Bài giảng Nông lâm kết hợp

1.1. Lịch sử phát triển và triển vọng Nông lâm kết hợp (NLKH)

1.1.1. Lịch sử phát triển Nông lâm kết hợp thế giới

Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích

là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King,

cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là "chặt và

đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi

thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối

7thế kỷ 19. Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu á, Châu Phi và khu vực

nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm

mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ

khác như: gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v.

1.1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Taungya

Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanma

dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch, người lao

động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giải

quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này sau được áp dụng rộng rãi ở

ấn Độ và Nam Phi. Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thường

hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, được thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp

với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối tượng

cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.

- Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.

- Tối ưu hoá về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỷ lệ

sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.

- Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp.

- Tối ưu hoá mật độ để đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của cây trồng thân

gỗ.

1.1.1.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp

trên phạm vi toàn cầu

Nhiều nhân tố phát triển trong thập niên 70 đã tạo điều kiện cho việc công

nhận Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý sử dụng đất có khả năng áp dụng

cho cả trong nông nghiệp (trên nông trại) và lâm nghiệp (trên đất rừng). Các nhân

tố này bao gồm:

- Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB)

- Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lương Nông

(FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc.

- Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác.

- Tình trạng thiếu lương thực ở nhiều vùng trên thế giới.

- Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn.

- Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường.

Sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu, nhất là nạn phá rừng, đã trở

thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp

nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học,

độc canh trên quy mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây

ra sự mất rừng, suy thoái đât đai và đa dạng sinh học. Theo ước tính của FAO

8(1982), du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị

mất ở Châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích

rừng khép tán còn lại ở Châu Phi, khoảng 16% ở Châu Mỹ Latinh và 22,7% ở khu

vực nhiệt đới của Châu Á.

- Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng

hợp và các hệ thống kỹ thuật truyền thống.

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 1

Trang 1

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 2

Trang 2

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 3

Trang 3

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 4

Trang 4

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 5

Trang 5

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 6

Trang 6

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 7

Trang 7

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 8

Trang 8

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 9

Trang 9

Bài giảng Nông lâm kết hợp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang xuanhieu 3980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nông lâm kết hợp

Bài giảng Nông lâm kết hợp
n NPK, tro
bếp).
56
- Làm giống: Vào mùa mưa sau 3-4 tháng, cây vừa trồng có thể thành cây
mẹ. Và từ cây mẹ đã cắt hom sau khoảng 2-3 tháng có thể cắt lần tiếp theo.
Hình 48: Trồng Lạc dại che phủ đất Hình 49: Lạc dại trồng dưới tán cây
ăn quả
3.5. Giới thiệu các mô hình SALT
3.5.1. Kỹ thuật canh tác xen theo băng: SALT-1 (Sloping Agricultural
Land Technology) 
3.5.1.1. Khái niệm
Canh tác xen theo băng là một hệ thống Nông lâm kết hợp bao gồm việc
trồng các hàng cây làm băng (thường theo hướng Đông-Tây) và canh tác hoa màu
ở đường băng giữa của hai hàng băng. Các hàng băng thường rộng một mét, được
cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân gỗ đa niên và định kỳ được cắt tỉa để tránh
che bóng cây hoa màu. Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng
mức là hạn chế xói mòn đất do tạo ra đường cản nước, lưu giữ lại lượng đất mặt bị
cuốn trôi tại chân các hàng cây và làm giảm vận tốc của dòng chảy bề mặt. Vài
năm sau hệ thống sẽ dần hình thành nên các bậc thang. Thêm vào đó, thân cành, lá
của cây trồng nên đai được cắt tỉa và tủ trên mặt đất để làm phân xanh, nhờ vậy đất
sẽ được bồi bổ trở lại bởi các chất hữu cơ và qua đó thúc đẩy nhanh quá trình tuần
hoàn dinh dưỡng khoáng trong đất. 
Nếu phát triển kỹ thuật này trên đất dốc của các vùng đồi núi thì được gọi là:
“Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc” viết tắt là SALT-1 (Sloping
Agricultural Land Technology). Trường hợp này, hàng cây làm ranh được bố trí
trồng theo đường đồng mức và khoảng cách của 2 hàng thay đổi theo độ dốc của
đồi dốc nhưng chỉ giới hạn giữa 2-6 m.
Đặc điểm cơ bản của việc trồng hàng ranh theo đường đồng mức là hạn chế
xói mòn đất, lưu giữ lại lượng đất mặt bị cuốn trôi tại chân các hàng cây, làm giảm
vận tốc của dòng chảy bề mặt và quan trọng nhất là cung cấp phẩm vật xanh cắt
57
được cho đất để phục hồi và giữ gìn độ phì của đất. Sau vài năm hệ thống sẽ hình
thành dần các bậc thang.
3.5.1.2. Đặc điểm của hệ
thống
Kỹ thuật canh tác xen theo
băng (SALT-1) được xây dựng dựa
trên các đặc điểm sau:
- Canh tác theo đường đồng
mức trên đất dốc với công cụ đo đạc
đơn giản phù hợp với điều kiện của
vùng sâu vùng xa là khung chữ A.
- Chọn các loài cây họ đậu cố
định đạm để trồng trên hàng băng
đồng mức. Tiêu chí để chọn lựa cây
họ đậu là dễ sống, sinh trưởng
nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi cắt tỉa và không cạnh tranh với
hoa màu.
- Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu
nông nghiệp giữa hai hàng băng cây xanh.
- Đa dạng hoá tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm (trồng
một băng cây lâu năm kế tiếp ba băng trồng hoa màu) hay cây rừng bao quanh khu
vực canh tác.
3.5.1.3. Điều kiện để xây
dựng thành công kỹ thuật SALT
1
Các kết quả đầu tiên của việc
dẫn nhập nhiều nơi ở Việt Nam đã
cho thấy muốn xây dựng thành
công kỹ thuật này cần:
- Chọn đúng loài cây họ đậu
trồng trên các đường băng đồng
mức
- Phải gieo hạt cây này càng
dày càng tốt và theo hàng đôi song
song với nhau
- Phải định kỳ cắt tỉa hàng
ranh xuống thấp hơn 0,8m để hoa
màu nhận đủ ánh sáng và dùng phẩm vật cắt này bón tủ vào đất đang canh tác.
- Cần gieo hạt các cây làm hàng ranh đúng thời vụ vào đầu mùa mưa.
Hình 50: Trồng xen theo băng
Hình 51: Mô hình SALT-1
58
a. Lợi ích
Kỹ thuật SALT - 1 mang đến một số lợi ích sau:
- Bảo tồn đất và nước trên đất dốc: các hàng cây ranh họ đậu và hoa màu
được canh tác theo đường đồng mức đã kiểm soát sự xói mòn đất do nước. 
- Phục hồi độ phì của đất: một loạt thí nghiệm canh tác xen theo băng được
tiến hành ở Nigeria (Kang et al, 1984, 1985) cho thấy như sau:
+ Sử dụng lá cây keo dậu làm chất tủ đã gia tăng đáng kể mức giữ nước của
đất mặt, gia tăng lượng nước hữu hiệu cho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa
màu vào cuối mùa mưa.
+ Sử dụng các phẩm vật cắt từ hàng ranh làm gia tăng hàm lượng chất hữu
cơ trong đất, thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật đất, tạo nên lớp che tủ bề mặt
chống lượng bốc thoát hơi nước, và cải tạo được lý tính của đất.
+ Với sự đóng góp các lượng cắt tỉa từ hàng ranh cây ranh đồng mức đất sẽ
được cung cấp trở lại chất dinh dưỡng và các chỉ tiêu hoá tính đất nhờ khả năng
trao đổi các cation trong đất, hàm lượng phần trăm bazơ trong đất cao hơn.
- Năng suất và thu nhập của nông trại: Mặc dầu diện tích đất dành để canh
tác hoa màu sẽ giảm đi 20% do xây dựng các hàng cây ranh nhưng về lâu dài năng
suất hoa màu sẽ ổn định và tăng dần. 
b. Hạn chế
Tuy nhiên hệ thống canh tác trên đất dốc vẫn còn có những điểm khó khăn
cần khắc phục như:
-Trồng các hàng ranh trên đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hoa
màu, do chúng chiếm khoảng 20% diện tích canh tác.
- Cây trồng trên đường đồng mức có thể cạnh tranh về ánh sáng, nước và
chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa màu.
- Một số loài cây trồng (như cây keo dậu) thường tạo ra các chất kháng hóa
học khi vật rụng của chúng bị phân hủy hay rễ cây tiết ra các chất cản nẩy mầm
gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các loài thực vật khác kể cả hoa màu.
- Hiệu quả của kỹ thuật này đối với cải thiện độ phì của đất chỉ được thấy
sau một thời gian (ít ra là 4 năm) nên ít thuyết phục người nông dân nghèo thiếu
đất canh tác.
- Ngoài ra, vấn đề quyền canh tác trên đất lâu dài có ảnh hưởng đến sự chấp
nhận của nông dân với kỹ thuật này.
- Về mặt kỹ thuật, hệ thống canh tác xen tốn công lao động để cắt xén hàng
ranh (ít nhất là 4 lần trong một năm) và lượng hạt cây hàng ranh cần để xây dựng
hệ thống cũng rất lớn vượt quá khả năng thu hái và thu mua của nông dân nghèo. 
59
Vì vậy hệ thống kỹ thuật này chỉ được xem như là một biện pháp kỹ thuật để
khôi phục lại đất sau nương rẫy hay đất canh tác trên đồi núi đang bị thoái hoá, chứ
không thể thay thế cho các hệ thống rừng tự nhiên hay các hệ thống nông lâm kết
hợp nhiều tầng.
3.5.1.4. Điều kiện để áp dụng
- Canh tác xen theo băng là kỹ thuật khả thi để ổn định và giúp sản xuất bền
vững ở vùng cao thích hợp cho sản xuất lúa, ngô, và rau cải, nơi mà đất dễ suy
thoái do xói mòn. Việc đưa kỹ thuật trồng xen theo băng có thể làm giảm ngay
lượng xói mòn trong vòng từ một đến vài ba năm và giúp ổn định lại sức sản xuất
của nông trại. Mặc dù đạt hiệu quả trên, song không nên xem kỹ thuật canh tác xen
theo băng là bước cuối cùng của sự phát triển nông trại vùng cao. Tốt hơn là nên
tiến đến một hệ thống hỗn giao cây lâu năm và hoa màu như hệ thống nông lâm kết
hợp nhiều tầng để tạo nên sự bền vững lâu dài cho hệ thống sản xuất dựa trên cấu
trúc đa loài, nhiều tầng tán. 
Do vậy, canh tác xen theo băng được xem như là một kiểu canh tác chuyển
tiếp tiến tới một thảm cây thường trực ở vùng cao. Thời điểm đúng để tiến hành kỹ
thuật này sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của nông dân ở mỗi địa phương
vì đa số họ phải kéo dài canh tác hoa màu liên tục do nhu cầu cấp thiết của họ.
Jane Carter đã nhận định: “ Trong hai thập niên vừa qua, có nhiều các nghiên
cứu khoa học quan tâm đến canh tác xen theo băng và xem nó như là một kỹ thuật
thâm canh, bền vững nhằm cải thiện tầng lớp nông dân nghèo ở vùng cao. Mặc dù
đã có nhiều công sức và tiền của bỏ ra để nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật này
cho nông dân ở nhiều nước, đến nay phần lớn họ đã nhận thấy rằng kỹ thuật này
còn có nhiều giới hạn để đạt được các mong muốn trên. Các giới hạn chủ yếu của
kỹ thuật này nảy sinh cả trong các điều kiện tự nhiên lẫn dân sinh kinh tế xã hội.
Do vậy mức độ tiếp nhận của người nông dân đối với nó bị ảnh hưởng bởi các nhân
tố sau:
 a. Các đặc điểm tự nhiên
- Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô.
- Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần, chủ yếu do nông dân tự lượng
định.
- Nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/ năm.
- Đất có độ pH cao hơn 5,5.
- Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất đai.
b. Các đặc điểm dân sinh kinh tế
- Nơi có áp lực lớn của dân số gia tăng, kết quả là giai đoạn bỏ hóa phải ngắn
dần.
- Phần lớn nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được
thiết lập một cách cụ thể và chắc chắn.
60
- Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rong.
- Thu nhập chính của nông dân là dựa vào canh tác nông nghiệp. 
3.5.2. Hệ thống Lâm - Nông - Đồng cỏ (SALT-2: Simple Agro -
Livestock Technology)
- Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông
nghiệp trên đất dốc (SALT-1) nói trên bằng cách dành một phần đất trồng cây làm
thức ăn để chăn nuôi theo phương thức nông súc kết hợp.
- Bố trí diện tích canh tác của SALT-2 như sau 40% đất dành cho sản xuất
nông nghiệp, 20% dành cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho trồng cây thức
ăn và cỏ để chăn nuôi, phần đất còn lại để làm nhà và chuồng trại. Các diện tích
trên đều được thiết kế trồng cây họ đậu theo đường đồng mức. Với diện tích 1 ha
đất đồi dốc được bố trí như trên, nông hộ có thể nuôi nhốt được 14 con dê với thức
ăn cắt đem về từ khu đất trồng cỏ và cây họ đậu. Ngoài lương thực thu được trên
phần trồng trọt, nông dân có thể thu được 2 lít sữa/ con/ngày.
* Lợi ích
- Thức ăn của dê cắt từ cỏ và
cây họ đậu trên đường đồng mức,
phân dê được sử dụng để bón cho đất
canh tác.
- Ngoài nông lâm sản, còn thu
được sữa, thịt ... nên sẽ gia tăng và
đa dạng hoá thu nhập của nông trại,
việc canh tác, sử dụng đất được tổng
hợp và lâu bền hơn.
* Hạn chế
- Nông dân có thiếu hiểu biết
và kỹ năng nuôi dê nhốt và cho ăn tại
chỗ.
- Thiếu kiến thức về sự cân đối giữa diện tích trồng cây thức ăn gia súc và số
đầu dê có thể nuôi.
3.5.3. Hệ thống canh tác Nông - lâm bền vững (SALT-3: Sustainable
Agroforestry Land Technology)
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất
cây lương thực, thực phẩm. 
- Trong hệ thống canh tác SALT-3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn dưới
và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố
định đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sườn trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để
rừng tự nhiên phục hồi.
Hình 52: Mô hình SALT-2
61
- Cây lâm nghiệp được chọn
để trồng có chu kỳ thu hoạch từ 1-
5; 6- 10; 11-15; 16-20 năm, sao
cho nông dân có sản phẩm thu
hoạch đều đặn. Phải sử dụng các
cây mọc nhanh và cho gỗ nhỏ để
làm củi, cột, bột giấy để trồng xen
phụ trợ cho các cây lâm nghiệp
chu kỳ dài. Ngoài ra, phải chọn
cây có tác dụng cải tạo đất như
Keo dậu, Bản xe lá phượng, Lõi
thọ, Tếch đồng thời có giá trị kinh
tế cao. Bố trí diện tích đất sử dụng
như sau 40% dùng cho nông
nghiệp và 60% dùng cho lâm nghiệp.
* Lợi ích:
- Đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn.
- Sản xuất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, gỗ, củi và nhiều sản phẩm phụ
khác.
- Tăng được thu nhập.
- Có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ cho trước mắt mà lâu dài nhờ vào tác
dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng.
* Hạn chế:
- Kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư tương đối cao cả về vốn cũng như hiểu biết.
- Cần thời gian dài mới thu hoạch được sản phẩm lâm nghiệp.
3.5.4. Hệ thống sản xuất NLN với cây ăn quả quy mô nhỏ SALT-4
Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm
1992 dựa trên sự hoàn thiện các kỹ thuật SALT nói trên. Trong kỹ thuật này, ngoài
đất đai để trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh, nông dân còn
dành ra một phần để trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa
... và cả một số cây công nghiệp có giá trị như cà phê, ca cao, chè...
* Lợi ích
- Gia tăng được thu nhập cho nông dân
- Gia tăng được độ che phủ mặt đất bằng các loài cây ăn quả.
* Hạn chế:
- Đầu tư cao và cần kiến thức về biện pháp làm đất, chọn giống, bón phân,
chăm sóc cây ăn quả.
Hình 53:Mô hinh SALT-3
62
Hàng cây ăn quả
Hình 54:Mô hình SALT-4
PHẦN THỰC HÀNH
Thời gian: 5 giờ
- Nội dung thực hành:
Tên bài : Thăm quan một số mô hình Nông lâm kết hợp tại địa phương:
+ Mô hình SALT-1
+ Mô hình SALT-2
+ Mô hình SALT-3
+ Mô hình SALT-4
- Địa điểm thực hành: Tại hiện trường
- Hình thức tổ chức: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh giá mô hình,
sau đó chia nhóm theo từng tổ học sinh. Khi kết thúc buổi thăm quan cá nhân học
sinh viết báo cáo thu hoạch kết quả và nộp cho giáo viên vào ngày học hôm sau.
- Các điều kiện phục vụ thực hành: Bút dạ viết bảng, bảng ghim, kẹp giấy,
bút bi, bút chì, giấy A0.
63
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của đất dốc.
Câu 2: Trình bày các biện pháp bảo vệ đất và nước phòng chống xói mòn.
Câu 3: Hãy trình bày kỹ thuật canh tác trên ruộng bậc thang.
Câu 4: Trình bày kỹ thuật trồng rừng theo phương thức Nông lâm kết hợp.
Câu 5: Những nguyên nhân nào dẫn đến việc sử dụng đất dốc không hợp lý
ở vùng đồi núi. Hãy trình bày các nguyên nhân đó.
Câu 6: Trình bày những hậu quả của việc sử dụng đất dốc không hợp lý.
Câu 7: Hãy trình bày các biện pháp sử dụng đất bền vững ở vùng đồi núi.
Câu 8: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp rừng ngập
mặn.
Câu 9: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp vùng đất
phèn ven biển.
Câu 10: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp trên vùng
đất cát ven biển.
Câu 11: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình NLKH vùng Đồng bằng.
Câu 12: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp vùng núi.
Câu 13: Hãy trình bày cách sử dụng biện pháp che phủ đất để canh tác đất
dốc bền vững.
Câu 14: Trình bày kỹ thuật trồng cỏ trong hệ thống bảo vệ đất và nước.
Câu 15: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Ngô – Đậu mèo trong
dự án SAM.
Câu 16: Trình bày kỹ thuật xây dựng mô hình Lạc dại trồng xen dưới tán
cây ăn quả trong dự án SAM.
Câu 17: Trình bày kỹ thuật thiết kế mô hình SALT-1.
Câu 18: Trình bày kỹ thuật thiết kế mô hình SALT-2.
Câu 19: Trình bày kỹ thuật thiết kế mô hình SALT-3.
Câu 20: Trình bày kỹ thuật thiết kế mô hình SALT-4.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay giới thiệu cho người sử dụng phương pháp dự đoán và thiết kế
Nông lâm kết hợp
2. Lê Trọng Cúc. Các phương pháp Nông lâm kết hợp ở Việt Nam
3. Nguyễn Ngọc Bình. Lâm nghiệp phục vụ cho việc phát triển nông thôn.
Vai trò quan trọng của nông lâm kết hợp trong sử dụng đất ở Việt Nam.
4. Tiểm năn của Nông lâm kết hợp đối với việc bảo vệ đất
5. Hoàng Hòe và những người khác. Một số mô hình nông lâm kết hợp ở
Việt Nam. Vụ khoa học kỹ thuật, bộ lâm nghiệp. NXB nông nghiệp
6. Bộ nông nghiệp. Sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ngành
nông nghiệp VN.
7. Bộ lâm nghiệp. Kinh doanh nông lâm kết hợp, phát huy hiệu quả tiềm
năng lao động, đất đai và tài nguyên.
8. Bộ lâm nghiệp. Một số ý kiến về nông lâm kết hợp
9. Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động. Kỹ thuật canh tác trên đất
dốc. NXB lao động Hà Nội 2006
10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông quốc
gia. Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2005
11. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Tính bền vững của sự
phát triển nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
1995
12. Kỹ thuật Nông lâm kết hợp tại vùng cao. NXB nông nghiệp TP Hồ Chí
Minh 1996
65

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nong_lam_ket_hop.pdf