giảng viên (người hướng dẫn kỹ thuật) để truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật thực hành IPM đến người sử dụng đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
File đính kèm:
- bai_giang_quan_ly_dat_nong_nghiep_ben_vung_le_dinh_huy.pdf