Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt)

Mã bài: 01

Giới thiệu:

Bài Đại cương về nông nghiệp hữu cơ giảng dạy trong 4 giờ lý thuyết. Bài giảng

giúp cho người học những kiến thức hiểu biết khái quát nhất về nông nghiệp hữu cơ, cơ sở

khoa học, thực trạng và những ưu điểm, hạn chế của nông nghiệp hữu cơ để định hướng,

áp dụng sản xuất theo kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, đem lại hiệu quả kinh tế - xã

hội - môi trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

- Trình bày được Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ; Cơ sở khoa học của nông nghiệp

hữu cơ; Thực trạng của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam.

- Vận dụng kiến thức được học để hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ để tổ chức sản

xuất nông nghiệp có hiệu quả.

Rèn luyện tính say mê, nghiêm túc, tự giác trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng hiểu biết, đánh giá thực trạng sản

xuất theo nông nghiệp hữu cơ tại địa phương; đề xuất phương hướng sản xuất, kỹ thuật

canh tác theo nông nghiệp hữu cơ để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nội dung chính:

1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ

1.1. Những khái niệm liên quan đến nông nghiệp hữu cơ

- Hệ thống sinh học

Hệ thống sinh học là những hệ thống được cấu trúc bởi sinh vật sống vốn có trong tự

nhiên (gọi là hệ thống sống). Có những hệ thống phức tạp và cũng có những hệ thống đơn

giản. Chúng ta cần phân biệt trong hệ thống sinh học có hai loại. Loại thứ nhất là các hệ

thống trong cơ thể của một sinh vật. Loại thứ hai là các hệ thống ngoài cơ thể, bao gồm sự

tập hợp các sinh vật sống trong một không gian nhất định.

- Phát triển

Là chỉ sự tăng lên về số lượng, khối lượng, chất lượng theo tiến trình thời gian. Nói

cách khác, phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến

lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau

như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa v.v. Mục tiêu của phát triển là nâng cao

điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiênnhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Sự chuyển đổi

của xã hội loài người từ xã hội nguyên thuỷ đến xã hội nô lệ rồi xã hội phong kiến đến xã

hội tư bản v.v. là quá trình phát triển.

Phát triển trong sinh học là chỉ sự tích luỹ vật chất của các đối tượng sinh vật để tạo

ra sản phẩm cuối cùng. Như cây trồng thì sự phát triển là quá trình tích luỹ, phát dục và cho

năng suất của cây trồng. Trong chăn nuôi, phát triển là chỉ sự chín muồi về sinh lý để hoàn

thiện chức năng sinh sản.

- Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững là sự

phát triển để thỏa mãn nhu cầu ngày càng

tăng của thế hệ hiện tại mà không tổn

thương đến khả năng thoả mãn nhu cầu của

các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững

được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài

và thỏa hiệp nhau của ba hệ thống tương

tác lớn đó là: Hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ

xã hội.

Phát triển bền vững trong sinh học là

sự phát triển tăng lên ổn định về số lượng,

khối lượng, chất lượng của các cá thể sinh

vật cùng sống trong hệ và phát triển theo

quy luật tự nhiên.

- Đấu tranh sinh học

Đấu tranh sinh học là sự cạnh tranh

môi trường sống của các sinh vật sống

trong một không gian nhất định.

Đấu tranh sinh học là một tiến trình, một quy luật của tự nhiên. Các cá thể sinh vật

sống trong cùng một giới hạn không gian vừa sống dựa vào nhau và cũng cạnh tranh nhau

về thức ăn, môi trường sống. Tất cả những mối quan hệ ấy tạo ra những quần thể sinh vật

sống, đó chính là quần thể sinh thái trong tự nhiên.

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 1

Trang 1

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 2

Trang 2

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 3

Trang 3

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 4

Trang 4

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 5

Trang 5

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 6

Trang 6

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 7

Trang 7

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 8

Trang 8

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 9

Trang 9

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang xuanhieu 9480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt)

Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ (Lĩnh vực trồng trọt)
lostridium, Pseudomonas. 
Hình 56: Hệ thống tưới tự động 
Trong các loài vi khuẩn thì vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) được sử dụng nhiều nhất, 
trong đó chủng vi khuẩn gây bệnh côn trùng quan trọng là Bacillus thuringensis subsp. 
isrealensis (Bti) sử dụng phòng chống muỗi (Culex and Aedes); Bacillussphaericus được sử 
dụng trong phòng chống muỗi sống trong nước ô nhiễm (Culex, Anopheles, Aedes); 
Bacillus thuringensis sub sp. Tenebrionis phòng chống bọ cánh cứng khoai tây. 
Các nhóm nấm ký sinh gây bệnh côn trùng như: nấm bạch cương Beauveria, nấm lục 
cương Metarhizium, nấm bột Nomuraea. Trong đó hai loại nấm được nghiên cứu và sản 
xuất chế phẩm sử dụng nhiều nhất hiện nay là Beauveria bassiana (Bb) và Vi 
khuẩn Pseudomonas sống ký sinh trên nấm Fusarium hại cây. 
Các vi sinh vật ký sinh này sẽ được sản xuất thành chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh sinh 
học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng nông nghiệp. 
* Sử dụng vi sinh vật đối kháng: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc sử 
dụng các vi sinh vật đối kháng (vi khuẩn, nấm) trong phòng chống bệnh hại cây trồng, nhất 
là nhóm bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng...). 
Việc ứng dụng biện pháp sinh học 
trong phòng chống bệnh hại cây trồng là 
hướng chiến lược, giữ vai trò đặc biệt quan 
trọng trong chiến lược phòng trừ tổng hợp 
bệnh hại cây trồng theo hướng sản xuất 
nông nghiệp hữu cơ hiện nay. 
+ Vi khuẩn đối kháng: Các loài vi 
khuẩn đối kháng (VKĐK) đều thuộc hệ vi 
sinh vật sống ở vùng rễ cây trồng và sống 
hoại sinh trong đất. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy các loài vi khuẩn đối kháng có thể bảo 
vệ cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây 
bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho cây trồng 
sinh trưởng và phát triển tốt. Các loài 
VKĐK thường được sử dụng để phòng 
chống nhóm bệnh hại trong đất do nấm, vi 
khuẩn gây ra, như: phòng bệnh héo xanh vi 
khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) hại 
một số cây trồng cạn họ cà, họ Đậu (cà 
chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cà, ớt...); 
phòng trừ nhóm bệnh nấm hại vùng rễ như 
bệnh lở cổ rễ, bệnh khô vằn, héo vàng, thối 
đen rễ... do Rhizoctonia solani, Fusarium 
spp., Phomopsis, Sclerotiodes...). 
+ Nấm đối kháng: Các loài nấm đối kháng (NĐK) được sử dụng trong phòng trừ 
bệnh hại cây đều là những loài có nguồn gốc trong đất, đó là những loài nấm hoại sinh trong 
đất, sống trong vùng rễ cây trồng, trong quá trình sinh sống nó sản sinh ra chất kháng sinh 
có tác dụng ức chế, kìm hãm, cạnh tranh và tiêu diệt nấm gây bệnh. Các loài nấm đối kháng 
có khả năng sản sinh ra một số chất kháng sinh: Gliotoxin, Dermadin, Trichodermaviridin, 
Hình 57: Một số loại vi khuẩn 
 đối kháng trừ nấm 
Cyclosporin. Chất kháng sinh do nấm đối kháng sản sinh có khả năng kìm hãm, ức chế quá 
trình sinh trưởng của sợi nấm, đến quá trình xâm nhiễm ký sinh của nấm gây bệnh và có thể 
tiêu diệt nấm gây bệnh. 
Ví dụ: Hiện tượng “giao thoa sợi nấm” ở vùng tiếp xúc xuất hiện sự quấn chặt giữa 
nấm đối kháng và nấm gây bệnh cây, từ đó nấm đối kháng thủy phân thành vách sợi nấm 
bệnh rồi xâm nhập và phá vỡ tế bào, tiêu diệt sợi nấm gây bệnh. 
Các vi sinh vật đối kháng trên có thể được sản xuất thành chế phẩm sinh học để sử 
dụng trong phòng trừ vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Các loại chế phẩm này có thể 
dùng để ngâm rễ cây giống, bón vào đất hoặc phun lên cây tùy thuộc vào từng loài vi sinh 
vật hại cây mà ta định hạn chế tồn tại trong đất hay trên cây. 
* Sử dụng chất kháng sinh và Fitonxit: Các vi sinh vật đối kháng tiêu diệt hoặc ức 
chế sự hoạt động của vi sinh vật gây bệnh cây chủ yếu bằng các chất kháng sinh, là sản 
phẩm trao đổi chất trong quá trình sống của nó. 
Ví dụ: Nấm Trichoderma viride ức chế tiêu diệt nấm Sclerotium rolfsii hại lạc. 
Các chế phẩm sinh học có thể phun trực tiếp lên cây, bón vào đất hoặc ủ với phân 
để bón vào gốc cây trồng để tăng số lượng nấm đối kháng trên đồng ruộng. 
+ Một số phương pháp xử lý được áp dụng như sau: 
- Xử lý hạt giống (củ giống) bằng 
chế phẩm nấm đối kháng trước khi gieo 
trồng: Ngâm hạt (củ giống) trong chế phẩm 
từ 25-30 phút, hoặc nhúng rễ cây con trước 
khi trồng, sau đó đem gieo trồng, dùng dịch 
nấm đối kháng tưới vào hạt, củ đã gieo. 
Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm 
nấm đối kháng để phòng trừ nhóm bệnh 
nấm hại vùng rễ cây trồng cạn có hiệu quả. 
- Bón sớm vào đất trước khi gieo 
trồng, nấm đối kháng sẽ có mặt ở vùng rễ 
sớm để nó có thể chiếm chỗ, cạnh tranh, ký 
sinh và ức chế với nấm gây bệnh khi xâm 
nhiễm vào vùng rễ cây trồng. Nấm đối 
kháng có thể sản sinh ra chất kháng sinh, 
chất này có khả năng kìm hãm sự phát triển 
của sợi nấm gây bệnh, sự nảy mầm của bào 
tử, hoặc kìm hãm ức chế việc hình thành 
hạch nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium 
rolfsii... 
- Phun chế phẩm lên cây: Phương pháp này ít được dùng trong việc sử dụng nấm đối 
kháng phòng trừ bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, để phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa, ngô thì 
biện pháp phun chế phẩm lên cây lại mang lại hiệu quả phòng trừ cao. 
Trong sản xuất nông nghiệp, người ta đã sử dụng chế phẩm sinh học nấm đối kháng 
để phòng trừ nhóm bệnh nấm hại vùng rễ, bệnh khô vằn hại lúa, ngô. Hiệu quả phòng trừ có 
khi đạt tới 80-90% trên diện tích hẹp. Điều đó cho thấy khả năng và triển vọng của việc sử 
Hình 58: Ngâm, xử lý hạt giống rau 
dụng chế phẩm sinh học nấm đối kháng trong phòng trừ nhóm bệnh nấm hại cây trồng có 
nguồn gốc trong đất. 
Việc phân ly, nuôi cấy, nhân giống các siêu ký sinh, sinh vật đối kháng trên môi 
trường nhân tạo để từ đó sản xuất thành những chế phẩm gọi là thuốc sinh vật. 
Ví dụ: Chế phẩm BT. Ngoài ra từ các chất kháng sinh đó người ta còn chế ra thuốc 
kháng sinh. 
Hay: Kasumin, Validamycin... để phòng trừ bệnh cây. 
Một số loại cây trồng còn có thể sản sinh ra chất đề kháng Fitonxit có tác dụng tiêu 
diệt VSV gây bệnh. 
Ví dụ: Cây hành, tỏi có chứa chất Fitonxit, có thể dùng Fitonxit để xử lý hạt giống 
ngô, cà chua...ngoài ra ở những nơi vùng núi cao người dân còn dùng lá tỏi phơi khô để làm 
nút chai đựng hạt giống. 
Biện pháp sinh học có ưu điểm là không độc cho cây, người và gia súc, không gây ô 
nhiễm môi trường, nhưng nhược điểm là giá thành cao. 
* Sử dụng côn trùng ký sinh: Hiện nay con người đang lợi dụng các mối quan hệ ký 
sinh giữa các loài côn trùng hoặc chân đốt khác ký sinh trên sâu hại trong tự nhiên để bảo vệ 
nông sản, nhất là trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện tượng ký sinh là một dạng quan 
hệ qua lại có lợi một chiều, trong đó loài được lợi sử dụng loài sinh vật sống khác (vật chủ) 
làm thức ăn và nơi ở cho một phần nào trong chu kỳ vòng đời của nó. Hầu hết các côn trùng 
ký sinh sâu hại có biến thái hoàn toàn, chỉ pha ấu trùng của chúng có kiểu sống ký sinh, còn 
khi ở pha trưởng thành thì chúng sống tự do. 
Côn trùng ký sinh trong bảo vệ thực 
vật rất đa dạng, tùy theo tính chuyên hóa 
với vật chủ, tập tính hay vị trí trong chuỗi 
thức ăn mà có thể phân biệt thành nhiều 
nhóm ký sinh khác nhau. Theo vị trí sinh 
sống của các ký sinh bên trong hay bên 
ngoài cơ thể vật chủ mà có 2 loại: ký sinh 
trong và ký sinh ngoài. Ví dụ ký sinh trong 
là các loài ong đen kén trắng Apanteles, 
Cotesia ký sinh nhộng; ký sinh ngoài là các 
loài ong Bracon ký sinh sâu non côn trùng 
cánh vảy, ong kiến Drynidae ký sinh trên 
lưng rầy nâu, rầy lưng trắng... 
Mỗi một loài côn trùng ký sinh, 
thông thường chỉ liên quan với một pha 
phát dục nào đó của vật chủ. Theo mối 
quan hệ của loài côn trùng ký sinh với pha 
phát dục của sâu hại mà phân biệt thành các 
nhóm ký sinh như ký sinh trứng, ký sinh 
sâu non, ký sinh nhộng và ký sinh trưởng 
thành. 
Côn trùng ký sinh có ở hơn 80 họ của 5 bộ côn trùng, tuy nhiên những loài có ý 
Hình 59: Côn trùng có ích 
nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu phát triển đấu tranh sinh học chỉ là các loài thuộc bộ Cánh 
màng và bộ Hai cánh. 
+ Những lưu ý khi sử dụng côn trùng ký sinh và bắt mồi: Để sử dụng các loài côn 
trùng ký sinh và bắt mồi tự nhiên thì cần trồng thêm một số loài cây hoang dại có hoa trên 
bờ ruộng hoặc vùng đệm để thu hút côn trùng ký sinh và bắt mồi, đồng thời tạo cơ hội cho 
chúng có nơi cư trú. Để sử dụng chúng theo hướng thả bổ sung vào sinh quần thì phải nhân 
nuôi chúng với số lượng lớn. Khi ứng dụng côn trùng ký sinh hay bắt mồi nào để phòng 
chống côn trùng hại cũng cần lưu ý một số điểm sau: 
Cần sử dụng những chủng địa phương của các loài ký sinh/bắt mồi để nhân nuôi, 
nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ký sinh/bắt mồi khi thả vào sinh quần nông nghiệp. 
Cần dự báo tình hình phát sinh phát triển của loài côn trùng hại cần phòng trừ. Trên 
sơ sở đó thành lập kế hoạch mua/sản xuất lượng lớn loài ký sinh hay bắt mồi cần sử dụng 
đối với loài sâu hại cần phòng trừ. Sau khi nhân nuôi thiên địch nếu chưa sử dụng phải bảo 
quản ở nhiệt độ thấp. Thời gian bảo quản trước sử dụng càng dài càng làm giảm hiệu quả 
của côn trùng ký sinh và bắt mồi. 
6.2.6. Biện pháp cơ lý học 
+ Chọn hạt giống tốt: Hạt giống tốt 
là hạt giống mẩy, sáng, láng bóng sẽ có sức 
nảy mầm khỏe. Hạt giống tốt còn là hạt 
không mang theo mầm mống sâu, bệnh hại. 
Vì vậy, trước khi gieo trồng nên lựa chọn 
hạt giống tốt, loại bỏ những hạt lép lửng, 
khả năng nảy mầm kém. 
+ Nhổ bỏ cây bệnh: Đối với cây 
trồng ngắn ngày khi bị bệnh nên loại bỏ 
ngay để hạn chế sự lan truyền bệnh, đặc 
biết đối với những bệnh do vi khuẩn và 
virus gây ra. 
Ví dụ: Bệnh héo xanh cà chua, khoai 
tây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum 
(héo xanh cà chua khoai tây, lạc, thuốc lá 
v.v...), Erwinia carotovora (thối nhũn, thối 
ướt khoai tây, cà rốt, hành tây v.v...). Bệnh 
xoăn lá cà chua, khoai tây, xoăn lá ớt do 
virus gây ra. 
+ Cắt bỏ những cành bị bệnh: Đối với những cây trồng dài ngày như cây công 
nghiệp, cây ăn quả, khi bộ phận nào bị bệnh nên cắt tỉa bỏ rồi đem thiêu hủy để hạn chế khả 
năng lan truyền bệnh nhất là những bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. 
Ví dụ: Bệnh sùi cành chè, khô đầu lá sắn, chết khô cành vải. 
+ Xử lý hạt giống bằng nước nóng: Nhiều loài vi sinh vật có thể chết ở nhiệt độ 
dưới 540C, vì vậy ta có thể xử lý hạt giống bằng nước nóng ở từng ngưỡng nhiệt độ đối với 
từng loại hạt giống. 
Hình 60: Tỉa lá già, lá gốc cho cây trồng 
+ Khử trùng đất bằng hơi nóng, ánh nắng tia tử ngoại: Phơi ải là một biện pháp rẻ 
tiền, dễ làm và hiệu quả xử lý cao đối với đất bị ô nhiễm. 
+ Sử dụng ánh nắng tia tử ngoại để khử trùng hạt giống: Phơi hạt giống dưới nắng 
vừa giảm độ ẩm trong hạt vừa có tác dụng tiêu diệt mầm mống sâu bệnh. 
6.2.7. Biện pháp kiểm dịch thực vật 
Đây là biện pháp nhằm phát hiện ngăn chặn và nghiêm cấm đưa các dịch hại thuộc 
đối tượng kiểm dịch từ vùng này dến vùng khác, nước này đến nước khác. 
- Kiểm dịch đối ngoại: Khi có sự vận chuyển nông sản hoặc giống từ nước này sang 
nước khác ta tiến hành kiểm tra dịch hại để ngăn cấm những loài sâu, bệnh hại trên nông 
sản và giống được nhập từ nước ngoài mà từ trước tới nay không có ở trong nước. 
- Kiểm dịch đối nội: Khi có sự vận chuyển nông sản hoặc giống từ vùng này sang 
vùng khác, ta tiến hành kiểm tra dịch hại để ngăn cấm những loài sâu, bệnh hại trên nông 
sản mà từ trước tới nay chỉ có ở trong một vùng, một địa phương riêng biệt. 
Mỗi nước có quy định riêng về các bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch đối ngoại và đối 
nội. Các bước kiểm dịch thực vật gồm: 
+ Chuẩn bị kiểm dịch: kiểm tra giấy tờ, chuẩn bị dụng cụ...để giám định 
+ Phương pháp lấy mẫu: phải đại diện, đủ số lượng... 
 + Giám định: theo triệu chứng bệnh bên ngoài, rửa, ly tâm quan sát bằng kính hiển vi. 
7. Nội dung thực hành: 
7.1. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cây dài ngày 
trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 
+ Địa điểm thực hiện: Tại ruộng đồng, vườn thực nghiệm. 
+ Thời gian thực hiện: 4 giờ 
+ Điều kiện thực hiện: 
- Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ 
- Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư các loại. 
 - Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cây dài ngày trong sản xuất nông 
nghiệp hữu cơ học sinh phải tiếp tục theo dõi, chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển 
tốt 
 + Các bước thực hiện: 
 Bước 1: Làm đất, chia lô, thửa, đánh rạch 
 Bước 2: Bón lót phân. 
 Bước 3: Trồng cây. 
 Bước 4: Chăm sóc. 
 7.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ. 
+ Địa điểm thực hiện: Tại ruộng đồng, vườn thực nghiệm. 
+ Thời gian thực hiện: 4 giờ 
+ Điều kiện thực hiện: 
- Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ 
- Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư các loại. 
 - Sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ học sinh phải tiếp 
tục theo dõi, chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt 
 + Các bước thưc hiện: 
Bước 1: Làm đất, lên luống 
 Bước 2: Bón lót phân. 
 Bước 3: Trồng cây. 
 Bước 4: Chăm sóc. 
7.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây trồng 
+ Địa điểm thực hiện: Tại ruộng đồng, vườn thực nghiệm. 
+ Thời gian thực hiện: 4 giờ 
+ Điều kiện thực hiện: 
- Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp hữu cơ. 
- Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư, thuốc BVTV các loại. 
- Sau khi thực hiện các biện pháp BVTV trên cây trồng học sinh phải tiếp tục theo dõi, 
chăm sóc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 
+ Các bước thưc hiện: 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động. 
 Bước 2: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác: Làm cỏ, cắt tỉa, vệ sinh đồng 
ruộng... 
 Bước 3: Pha chế một số loại thuốc bảo vệ thực vật. 
 Bước 4: Phun thuốc phòng trừ sâu - bệnh hại cây trồng . 
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Kiểm tra kỹ năng thực hành 1 bài về các biện pháp kỹ thuật canh tác trong nông 
nghiệp hữu cơ. Thời gian làm bài thực hành trong 60 phút, làm bài theo cá nhân. 
Ghi nhớ: 
- Nguyên lý cơ bản trong canh tác trong nông nghiệp hữu cơ 
- Một số biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp hữu cơ 
- Kỹ thuật canh tác cây dài ngày trong nông nghiệp hữu cơ 
- Kỹ thuật canh tác cây ngắn ngày - Sản xuất rau hữu cơ 
 - Bảo vệ thực vật trong trong nông nghiệp hữu cơ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (TCVN 11041-1:2017). 
2. Tiêu chuẩn trồng trọt hữu cơ Việt Nam (TCVN 11041-2:2017.) 
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008. Hội nghị triển khai dự án “Huấn luyện nông dân 
sản xuất và xây dựng mô hình chè an toàn theo hướng GAP’’, Phú Thọ. 
4. Nguyễn Văn Đĩnh, 2007. Giáo trình Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NXB 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Foodlink, 1999. Các tiêu chuẩn cơ bản sản xuất và chế biến sản phẩm nông 
nghiệp hữu cơ, phong trào nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. 
6. Hà Quang Hùng, 2005. Kiểm dịch thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
7. Phạm Văn Lầm, 1994. Nhận dạng và bảo vệ thiên địch chính trên ruộng lúa, NXB 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
8. Đặng Vũ Thị Thanh, 2008. Các loài nấm gây bệnh hại cây trồng ở Việt Nam, 
NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nong_nghiep_huu_co_linh_vuc_trong_trot.pdf