Bài giảng Phát triển cộng đồng - Hoàng Thị Minh Huệ
1.1. Cộng đồng
1.1.1. Khái niệm
Xuất phát từ tiếng La-tinh, "cộng đồng" có nghĩa là chung/công cộng/ được
chia sẻ với mọi người hoặc nhiều người.
- Theo từ điển đại học Oxford: "Cộng đồng là tập thể người sống trong
cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống
nhất"; "Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại
hình nghề nghiệp hoặc cùng mối quan tâm"; "Cộng đồng là một tập thể cùng
chia sẻ hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số
khía cạnh nào đó".
- Theo quan niệm Macxít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ nhờ sự giống nhau về
điều kiện tồn tại và hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự
gần gũi giữa họ về tư tưởng tín ngưỡng, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, nền sản
xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ
về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
- Theo Tô Duy Hợp, 2000: "Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ
chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và
lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên".
Có thể phân ra hai loại cộng đồng:
- Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa
bàn có thể có chung các đặc điểm văn hóa, xã hội và có thể có mối quan
hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung.
Ví dụ: cộng đồng người H’Mông, người Dao; cộng đồng dân cư tại một
xóm,thôn/bản, buôn, làng, phum, sóc,.
- Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc
không gần nhau nhưng có những đặc điểm chung, có lợi ích chung. Họ liên kết
với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức.
Ví dụ: Hội đồng hương của một tỉnh; cộng đồng người Việt Nam sinh sống
ở nước ngoài; cộng đồng người khuyết tật, .4
Như vậy, cộng đồng có thể ở quy mô các cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ
chung đến riêng.
Dựa vào đặc trưng cộng đồng, có thể phân biệt cộng đồng nông thôn và
cộng đồng thành thị theo các đặc điểm dưới đây:
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phát triển cộng đồng - Hoàng Thị Minh Huệ
hận thế nào về vấn đề đó. * Bước 4. Khuyến khích đưa ra các giải pháp khả thi: - Khuyến khích tất cả mọi người đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách cởi mở nhất, kể cả các giải pháp bạn chưa bao giờ xem xét từ trước. * Bước 5. Thương lượng về giải pháp: - Ở giai đoạn này, mâu thuẫn cơ bản có thể đã được giải quyết. Mọi người đã hiểu nhau hơn và các giải pháp cơ bản có thể làm hài lòng đa số thành viên. - Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chưa bao quát hết những khác biệt thực sự của các ý tưởng giữa các thành viên. - Trong trường hợp này nên sử dụng giải pháp “đôi bên cùng có lợi” để tìm ra giải pháp có thể làm hài lòng tất cả các thành viên. Nguyên tắc ứng xử: Bình tĩnh, kiên nhẫn và tôn trọng tất cả các ý kiến. 4.2.6. Kỹ năng tổ chức cuộc họp dân Tổ chức cuộc hội họp để làm gì? - Tổ chức các cuộc họp là việc làm hết sức cần thiết nhằm phối hợp sự cố gắng của các cá nhân tham gia trong cùng một hoạt động, thu thập các ý tưởng hoặc cùng bàn bạc để giải quyết các vấn đề nảy sinh và tạo sự đồng thuận trong việc ra quyết định. - Tổ chức cuộc họp để chuyển tải một thông tin cần thiết Các bước cần thực hiện khi tổ chức một cuộc họp 102 * Bước 1. Xác định mục đích và mục tiêu cuộc họp: - Họp để làm gì? - Có cần thiết phải tổ chức cuộc họp không? * Bước 2. Xác định thành viên tham gia: Tùy thuộc mục đích cuộc họp mà sẽ: - Lựa chọn những người có mối quan tâm đến nội dung cuộc họp, hoặc - Lựa chọn người có kinh nghiệm * Bước 3. Xác định kết quả cần đạt được: Các thành viên cần đạt được kết quả cụ thể nào sau khi cuộc họp được hoàn tất? * Bước 4. Xác định hình thức họp: - Các hình thức họp khác nhau cần các hình thức đối thoại và thảo luận khác nhau. Hình thức họp cần được xác định dựa trên các kết quả mong muốn đạt được. - Cần chia sẻ kinh nghiệm? - Cần thông báo một thông tin nào đó? - Cần thảo luận để đi đến quyết định? * Bước 5. Xây dựng chương trình họp và thông báo: - Xây dựng chương trình giúp đạt được mục đích cuộc họp với khoảng thời gian có hạn. - Thông báo chương trình trước khi tổ chức họp để đảm bảo cơ hội cho người dân tham gia họp và đóng góp ý kiến. * Bước 6. Phân công nhiệm vụ - Ai là chủ tọa? - Ai sẽ làm thư ký cuộc họp? - Ai sẽ chuẩn bị hậu cần cho cuộc họp? (sắp xếp chỗ ngồi, loa, đài, nước uống, văn phòng phẩm. v.v. 103 * Các cách thức xắp xếp chỗ ngồi trong cuộc họp: - Cách xếp chỗ ngồi rất quan trọng. Nếu cần, phải sắp xếp lại bàn ghế trước khi họp. Nếu người dự họp không cần phải ghi chép thì không nên kê bàn. - Nếu họp nhóm lớn, nhiều hơn 10 người thì nên sắp chỗ ngồi thành nhiều cụm nhỏ liền nhau. Nên sắp chỗ ngồi theo hình vòng cung để mọi người nhìn thấy mặt nhau. Khoảng cách giữa hai người không nên quá xa. - Sắp xếp chỗ ngồi họp đúng cách giúp cho việc giao tiếp giữa các thành viên trở nên dễ dàng hơn. * Một số cách sắp xếp chỗ ngồi - Họp nhóm từ 5-10 người * Một số cách sắp xếp chỗ ngồi - Họp nhóm trên 10 người 104 * Bước 7. Xây dựng nội quy cuộc họp: - Nhất trí các ý kiến về nội quy cuộc họp các quy ước (đóng góp các tiết mục văn nghệ, kể chuyện vui v.v.. ) để tạo ra không khí tích cực trong cuộc họp. - Xây dựng một số hướng dẫn trước để hạn chế sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong cuộc họp. * Bước 8. Thiết lập tiến trình ra quyết định (đối với các cuộc họp cần có quyết định cuối cùng) Cần để các thành viên tham gia hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong tiến trình ra quyết định. + Phạm vi, mức độ? Chỉ ở mức độ cung cấp thông tin? Hoặc họ được yêu cầu tham gia tích cực để đạt được sự đồng thuận với các thành viên khác trong việc đưa ra các quyết định cuối cùng? + Cam kết thực hiện * Bước 9. Làm rõ các bước tiếp theo và các nhiệm vụ sắp tới: - Trước khi kết thúc cuộc họp, cần có thời gian để tổng hợp lại các thỏa thuận đã đạt được, các hành động tiếp theo đã được xác định và ai sẽ có nhiệm vụ phải thực hiện các nhiệm vụ đó. - Bằng cách này, có thể khẳng định được sự cam kết của các thành viên và thiết lập được lộ trình cho các bước tiếp theo. * Bước 10. Đánh giá hiệu quả của cuộc họp: - Bước cuối cùng này là phương thức xác định cảm nhận của mỗi một thành viên về cuộc họp. - Có thể chọn cách đánh giá chính thức hoặc không chính thức nhưng không nên bỏ qua việc xác định những gì đã làm được và những gì trong cuộc họp chưa làm được. Làm thể nào để tổ chức thành công một cuộc họp? * Tiêu chí của một cuộc họp thành công là gì? - Đạt được mục đích đề ra. - Đảm bảo đúng thời gian quy định. 105 - Các thành viên tham gia một cách bình đẳng và tích cực đóng góp ý kiến. - Các thành viên hài lòng với kết quả đạt được. * Làm thể nào để tổ chức thành công một cuộc họp? - Bắt đầu và kết thúc cuộc họp đúng thời gian đã dự kiến. - Tạo không khí thân thiện. - Bám sát nội dung đã xác định trong chương trình cuộc họp. - Chuẩn bị tốt các khâu hậu cần (địa điểm, ánh sáng, âm thanh, bàn ghế, nước uống v.v..) - Khuyến khích mọi người tham gia đóng góp ý kiến bằng việc đưa ra những câu hỏi mà mọi người đều quan tâm. - Kiểm soát các thành viên có ưu thế trong cuộc họp: + Cố gắng đảm bảo để tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau trong việc đóng góp ý kiến, ý tưởng trong cuộc họp. + Không nên để một người nói quá nhiều. Chú ý đến các thành viên ít nói, ít tự tin (người nghèo, phụ nữ, đồng bào dân tộc ít người). - Tổng kết cuộc họp: + Tổng hợp các ý kiến đã thảo luận. + Các quyết định đã được thống nhất. + Các nhiệm vụ tiếp theo. + Kế hoạch sắp tới. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998). Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Thị Mỹ Hiền (2009). Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng, trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. 3. Tô Duy Hợp - Lương Hồng Quang (2000). Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Nguyễn Kim Liên (2008). Giáo trình phát triển cộng đồng (hệ đại học). Trường Đại học LĐ – XH. 5. Nguyễn Huyền Linh, Nguyễn Tuấn Long (2011). Giáo trình Phát triển cộng đồng, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội. 6. Lydia Braakman và Keren Edwards (2002). Sổ tay tập huấn Nghệ thuật Xây dựng năng lực thúc đẩy. RECOFTC – Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng vùng Châu Á và Thái Bình Dương. 7. Phí Thị Hồng Minh (2005). Bài giảng Phát triển cộng đồng, trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Bá Ngãi, Đinh Đức Thuận, Phạm Xuân Phương, Đặng Tùng Hoa, (2006). Lâm nghiệp xã hội đại cương, giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Nhân (2004). Giáo trình Phát triển cộng đồng, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Oanh (1995). Phát triển cộng đồng, Khoa Phụ Nữ Học, Đại học mở-bán công TP.HCM. 11. Trần Thị Quế, 1999, Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 12. Lê Thị Quý (2010). Giáo trình Xã hội học giới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 13. Trần Đình Tuấn (2010). Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Phạm Huỳnh Thanh Vân (2006). Kỹ năng phát triển cộng đồng, Đại học An Giang. 15. Tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) (2004). Sách TOT, Hướng dẫn chung các kỹ năng hỗ trợ và đào tạo. Bộ tài liệu đào tạo về CDP/CDP. 16. Phạm Quang Vinh, Trịnh Hải Vân (2012). Kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy, Bài giảng trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 107 17. Phạm Quang Vinh, Trịnh Hải Vân (2012). Phương pháp đánh giá nông thôn, Bài giảng trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội. 108 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 2 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ........... 3 1.1. Cộng đồng ....................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 3 1.1.2. Các yếu tố cấu thành cộng đồng .................................................................. 5 1.1.3. Một số đặc tính của cộng đồng .................................................................... 7 1.2. Khái niệm, mục đích, nội dung của phát triển ................................................ 9 1.2.1. Khái niệm Phát triển .................................................................................... 9 1.2.2. Mục đích của Phát triển .............................................................................. 10 1.2.3. Nội dung của phát triển .............................................................................. 10 1.2.4. Các chỉ số phát triển ................................................................................... 11 1.3. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của Phát triển cộng đồng ............................... 12 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 12 1.3.2. Nhận diện cộng đồng kém phát triển và phát triển .................................... 13 1.3.3. Mục tiêu, phương hướng phát triển cộng đồng .......................................... 15 1.3.4. Ý nghĩa của Phát triển cộng đồng .............................................................. 17 1.4. Quan điểm, nguyên tắc hoạt động trong phát triển cộng đồng ..................... 19 1.4.1. Quan điểm, định hướng trong phát triển cộng đồng .................................. 19 1.4.2. Nguyên tắc hoạt động Phát triển cộng đồng .............................................. 20 Chương 2.TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ................................ 24 2.1. Khái quát tiến trình phát triển cộng đồng ................................................... 24 2.2. Các bước trong tiến trình phát triển cộng đồng ............................................ 28 2.2.1. Lựa chọn cộng đồng .................................................................................. 29 2.2.2. Hội nhập cộng đồng .................................................................................. 30 2.2.3. Tìm hiểu và phân tích cộng đồng ............................................................... 32 2.2.4. Lựa chọn người có khả năng lãnh đạo, xây dựng, bồi dưỡng/ tập huấn các nhóm nòng cốt ...................................................................................................... 37 2.2.5. Thành lập Ban đại diện/ Ban phát triển cộng đồng .................................... 38 2.2.6. Lập kế hoạch, chương trình phát triển cộng đồng ...................................... 40 2.2.7. Vận động, phát huy tiềm năng nhóm; củng cố tổ chức .............................. 41 2.2.8. Liên kết các nhóm hành động ..................................................................... 44 109 2.2.9. Rút kinh nghiệm - Lượng giá các chương trình hành động và sự phát triển của các nhóm ........................................................................................................ 46 2.2.10. Kết thúc và chuyển giao ........................................................................... 50 2.3. Đánh giá sự phát triển của cộng đồng ........................................................ 51 Chương 3. SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ............ 53 3.1. Định nghĩa, sự cần thiết của sự tham gia ...................................................... 53 3.1.1. Một số định nghĩa về sự tham gia .............................................................. 53 3.1.2. Sự cần thiết về sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển ...... 54 3.2.Các bên tham gia trong phát triển cộng đồng ................................................ 57 3.2.1. Người bên trong cộng đồng ....................................................................... 57 3.2.2. Người bên ngoài cộng đồng ....................................................................... 58 3.2.3. Quan hệ giữa người bên trong và người bên ngoài cộng đồng .................. 59 3.3. Hình thức và mức độ của sự tham gia ........................................................... 62 3.3.1. Hình thức tham gia của người dân ............................................................. 62 3.3.2. Các cấp độ của sự tham gia ........................................................................ 63 3.4. Vai trò của các tổ chức và cộng đồng địa phương trong Phát triển cộng đồng ..... 65 3.4.1. Vai trò của cán bộ và các tổ chức địa phương trong phát triển cộng đồng .. 65 3.4.2. Các vấn đề về giới và vai trò của giới trong phát triển cộng đồng ........... 66 3.4.3. Đồng bào các dân tộc thiểu số trong các hoạt động phát triển cộng đồng 69 3.5. Vai trò của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong phát triển cộng đồng ..................................................................................................................... 70 3.6. Những lợi ích và cản trở trong việc huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng ............................................................... 72 3.6.1. Lợi ích từ sự tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng ............. 72 3.6.2. Những yếu tố cản trở sự tham gia trong phát triển cộng đồng ................... 73 3.6.3. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia ....................................................... 75 Chương 4. NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG .................................................................................................................. 77 4.1. Tác viên cộng đồng ..................................................................................... 77 4.1.1. Khái niệm tác viên cộng đồng .................................................................... 77 4.1.2. Vai trò của tác viên cộng đồng trong phát triển cộng đồng........................ 77 4.1.3. Những năng lực, phẩm chất cần có của tác viên cộng đồng ..................... 79 4.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình vận động sự tham gia của người dân. 80 110 4.2. Một số kỹ năng cần thiết của tác viên cộng đồng ......................................... 82 4.2.1. Kỹ năng giao tiếp ........................................................................................ 82 4.2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi .................................................................................... 86 4.2.3. Kỹ năng lắng nghe ...................................................................................... 89 4.2.4. Kỹ năng hướng dẫn thảo luận nhóm ........................................................... 92 4.2.5. Kỹ năng quản lý và giải quyết mâu thuẫn .................................................. 96 4.2.6. Kỹ năng tổ chức cuộc họp dân ................................................................. 101
File đính kèm:
- bai_giang_phat_trien_cong_dong_hoang_thi_minh_hue.pdf