Bài giảng Nhân giống cây trồng

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được tầm quan trọng của hạt giống cây rừng, thời vụ thu hái, kỹ thuật

thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống cây rừng và phương pháp kiểm tra phẩm chất hạt

giống.

- Nhận biết được độ chín của quả và hạt, thực hiện được kỹ thuật tách quả lấy hạt

đối với quả khô, quả thịt. Có kỹ năng kiểm tra phẩm chất hạt và bảo quản hạt giống bằng

phương pháp cất khô, cất ẩm đúng kỹ thuật.

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn, tiết kiệm hạt giống.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1. Thu hái hạt giống

1.1.1. Chọn cây lấy giống

Tại mỗi địa phương cần có rừng giống hoặc vườn giống chuyên doanh để phục vụ

công tác trồng rừng ở nơi đó. Nhưng trong thực tế sản xuất hiện nay thường phải lấy hạt

giống ở những khu rừng tự nhiên hay rừng trồng kinh tế sẵn có để phục vụ trồng rừng.

8Muốn hạt giống có chất lượng cao thì khi tiến hành lấy giống ở những khu rừng này cần

phải biết cách chọn cây lấy giống. Nguyên tắc và các bước làm như sau:

- Nên lấy giống trong vùng phân bố của loài cây đó vì ở đó cây sinh trưởng tốt, có

sản lượng cao. Nếu cây giống của địa phương không đủ phải đưa từ nơi khác đến, nên lấy

ở vùng xung quanh gần nhất, gần giống nhau về biên độ sinh thái, khí hậu, đất đai.

- Chọn những khu rừng có sức sinh sản cao, chưa bị dịch sâu bệnh hoặc lửa rừng

phá hoại lần nào. Tuổi của rừng lấy giống nên ở giai đoạn thành thục, không nên ở giai

đoạn già cỗi.

- Trong những khu rừng đó tiến hành lấy giống ở những cây tuổi còn trẻ, gần

thành thục và đầu thời kỳ thành thục có đường kính, chiều cao từ trung bình trở lên, thân

cây thẳng, tròn đều, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên tốt. Không được

lấy giống ở những cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh hoặc bị chèn ép, lệch tán, bị

trích nhựa.

1.1.2. Nhận biết độ chín của quả và hạt giống

Nhận biết hạt chín để thu hái đúng lúc. Nếu thu hoạch hạt còn non, chất dự trữ

chưa tích luỹ được đầy đủ, lượng nước trong hạt còn nhiều, hạt sẽ khó bảo quản, chóng

mất sức nảy mầm. Nếu thu hoạch quá muộn hạt có thể rơi rụng hoặc bị gió đưa đi xa,

hoặc chim thú ăn hại. Trên thực tế thu hoạch hạt giống bắt đầu từ việc thu hái quả, cho

nên trước hết cần phải nhận biết quả chín.

* Nhận biết quả chín

Thông thường người ta căn cứ vào hình thái, màu sắc vỏ quả để nhận biết độ chín

của nó.

- Loại quả khô: Khi chín vỏ quả thường chuyển màu như chuyển từ màu xanh

sang màu vàng (quả phi lao) hoặc sang màu canh dán (quả thông) hoặc sang màu xám có

mốc trắng (quả xà cừ), vỏ quả nhăn hoặc có vết nứt.thường các loại quả khô này khi quả

chín nếu không thu hái kịp thời hạt sẽ rơi rụng và bị gió đưa đi như thông, phi lao, bạch

đàn.

- Loại quả thịt, quả mọng: Căn cứ vào màu sắc và độ cứng của vỏ quả. Khi chín

vỏ quả chuyển sang màu đỏ, màu đen hoặc màu vàng sẫm, phần vỏ thịt mềm. Các loại

quả này khi chín thường bị chim thú ăn hại.

* Nhận biết hạt chín

Đa số các loài cây hạt chín có liên hệ với quả chín. Thông thường là khi quả chín

thì hạt cũng chín. Nhưng để xác định chắc chắn và loại trừ những ngoại lệ thì chúng ta có

thể nhận biết hạt chín bằng cách:

- Căn cứ vào màu sắc, mùi vị và hình thái của vỏ hạt, nhân: Mỗi loại hạt khi chín

vỏ hạt, nhân của nó có màu sắc, mùi vị, hình thái đặc trưng riêng.

- Xác định tỷ trọng: thường khi chín tỷ trọng của hạt thay đổi, do vậy phải biết tỷ

trọng tiêu chuẩn của mỗi loại hạt khi chín.

- Thí nghiệm nảy mầm: Khi tỷ lệ nảy mầm cao nhất là lúc hạt chín đều. Cách này

chỉ có giá trị trong công tác nghiên cứu.

9- Phải theo dõi sát tình hình thực tế của từng nơi và từng loài cây để kịp thời tổ

chức thu hái hạt giống.

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 1

Trang 1

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 2

Trang 2

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 3

Trang 3

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 4

Trang 4

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 5

Trang 5

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 6

Trang 6

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 7

Trang 7

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 8

Trang 8

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 9

Trang 9

Bài giảng Nhân giống cây trồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 104 trang xuanhieu 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhân giống cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nhân giống cây trồng

Bài giảng Nhân giống cây trồng
uả.
- Phơi nắng 2 – 3
ngày.
- Đập nhẹ cho hạt
rơi ra hết.
5 Lát hoa 12 -1 - Vỏ quả màu xanh
xám, nâu sẫm.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả
- Ủ thành đống cao
30 – 40cm, 1-2
93
- Hạt màu cánh dán,
nhân trắng.
ngày.
- Phơi 2 – 3 nắng.
6 Lim
xanh
10 - 12 - Vỏ quả màu nâu
sẫm.
- Hạt màu đen thẫm,
cứng.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả
- Phơi quả 2 – 3
nắng.
- Sàng, sẩy lấy hạt
đem phơi khô.
7 Sa mộc
(Sa mu)
10 - 12 - Quả chuyển sang
màu vàng nhạt.
- Hạt màu cánh dán,
nhân trắng.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả
- Ủ quả thành đống
cao 30 – 40cm, 2- 4
ngày.
- Phơi 3 – 4 nắng
nhẹ. Hong se hạt
trong bóng râm.
8 Thông
mã vĩ
10 - 12 - Quả màu xanh
chuyển sang vàng
mơ hoặc một phần
quả có màu cánh dán,
mắt quả to, mẩy.
- Nhân hạt chắc, màu
trắng, cứng, hạt có
nhiều dầu. (có mùi
dầu thông đặc trưng)
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả
- Ủ quả 2 – 4 ngày.
Chọn quả màu cánh
dán đem phơi. 
- Hàng ngày thu lấy
hạt. Vò sàng, sẩy hết
tạp vật, thu lấy hạt
chắc.
- phơi lại cho khô. 
9 Trám
đen
9 - 10 - Quả màu đen, xanh
đen.
- Hạt màu nâu, nhân
trắng.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả.
- Ngân quả vào nước
nóng 80 - 850c để
nguội dần 2 – 3 giờ,
vớt ra, tách lấy hạt.
- Phơi hạt trong
bóng râm hoặc nắng
nhẹ cho khô.
10 Trám
trắng
9 - 10 - Vỏ quả màu vàng
mơ, vị chua, ngọt,
bùi.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả.
- Ngâm quả trong
nước nóng 50 –
600c.
- Tách lấy hạt, đãi
sạch, phơi khô dưới
nắng nhẹ.
11 Xà cừ 5- 6 - Vỏ quả màu mốc
trắng, xám mốc.
- Hạt màu nâu nhạt,
nhân trắng.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả hoặc
từng quả
- Phơi nắng nhẹ cho
tách vỏ quả hoặc đập
nhẹ cho quả tách ra,
lấy hạt, phơi hạt
dưới nắng nhẹ.
94
12 Xoan ta 12 - 2 - Vỏ quả vàng, thịt
mềm.
- Hạt cứng, nhân
trắng. 
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả.
- Ủ quả cho chín
nhũn.
- Ngâm trong nước,
chà xát hết lớp vỏ
thịt, đãi lấy hạt.
13 Bồ đề 9 - 10 - Quả chuyển từ xanh
sang mốc trắng, xuất
hiện những vết nứt
rạn. Bóp mạnh vỏ
quả dễ tách ra.
- Vỏ hạt cứng, màu
đen, có phủ lớp phấn
vàng, nhân trắng, có
vị đắng.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
chùm quả.
- Không tách hạt:
Hong quả 2 – 3 ngày
trong nhà, sau đó
bảo quản.
- Tách hạt: Xát nhẹ
cho vỏ tách ra, sàng
sẩy lấy hạt.
14 Long
não
11 - 1 - Quả màu tím than,
mềm và thơm.
- Hạt có vỏ cứng,
nhân trắng và chắc.
Trèo lên cây hái
từng chùm quả.
- Ngâm quả vào
nước lã cho thịt quả
mềm, xát, đãi lấy
hạt.
- Hong ráo nước,
bảo quản ẩm.
15 Mỡ 8 - 9 - Quả chuyển từ xanh
sang xám có đốm
trắng, thịt đỏ tươi.
- Hạt cứng, màu đen,
nhân trắng, có tinh
dầu.
Trèo lên cây dùng
cù nèo hái từng
quả.
- Ủ quả thành đống
cao 30 – 40cm, 2 – 3
ngày.
- Phơi quả trong
bóng râm hoặc nắng
nhẹ, tách lấy hạt đỏ.
- Ngâm hạt đỏ trong
nước sạch 12 giờ,
chà nhẹ hết lớp thịt
đỏ, đãi lấy hạt đen. 
16 Quế 1 - 3 - Quả màu tím thẫm,
thịt mềm.
- Hạt màu thẫm, nhân
trắng.
Trèo lên cây hái
từng chùm quả đã
chín hoặc thu nhặt
dưới đất.
- Ngâm quả vào
nước sạch, xát, đãi
lấy hạt.
- Hong cho ráo
nước, mang bảo
quản ẩm.
17 Trẩu lá
xẻ
10 - 12 - Quả màu vàng nhạt,
thịt quả mềm.
- Thu nhặt quả
chín rụng trên mặt
đất.
Ủ cho quả chín đều,
phơi nơi râm mát
cho quả nứt, dùng
95
- Lớp vỏ ngoài của
hạt màu hồng vàng,
mềm.
- Lớp vỏ trong của
hạt màu nâu đen,
cứng, nhân trắng và
chắc.
- Hái từng quả
trên cây.
dao tách lấy hạt.
Phụ lục 2.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN
MỘT SỐ LOẠI HẠT GIỐNG CÂY RỪNG
TT Tên hạtgiống
Phương pháp bảo
quản
Các chỉ tiêu chất lượng
Độ
thuần
(%)
Hàm
lượng
nước
(%)
Tỉ lệ
nảy
mầm
(%)
Số hạt/1kg hạt
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Bạch đàn liễu Khô, kín (mát, lạnh) 10 – 15 7 – 8 80 – 90 380.000- 420.000
2 Bạch đàn
trắng
Khô,kín (mát, lạnh) Khô,kín
(mát,
lạnh)
7 – 8 7 – 8 250.000 – 300.000
3 Keo lá tràm Khô, kín (mát, lạnh) 80 – 90 7 - 8 85 – 95 45.000 – 50.000
4 Keo tai tượng Khô, kín (mát, lạnh) 80 – 90 7 - 8 85 - 95 95.000 – 110.000
5 Lát hoa Khô, kín (mát, lạnh) 85 - 95 7 - 8 75 - 80 50.000 – 55.000
6 Sa mộc Khô, kín (mát, lạnh) 80 – 85 9 - 10 35 – 45 130.000 – 150.000
7 Trám đem Khô, thông thoáng 90 - 95 10 - 12 50 - 70 250 – 300
8 Trám trắng Khô, thông thoáng,
mát
90 - 95 10 - 12 40 - 50 500 – 600
9 Xà cừ Khô, kín (mát, lạnh) 90 - 95 8 - 9 75 - 85 6500 - 7500
10 Thông mã vĩ Khô, kín (mát, lạnh) 90 - 95 7 - 8 80 - 90 70.000 – 80.000
96
11 Xoan ta Khô, kín (mát, lạnh) 90 - 95 8 - 9 80 - 90 2200 - 2500
12 Bồ đề Cát ẩm (20%) Trộn
đều với hạt theo tỉ
lệ 1 hạt/ 2 – 3 cát
(thể tích).
90 - 95 28 - 29 80 - 90 7000 – 8000
13 Long não Trộn đều hạt với cát
ẩm (15-18%), nơi
thoáng mát.
90 - 95 25 - 30 55 - 60 9000 – 10.000
14 Mỡ Cát ẩm (22%) trộn
đều với hạt theo tỉ
lệ 1 hạt/ 2 – 3 cát
(thể tích)
90 - 95 24 - 25 80 - 90 24.000 – 26.000
15 Quế Trộn đều hạt với cát
ẩm (15%) theo tỉ lệ
1 hạt/2 cát
90 - 95 30 - 35 75 - 85 3000 - 4000
16 Trẩu lá xẻ Trộn đều hạt với cát
ẩm, bảo quản trong
kho thông thoáng.
90 - 95 18 - 20 80 - 90 300 - 400
Phụ lục 3.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MỘT SỐ LOẠI HẠT GIỐNG CÂY RỪNG
TT Tên hạt giống Phương pháp xử lý
(1) (2) (3)
1 Bạch đàn Ngâm hạt trong nước ấm (35 – 400c) trong 6 – 8 giờ. Vớt ra,
rửa chua, ủ trong túi vải dầy. Hạt nứt nanh đem gieo.
2 Keo lá tràm - Nhúng hạt vào nước sôi 30 giây đến 1 phút. Vớt ra ngâm
nước lạnh qua đêm.
- Cho hạt vào nước đang sôi đồng thời nhấc ngay ra khỏi
nguồn nhiệt (bếp). Ngâm 1 phút rồi gạn bỏ nước sôi, thay
nước lạnh vào, ngâm tiếp trong 10 – 12 giờ. Vớt ra rửa
chua, ráo nước đem ủ, hạt nứt nanh đem gieo. 
3 Keo tai tượng Nhúng nước sôi 30 giây và ngâm nước lạnh qua đêm (10 –
12 giờ).
4 Lát hoa Ngâm hạt trong nước ấm (35 – 400c), để nguội dần trong 6 –
8 giờ. Rửa chua, hong ráo nước, ủ, hạt nứt nanh đem gieo. 
5 Lim xanh Ngâm hạt trong nước sôi, để nguội dần trong 10 – 15 giờ,
rửa chua, ủ, hạt nứt nanh đem gieo.
97
6 Sa mộc Ngâm hạt trong nước ấm 400c trong 8 – 10 giờ. Sau đó rửa
sạch hạt, hong ráo nước rồi ủ 2 – 3 ngày. Hàng ngày rửa
chua 1 lần. Hạt nứt nanh đem gieo.
7 Thông mã vĩ Ngâm hạt trong nước ấm (40 – 500c) và để nguội dần trong
10 – 12 giờ. Sau đó vớt ra, rửa chua , ủ 1 – 2 ngày, hàng
ngày rửa chua, hạt nứt nanh đem gieo.
8 Trám đen Chà xát vỏ hạt trong cát, cho hạt vào nức sôi, để nguội dần
trong 24 giờ. Rửa chua, ủ hạt trong cát ẩm 10 – 15 ngày,
nảy mầm, cấy vào bầu.
9 Trám trắng Xử lý như trám đen
10 Xà cừ Ngâm hạt trong nước ấm (40 – 500), để nguội dần trong 8 –
10 giờ. Rửa chua, hạt nứt nanh đem gieo.
11 Xoan ta Ngâm hạt trong nước 40 – 450c một ngày. Vớt ra, cho hạt
xuống hố, phủ lớp đất mỏng lên trên, rồi đốt cỏ khô, rơm rạ
cho nóng. Sao đó tưới nước đủ ẩm, hạt nứt nanh đem gieo.
12 Long não Ngâm hạt trong nước ấm (30 – 350c) 8 – 10 giờ. Rửa sạch
hạt, hong se, ủ trong cát ẩm, nứt nanh đem gieo.
13 Mỡ - Ngâm hạt trong nước ấm (30 – 400c) 8 – 10 giờ. Rửa chua,
ủ trong cát ẩm, hạt nứt nanh đem gieo.
- Ngâm hạt trong nước lạnh (50c) 48 giờ, sau đó ủ hạt ở
nhiệt độ thay đổi trong khoảng 20 – 300c. Hạt nứt nanh đem
gieo.
14 Quế Ngâm hạt trong nước ấm (35 – 400c) 8 – 12 giờ. Rửa chua,
ủ trong cát ẩm, hạt nứt nanh đem gieo.
15 Trẩu lá xẻ Ngâm hạt trong nước ấm (400c), để nguội dần 10 – 12 giờ.
Rửa chua, ủ trong cát ẩm, hạt nứt nanh đem gieo.
Phụ lục 4a.
MỘT SỐ SÂU HẠI TRONG VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TT Loại sâu
hại
Hiện tượng Nguyên nhân –
tác hại
Cách phòng trừ
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Sâu róm Lá bị thủng, nhiều Do sâu róm là ấu - Vệ sinh vườn ươm tốt,
98
lá bị ăn trụi. trùng của nhiều
loại bướm.
Chúng ăn trụi
hoặc làm rụng lá,
làm cây con sinh
trưởng kém, còi
cọc.
cắt bỏ những lá bị hại.
- Bắt giết hoặc phun thuốc
trừ sâu.
- Bảo vệ các loài thiên
địch như chim chóc, thằn
lằn
2 Bọ hung - Tán lá cây bị
chết héo.
- Ở độ sâu 3 – 5cm
trong đất có ấu
trùng của bọ hung.
Ấu trùng của bọ
hung có sẵn
trong đất ươm
cây, gặm và cắn
đứt rễ làm cây
con chết hàng
loạt.
- Vệ sinh vườn ươm sạch
sẽ.
- Xử lý đất trước khi gieo
ươm.
- Xử lý phân: Trộn lẫn
3kg vôi bột với 100kg
phân chuồng, ủ thật hoai
mục mới dùng. Trộn 300
– 500g Lindan với 1m3 đất
đóng bầu để diệt trừ ấu
trùng trong đất, phân bón.
3 Sâu vẽ bùa Lá cây có những
vết dính màu trắng
ngoằn ngoèo, đôi
khi có màu đen, lá
bị cuốn lại, cong
queo.
Sâu con màu
trắng nhạt, bám
vào lá ăn lớp
biểu bì, làm cho
lá bị khô dần rồi
rụng, cây con
chậm lớn.
- Vệ sinh vườn ươm.
- Phun thuốc trừ sâu lên lá
(Sunfatnicotin1%,
Vofatoc1/1000).
Không nên để những cây
lớn như loài cam, chanh
mọc gần vườn ươm vì dễ
lây lan.
4 Sâu đục
thân
Thân cây bị đục
ngang, cây bị gãy,
đổ gục xuống.
Sâu đục là ấu
trùng của một
loài bướm, ban
ngày chui trong
đất, ban đêm ra
khỏi mặt đất và
cắn ngang thân
cây con ngay
trên mặt đất.
- Dùng tay bắt giết.
- Phun thuốc trừ sâu.
5 Sâu xám
nhỏ
Thân cây non đứt
ngang, phần ngọn
cắm một đầu vào
đất.
Sâu cắn ngang
cây, kéo ngọn
vào đất để ăn lá
và mầm non. Ăn
xong thường
- Giữ gìn vườn ươm sạch
sẽ, gọn gàng.
- Bắt diết vào lúc sáng
sớm.
- phun thuốc trừ sâu.
99
nằm ngay dưới
đất cạnh gốc cây.
6 Bọ rầy nâu
lớn, bọ rầy
nâu nhỏ.
Lá cây có nhiều lỗ
thủng, hoặc mất
từng mảng sát
mép lá.
Lá cây khô dần
rồi rụng, ảnh
hưởng đến khả
năng quang hợp,
cây con chậm
lớn.
- Xử lý đất để diệt trứng
và ấu trùng sâu.
- Phun thuốc Fenitrothion:
Pha 50ml thuốc với 10 lít
nước lã phun cho 100m2
vào chập tối, ban đêm sâu
ra ăn sẽ bị diệt.
7 Rệp cây Lá cây bị uốn
cong, dính, đôi khi
có những vết màu
đen
- Rệp rất nhỏ,
giống hình
những cái vảy
màu xanh nhạt
hoặc vàng.
- Bám trên lá hút
nước và nhựa
cây.
- Vệ sinh vườn ươm.
- Ngắt bỏ lá bị bệnh.
- Phun thuốc trừ sâu ướt
cả 2 mặt lá.
8 Kiến Ít hạt nảy mầm,
hạt bị tha mất, lá
cây có lỗ thủng
nhỏ.
Kiến ăn rỗng
phôi hạt, tha hạt
về tổ làm tỷ lệ
nảy mầm bị giảm
sút nghiêm
trọng.
- Để khay gieo hạt trên
giá, chân giá được bôi mỡ
xe máy cho kiến không bò
lên được.
- Rắc thuốc trừ sâu xung
quanh luống gieo. Trộn
tro bếp lẫn với hạt.
- Phun thuốc trừ sâu thông
thường lên các luống mới
gieo hạt. Tìm tổ kiến trừ
tận gốc.
9 Dế Mầm và những lá
non bị ăn trụi
Dế đào hang
thành đường
hào, cắn đứt rễ
trong đất, ăn hạt
mới nảy mầm và
mầm lá non của
cây con, làm cho
cây héo chết
hoặc sinh trưởng
kém. 
- Giữ gìn vườn ươm sạch
sẽ, gọn gàng, phát sạch
các lùm cây bụi, cỏ rậm.
- Đặt bẫy đèn ban đêm,
tìm các hang dế ở, đổ
nước đầy, bắt giết.
- Phun thuốc trừ sâu thông
thường cho các luống cây
non.
100
Phụ lục 4b.
MỘT SỐ BỆNH HẠI TRONG VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TT Loạibệnh Hiện tượng
Nguyên nhân – Tác
hại Cách phòng trừ
(1) (2) (3) (4) (5)
1 Khô lá
cây
Lá cây có những
đốm chết màu nâu
đen hoặc đỏ tía, các
đốm này lan ra rất
nhanh.
Do nâm ký sinh trên lá
cây trong thời kỳ ẩm
ướt hoặc nhiễm trên lá
cây con yếu ớt do
không được tưới nước,
bón phân đầy đủ, tưới
cây bằng nước bẩn
cũng dễ làm cho bệnh
phát sinh, phát triển.
Cây sinh trưởng yếu có
thể bị chết.
- Vệ sinh vườn thông
thoáng, sạch sẽ.
- Tưới nước sạch và
bón phân cho cây đầy
đủ.
- Sớm đưa cây ra
ngoài nắng.
- Phun thuốc: Dùng
Benlat hoặc Dithan
M45 phun mỗi tuần 2
lần, ướt cả 2 mặt lá.
Phun cho đến khi lá
non mọc ra không có
đốm nữa mới thôi.
2 Rơm lá
thông
Trên lá kim lúc đầu
xuất hiện những
đốm màu vàng tươi,
mờ nhạt, không rõ
đường biên, sau biến
thành vết màu nâu,
tiến tới làm khô từng
đoạn lá từ phía ngoài
vào. Bệnh nặng, xuất
hiện những đốm đen
màu tro dài 1 -2mm
đến 1 – 2cm.
- Do nấm ký sinh gây
ra.
- Các lá bị bệnh khô
dần từ phía ngọn vào
gốc lá, lan sang các lá
khác, dần dần toàn bộ
tán lá bị khô và cây
chết.
- Phun thuốc boocđo
cho cây con, chu kỳ
phun từ 7 – 15 ngày 1
lần, nồng độ 0,5 –
1%, lượng nước phun
1lít/4m2 – 1lit/5-6m2
tùy theo mức độ nặng
nhẹ của bệnh, thời
gian và độ tàn che
của cây ươm.
- Nhổ bỏ cây bệnh,
mang ra khỏi vườn
ươm đốt.
- Vệ sinh vườn ươm,
dụng cụ, vật tư,
phương tiện.
3 Đốm lá Lá cây có những
đốm nhỏ màu nâu.
- do nấm gây ra trong
những thời kỳ ẩm ướt
- Giữ vườn ươm
thông thoáng.
101
và nóng.
- Làm suy yếu cây con,
rụng lá ảnh hưởng đến
quang hợp.
- Tưới đủ nước và
phân cho cây, không
tưới quá nhiều nước
gây mặt vườn ướt
sũng.
- Phun benlat hoặc
Dithan M45 cho cây
bị bệnh, 1 -2 lần/
tuần, phun ướt cả 2
mặt lá.
4 Mốc
sương
Các bào tử nấm làm
thành một lớp bụi
trắng trên lá cây, có
thể thấy được rõ
ràng bằng mắt
thường.
- Cây bị che bóng quá
nhiều và thời tiết nóng,
ẩm.
- Làm suy yếu cây con
nếu không diệt trừ, có
thể làm chết cây.
- Vệ sinh vườn ươm.
Tưới nước sạch và
không tưới quá
nhiều. Đưa cây ra
ngoài nắng (với độ
tàn che và thời gian
che thích hợp).
- Phun thuốc benlat
và Dithan M45 tuần 2
lần cho cây.
5 Mốc đen Trên lá có chất bột
màu đen, thường
xuất hiện cùng với
sâu vẽ bùa.
- Nấm mốc đen phát
triển trên các vết do loài
sâu vẽ bùa để lại.
- Làm cho lá cây con
quang hợp kém, cây còi
cọc, chậm phát triển.
- Phun thuốc trừ sâu
diệt trừ sâu vẽ bùa.
Khi diệt hết sâu thì
bệnh này cũng kết
thúc.
6 Thối cổ
rễ
Cây mầm, cây mạ bị
đổ ngã xuống sát
mặt đất, các lá mầm
và thân bị héo. Phần
cổ rễ từ ngang mặt
đất trở xuống bị thối
mềm nhũn, rữa ra
hoặc teo thắt lại.
- Do một số loài nấm cư
trú trong đất xâm nhập
vào các mô mềm của
cây và phá hoại các tổ
chức này, làm cổ rễ và
các bộ phận ở dưới đất
bị thối, cắt đứt sự vận
chuyển nước và dinh
dưỡng, đồng thời làm
cho cây mất cân bằng
cơ học và bị đổ ngã. 
- Bệnh phổ biến ở nhiều
nơi, làm chết hàng loạt
- Giữ vệ sinh vườn
ươm, thông thoáng
sạch sẽ.
- Chỉ dùng nước sạch
để tưới, không tưới
quá nhiều nước cho
cây.
- Xử lý đất trước khi
gieo.
- Phun thuốc trừ nấm
Captan ngay sau khi
gieo hạt.
- Khi bệnh xuất hiện,
102
cây ươm, gây nhiều
thiệt hại.
phải giảm tưới nước,
nhặt bỏ cây bị bệnh
mang đi đốt.
- Phun thuốc Benlat
và Captan, ph thuốc
với tỷ lệ 6g Benlat +
10lit nước phun
100m2, ohun mỗi
tuần 2 lần cho đất
ướt, phun liên tục
trong 2 – 3 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học lâm nghiệp: Trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1997.
2. Điều tra bệnh cây trong vườn ươm và rừng trồng tại Việt Nam. Chuyên gia FAO
1992.
3. Kỹ thuật giống cây rừng: Ngô Quang Đê, Nguyễn Mộng Mênh. NXBNN năm
1982.
4. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng – Vụ khoa học công nghệ - Bộ lâm nghiệp,
NXBNN năm 1994.
103
5. Kỹ thuật vườn ươm – Nguyễn Quang Hà. NXBNN năm 1995.
6. Một số qui định về hoạt động công tác kỹ thuật hoạt động giống lâm nghiệp –
Cty giống và phục vụ trồng rừng năm 1983.
7. Qui trình kỹ thuật xây dựng vườn giống – rừng giống, Cty giống và phục vụ
trồng rừng năm 1988.
8. Thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống ở Việt Nam, năm 1982.
9. Trồng rừng đại cương. Trường Đại học lâm nghiệp.
10. Trồng rừng chuyên dụng. Trường Đại học lâm nghiệp. 
104

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhan_giong_cay_trong.pdf