Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông

Mã bài: 01

Giới thiệu

Bài tổ chức tổ hợp tác, các liên kết sản xuất giảng dạy 19 giờ. Trong đó có 10 giờ lý

thuyết, 8 giờ thảo luận, làm bài tập, 1 giờ kiểm tra. Bài giảng giúp cho người học những kiến

thức để có thể vận động thành lập các tổ hợp tác sản xuất, các liên kết sản xuất; cách thức tổ

chức các hoạt động của tổ hợp tác sản xuất để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và

xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, trình tự, cách thức, nội dung tổ chức các

hoạt động của tổ hợp tác, các liên kết sản xuất;

- Áp dụng các kiến thức được học để vận dụng thành lập và tổ chức hoạt động của tổ hợp tácsản xuất ở cơ sở.

- Rèn luyện nâng cao ý thức trách nhiệm của người học để ra trường có thể tham gia công tác

xã hội ở địa phương.

Nội dung chính

1. Tổ hợp tác, các liên kết sản xuất

1.1. Khái niệm tổ hợp tác

- Căn cứ vào điều 111 Bộ luật dân

sự năm 2005, Nghị định số:151/2017/NĐ-

CP ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Chính

phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

thì pháp luật quy định về tổ hợp tác như

sau: "Tổ hợp tác được hình thành trên cơ

sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ

ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba

cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản,

công sức để thực hiện những công việc

nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu

trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ

dân sự”.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở

thành pháp nhân theo quy định của pháp

luật thì có thể đăng ký hoạt động với tư

cách pháp nhân tại cơ quan Nhà Nước có

thẩm quyền.

Theo quy định trên thì tổ hợp tác là một chủ thể trong pháp luật dân sự, khi tổ hợp tác

có đủ các điều kiện trở thành pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005:

- Được thành lập hợp pháp;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập

Thì tổ hợp tác có thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại có quan có thẩm

quyền.Có thể đăng ký thành hợp tác xã hoặc một trong các loại hình doanh nghiệp được quy

định tại Luật doanh ngiệp năm 2005.

1.2. Các hình thức liên kết trong sản xuất

1.2.1. Liên kết bốn nhà trong nông nghiệp

Liên kết “4 nhà" là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Trong thời mở

cửa và hội nhập, yêu cầu cơ bản để nông sản có sức cạnh tranh là sản phẩm phải sạch, ngon,

số lượng lớn, giá rẻ và có chiến lược thị trường tốt. Cái gốc rễ của vấn đề là từ khâu quy

hoạch, nơi nào trồng cây gì cho phù hợp, ai đảm trách cung ứng giống tốt, liên kết và hỗ trợ

nhau giữa nông dân và doanh nghiệp như thế nào? Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp hiện

nay rất cần sự “Liên kết 4 nhà” gồm: Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh

nghiệp.

+ Nông dân liên kết với nông dân

Hình 01: Mô hình tổ hợp tác sản xuấtThời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất

lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. Nông dân cá thể

không thể làm được điều này.

Nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung theo

từng cánh đồng lớn. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nông dân

được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất

lượng hàng hóa

Đây chính là các yếu tố để nông dân xây dựng hành động tập thể. Hàng hóa nông sản

cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng

kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm nông sản trong sản xuất.

Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật

cho các mô hình liên kết.

Nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX). Liên kết giữa nông

dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Chỉ như vậy, nông dân mới có thể cung

cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác.

Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể,

tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng

giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc

xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

Đối với nhà nông, đa số nông dân

vẫn còn quen với phương thức sản xuất nhỏ

lẻ, manh mún, chậm tiếp cận thông tin thị

trường, chưa hoàn toàn gạt bỏ được tư

tưởng ham lợi trước mắt và khó tính toán

được chiến lược lâu dài thiết kế web. Đồng

thời một bộ phận nông dân còn hạn chế

trong nhận thức về trách nhiệm tuân thủ các

quy định của pháp luật nên họ rất dễ vi

phạm hợp đồng trong quá trình liên kết sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ nông

dân mặc dù ký hợp đồng nhận đầu tư ứng

trước của doanh nghiệp, nhưng khi giá

nông sản trên thị trường lên cao thì lại sẵn

sàng bán cho tư thương hoặc doanh nghiệp

khác để hưởng giá cao hơn.

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 1

Trang 1

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 2

Trang 2

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 3

Trang 3

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 4

Trang 4

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 5

Trang 5

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 6

Trang 6

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 7

Trang 7

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 8

Trang 8

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 9

Trang 9

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 92 trang xuanhieu 1140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông

Bài giảng Phát triển mạng lưới khuyến nông
c thành đạt, có công ăn việc làm ổn định. 
Nói về kinh nghiệm nuôi gà chọi lai, 
ông Khương chia sẻ, giống gà này vốn 
được lai từ gà chọi với gà ta nên có thân 
hình to lớn, kháng bệnh tốt, thịt chắc, thơm 
ngon. Nếu nuôi tốt, một con gà trống có thể 
đạt trọng lượng từ 3 - 4 kg, gà mái khoảng 
2-2,5 kg/con. 
Nuôi gà chọi lai đòi hỏi kỹ thuật 
chăm sóc nghiêm ngặt, từ khâu chọn giống 
tốt đến cách thiết kế chuồng trại (mỗi lứa 
gà được phân chia từng chuồng riêng với 
chế độ ăn khác nhau), thức ăn chủ yếu là 
bắp, lúa, cám gạo..., như vậy thịt gà mới 
thơm ngon tự nhiên, khách hàng ưa 
chuộng. Giá bán gà chọi lai thường ở 
mức cao, dao động từ 75- 85 nghìn đồng/kg 
tùy từng thời điểm.Trong quá trình nuôi 
phải tiêm vắc xin đầy đủ, thường xuyên 
dọn vệ sinh chuồng trại để phòng chống 
dịch bệnh. 
Thấy mô hình nuôi gà chọi lai của ông đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người ở 
khắp nơi tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Không giấu nghề, ông Khương nhiệt tình tư vấn, 
cung cấp giống gà chất lượng, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnhĐến nay, 
đã có hơn 40 hộ gia đình lân cận đến học tập sau đó về đầu tư chăn nuôi, trong đó có nhiều 
hộ nuôi với quy mô trên 2.000 con như nhà anh Lê Văn Tân ở cùng xã Ea Mnang. 
Không chỉ cung cấp gà giống, ông Khương còn tìm đầu ra cho các hộ chăn nuôi bằng 
cách thu mua lại gà thịt từ với giá cao hơn thị trường để cung cấp cho các khách hàng quen 
thuộc của ông. Ông tiết lộ, mỗi năm, trang trại gà cho thu lời trên 400 triệu đồng. Nhờ vậy, 
vợ chồng ông có điều kiện nuôi 5 người con ăn học thành đạt, có việc làm ổn định. 
Hiện tại, ông không mở rộng trang trại mà tập trung cung cấp con giống, kỹ thuật cho 
các hộ nuôi gà, đồng thời tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm... Ông Khương tâm sự: Trồng cây 
gì, nuôi con gì cũng phải tính toán kỹ lưỡng đầu ra cho sản phẩm, không chạy theo số lượng 
mà tập trung nâng cao chất lượng thì mới thành công, bền vững được. 
4.3.13. Mô hình làm giàu bằng nghề nuôi cá cảnh của ông Thạch ở xã An Phú 
Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh 
Từ mô hình nuôi nhỏ lẻ, ông Thạch ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh áp dụng hệ 
thống tuần hoàn nuôi cá khép kín cho lợi nhuận hơn 300 triệu đồng/năm. 
Ông Nguyễn Văn Thạch, ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh đã gắn bó với nghề 
Hình 58: Mô hình nuôi gà chọi lai 
của ông Bùi Đức Khương 
nuôi cá cảnh hơn 7 năm nay. Từ mô hình nuôi nhỏ lẻ, ông Thạch vừa tìm tòi, sưu tầm, vừa 
nhân giống các loại giống cá quý như: cá Dĩa, cá La Hán, cá chép Nhật, cá Kim Hoàng, cá 
bảy màu 
Đến nay, trên diện tích chỉ hơn 
500 m2, ông Thạch đã có hơn 100.000 
con cá cảnh với tổng giá trị hơn 1 tỷ 
đồng. Ông Thạch cho biết, từ 3 năm nay, 
khi áp dụng hệ thống tuần hoàn nuôi cá 
khép kín, gia đình ông thu lợi nhuận hơn 
300 triệu đồng mỗi năm. Hệ thống này 
gồm các thiết bị khá đơn giản như: máy 
bơm nước, hệ thống điện tử điều khiển 
các van nước, các thùng nước bằng nhựa, 
bể chứa, bộ lọc và hệ thống ống nhựa để 
lưu thông dòng nước. 
Ông Nguyễn Văn Thạch, chủ cơ sở 
sản xuất cá cảnh An Phú Tây, huyện Bình 
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 
ông phải tự mày mò để làm ra hệ thống 
tuần hoàn nuôi cá khép kín vì ngoài thị 
trường không có. Ông đã làm nhiều quy 
trình và cuối cùng ngày hôm nay mới làm 
ra được nó. Ông Thạch đã đưa những thiết 
bị này vào điều khiển một cách rất dễ để sử 
dụng theo phương pháp cơ học. Khi hỏng 
hóc một thiết bị nào đó, người nông dân 
cũng có thể tự thay thế được. 
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi 
trồng và xuất khẩu cá cảnh đến năm 2020, phấn đấu đạt sản lượng từ 150 đến 180 triệu con. 
Trong đó, cá cảnh dành cho xuất khẩu đạt 40 đến 50 triệu con với kim ngạch đạt 40 đến 50 
triệu USD. Để đạt được mục tiêu này, toàn bộ các cơ sở nuôi cá cảnh của thành phố sẽ tham 
gia chương trình giám sát an toàn dịch bệnh để đáp ứng điều kiện xuất khẩu vào các thị 
trường trong khu vực và thế giới./. 
4.3.14. Mô hình Làm giàu từ trang trại sạch của anh Nguyễn Hữu Nhân, xã Đông 
Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Hữu Nhân, xã Đông Hoàng, huyện 
Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình trang trại sạch. Hiện 2 trang 
trại lớn của anh Nhân có doanh thu hơn 1 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho 12 lao động với thu 
nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng. 
Năm 2006, anh Nhân bắt đầu xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi lợn với mong 
muốn làm giàu ngay tại quê hương. Do mới vào nghề chưa có kinh nghiệm, tiền vốn ít nên 
anh xây dựng một chuồng trại nhỏ và nhập 15 con lợn nái, lợn thịt. Sau đó, anh mở rộng quy 
mô trang trại lên gần 100 con. Đầu năm 2008, đàn lợn của anh bị dịch tai xanh phải tiêu hủy 
hết, anh trắng tay. 
Hình 59: Mô hình nuôi cá cảnh của ông 
Nguyễn Văn Thạch xã An Phú Tây 
Năm 2009, anh Nhân quyết định vay vốn ngân hàng, bạn bè, người thân được hơn 
200 triệu đồng để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế. Được sự tư vấn và hỗ trợ của Hội Nông 
dân xã Đông Hoàng, anh Nhân mạnh dạn nhận thầu 3 ha đất, xây dựng một trang trại chăn 
nuôi lợn sạch. 
Để thuận tiện cho việc chăm sóc, theo dõi dịch bệnh, anh Nhân xây dựng 5 khu 
chuồng trại riêng biệt bao gồm khu nuôi lợn nái sinh sản, khu nuôi lợn sữa, lợn hậu bị và lợn 
thương phẩm. Các khu chuồng luôn được dọn rửa sạch sẽ, thoáng mát, trang bị hệ thống 
điện, nước, cống xả thải. Mỗi ô chuồng còn được đánh số thứ tự, có bảng ghi chi tiết lịch ăn, 
tiêm phòng, khối lượng thức ăn cho lợn. 
Ngoài ra, anh còn xây dựng hệ thống hầm Biogas để tận dụng khí đốt phục vụ nhu 
cầu sinh hoạt, vừa hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra. Sau 
đó, anh tiếp tục đầu tư vốn mua máy nghiền, máy trộn, xây kho chứa và thuê 2 lao động 
chuyên làm công việc dự trữ, chế biến thức ăn cho lợn. 
Trong 2 năm liên tiếp chăn nuôi, trang trại không thu được nhiều lợi nhuận do mô 
hình sản xuất nhỏ nhưng anh Nhân vẫn kiên trì, không ngừng đổi phương pháp chăn nuôi. 
Đến năm 2011, anh Nhân quyết định xây dựng thêm một trang trại mới, trồng gần 2.000 gốc 
thanh long ruột đỏ, 500 gốc cam, 300 gốc bưởi, nuôi thêm gần 2.000 con gia cầm. 
Đến nay, việc sản xuất, chăn nuôi của gia đình anh ngày càng thuận lợi với 2 trang 
trại lớn, có 100 con lợn nái ngoại, hơn 600 lợn thịt, mỗi năm cung cấp ra thị trường 120 tấn 
lợn thịt, trên 15 vạn giống gia cầm, hàng vạn quả trứng, 7 tấn quả thanh long, cam, ổi, đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Thu nhập bình quân của gia đình anh sau khi trừ chi phí là trên 1 tỉ đồng/năm, tạo 
việc làm thường xuyên cho 12 lao động địa phương với thu nhập 4-5 triệu 
đồng/người/tháng. Ngoài làm kinh tế, anh Nhân còn giúp đỡ người nghèo và chia sẻ kinh 
nghiệm sản xuất cho các thanh niên địa phương. 
Mô hình trang trại sạch của anh Nhân không chỉ cung cấp ra thị trường những sản 
phẩm an toàn mà còn thể hiện sự năng động, sáng tạo, biết gắn sản xuất với việc đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm của người nông dân trong thời kì đổi mới. 
Nhờ những nỗ lực vượt khó, cuối năm 2016, anh Nhân được đại diện cho gần 500 
nghìn hội viên nông dân Thanh Hóa nhận bằng khen vinh danh nông dân xuất sắc, tiêu biểu 
toàn quốc do Chủ tịch nước trao tặng. 
4.3.15. Anh nông dân chế robot được các nước Israel thán phục, Nhật, Mỹ xếp 
hàng xin mua 
Chuyện anh nông dân Phạm Văn Hát (sinh năm 1972) chưa qua bất kỳ trường lớp đào 
tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia 
và tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước khiến nhiều người phải nể phục. 
Xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là quê hương của Phạm Văn Hát. 
Là người dám nghĩ, dám làm, năm 2007, Phạm Văn Hát mạnh dạn vay 3 tỷ đồng đầu 
tư trang trại trồng rau sạch. Tuy đã ký được nhiều hợp đồng với các công ty trong tiêu thụ 
sản phẩm, nhưng kết cục Phạm Văn Hát vẫn trắng tay. Bởi lẽ, việc các công ty ký hợp đồng 
với anh chỉ nhằm mục đích "tạo cớ" để dễ dàng đưa rau không đủ tiêu chuẩn vào siêu thị. 
Sau 3 năm (2007-2010) gắn bó với trang trại, Phạm Văn Hát trở thành người tay trắng. Anh 
quyết định sang Israel để vừa lao động kiếm sống, vừa học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông 
nghiệp. Không ngờ, Israel là mảnh đất nảy nở nên “cái duyên” sáng chế máy nông cụ của 
Phạm Văn Hát. 
Trò chuyện cùng chúng tôi, Phạm 
Văn Hát cho biết: "Năm 2010, tôi sang 
Israel với mục đích học kinh nghiệm trồng 
rau sạch, sau này về quê làm kinh tế để trả 
nợ. Đất nước Israel rất văn minh và có nền 
khoa học hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều 
công đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải 
làm thủ công. Một hôm, ông chủ yêu cầu 
tôi đi rải phân. Thấy cái máy làm việc chưa 
“ngon”; nhưng do không biết ngoại ngữ 
nên tôi ra hiệu, ý nói với ông chủ cần cải 
tiến, hoặc làm cái máy khác. Hiểu ý tôi, 
ông chủ hỏi lại: "Liệu anh có làm được 
chiếc máy đó không? Anh làm trong bao 
lâu và nó có thể thay thế được bao nhiêu 
người?". Nghe ông chủ hỏi vậy, tôi gật đầu 
và giơ hai bàn tay (ý nói máy thay thế được 
10 người). Thế là ông chủ liền gọi người 
đến phiên dịch để biết rõ ý tưởng của tôi". 
Vậy là từ hôm đó, đêm đêm anh thiết kế, tính toán số liệu và bắt tay vào chế tạo chiếc 
máy rải phân. Máy làm xong, đem ra cánh đồng thử nghiệm mang lại kết quả bất ngờ. Bố 
con ông chủ ôm chặt lấy anh cảm ơn. Anh nói với họ, chiếc máy vẫn chưa được như ý muốn. 
Sau đó, Phạm Văn Hát làm tiếp chiếc thứ hai, đến chiếc thứ ba thì kết quả mãn nguyện. Ông 
chủ thưởng anh 10.000USD và đề nghị được mua bản quyền; đồng thời nâng lương cho anh 
từ 1.000USD lên 2.500USD (năm 2010) và còn mời Đại sứ quán Việt Nam đến chia vui. 
Sau khi chế tạo và cải tiến thành công thêm nhiều loại máy cho ông chủ, hơn một năm 
sau, anh xin về nước. Mặc dù ông chủ trả lương cao và rất ưu ái, tạo điều kiện cho anh làm 
việc, cùng với đó, tên tuổi và những sản phẩm máy nông nghiệp của anh được nhiều người ở 
Israel và người Việt Nam sinh sống, làm việc tại đó biết đến, song năm 2012, anh quyết định 
trở về quê nhà để cống hiến cho đất nước và được gần vợ con, anh em, làng xóm. 
Khi Phạm Văn Hát về nhà được ít ngày, anh trai của anh là Phạm Văn Ka không thuê 
được người đặt hạt cho kịp thời vụ, nên mang câu chuyện trên phàn nàn với anh. Biết 
chuyện, Phạm Văn Hát nảy ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy rải hạt. Hơn một năm nghiên 
cứu, chiếc máy gieo hạt đầu tiên ra đời trong niềm vui của hai anh em. Tuy chiếc máy do 
anh sáng chế còn những khiếm khuyết và công suất chưa cao, nhưng đó là sự cổ vũ để Phạm 
Văn Hát có niềm tin vào công việc. Sau nhiều lần quan sát, thử nghiệm trên đồng, anh tiếp 
tục cải tiến, hoàn thiện để máy đạt đến độ chính xác tuyệt đối. 
Năm 2014, chiếc máy gieo hạt của anh lần đầu xuất hiện trên thị trường và lập tức 
được nhiều người tìm đến đặt mua. Anh gọi sản phẩm của mình là "Robot đặt hạt". Ưu điểm 
của máy là có thể điều chỉnh đặt hạt chính xác theo cự ly định sẵn. Một "Robot đặt hạt" của 
anh thay thế được cho 40 người làm việc. Sau hai năm nghiên cứu, chế tạo (2012-2014), 
"Robot đặt hạt" với thương hiệu Phạm Văn Hát đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, 
Hình 60: Anh Phạm Văn Hát giới thiệu 
máy phun thuốc trừ sâu 
mà còn chiếm lĩnh nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Singapore, Thái Lan, với giá 2.500 USD/chiếc. Anh Hát cho biết: “Nhiều người đánh 
tiếng trả 3 tỷ đồng để mua bản quyền, nhưng tôi không bán. Bởi tôi nghĩ, người nông dân 
vốn rất vất vả, mua một chiếc "Robot đặt hạt" với giá trong nước khoảng 20 triệu đồng đã là 
một nỗ lực lớn. Vì thế, nếu bán bản quyền, người ta nâng giá thì đối tượng chịu thiệt thòi 
chính là người nông dân". 
Chúng tôi được Phạm Văn Hát đưa vào xưởng sản xuất để xem chiếc máy phun thuốc 
trừ sâu có giá 65 triệu đồng do anh chế tạo vừa mới “ra lò”, đang chờ người mua đến nhận. 
Chiếc máy nhìn khá đơn giản, nhưng lại rất hữu ích đối với người nông dân. Máy phun có 
sải cánh bề ngang 20m, mỗi lượt phun được 20m. Với thời gian 20 phút, máy phun được 2 
mẫu ruộng, có thể thay thế cho 40 lao động. Bánh xe của máy có đặc trưng khi hoạt động 
dưới ruộng không chèn lên lúa, thiết kế phi trục nhỏ, trên bánh xe có gắn các vấu để máy có 
thể vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Đặc biệt, hệ thống điều khiển cánh tay 
phun được thiết kế bằng thủy lực nên vận hành rất nhẹ nhàng, thuận tiện. 
Sau 5 năm miệt mài lao động, đến nay, Phạm Văn Hát không những đã trả được hết 
khoản nợ 3 tỷ đồng, mà còn có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho một 
số lao động ở địa phương với mức lương khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng. 
Với những đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, năm 2016, 
Phạm Văn Hát được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” 
và tham dự Đại hội điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc. Anh cũng được Chủ tịch nước 
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. 
5. Nội dung thực hành 
 Phương pháp nhân rộng mô hình nông dân điển hình 
 + Yêu cầu: Phân lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 người. 
 + Sản phẩm hoàn thành: Lựa chọn được các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, điển 
hình, phù hợp với địa phương để áp dụng và nhân rộng. 
 + Trình tự thực hiện: 
 Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình phù hợp với điều kiện thực 
tế sản xuất tại địa phương. 
 Bước 2: Lựa chọn nông dân điển hình theo từng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. 
 Bước 3: Tổng kết kinh nghiệm từng nông dân điển hình. 
 Bước 4: Lựa chọn, nhân rộng mô hình trên đại bàn. 
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Người học phải hiểu biết về trình tự, cách thức tìm 
kiếm nông dân điển hình phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương để áp dụng và 
nhân ra diện rộng 
Ghi nhớ 
 - Các tiêu chuẩn lựa chọn nông dân điển hình. 
 - Trình tự và cách thức tìm kiếm nông dân điển hình. 
 - Triển khai mô hình phù hợp ra diện rộng trên địa bàn. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Giáo trình mô đun Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm - Bộ Nông nghiệp và 
PTNT - Năm 2014. 
 2. PTS. Lê Bá Thăng - Khuyến nông - Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp trung 
ương - NXB Nông nghiệp - 1996. 
 3. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Khuyến nông lâm cấp xã - Cục phát triển 
Lâm nghiệp - Bộ NN và PTNT - NXB Nông nghiệp - Hà Nội - 2002. 
 4. Giáo trình Khuyến nông - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.. 
 5. Trung tâm khuyến nông Quốc gia năm 2007- Lập kế hoạch khuyến nông cơ sở và 
xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia. 
 6. Quản lý câu lạc bộ khuyến nông có sự tham gia – Nhà xuất bản Nông nghiệp – 
năm 2010 - Tài liệu tham khảo dùng cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ Khuyến nông và khuyến 
nông viên cơ sở. 
 7. Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia. 
 8. Hà Thị Minh Thu - Bài giảng khuyến nông lâm, 2010. 
 9. Nguyễn Thành Vân và Nguyễn Quang Chung - Tuyên truyền trong Khuyến nông 
lâm. 
10. Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về tổ 
chức và hoạt động của tổ hợp tác. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phat_trien_mang_luoi_khuyen_nong.pdf