Bài giảng mô đun Lắp mạch điện tử công suất
1. Diode
Diode là phần tử được cấu tạo bởi một lớp tiếp giáp bán dẫn p-n. Diode
có hai cực, anôt A là cực nối với lớp bán dẫn kiểu p, catôt K là cực nối với lớp
bán dẫn kiểu n. Dòng điện chỉ chạy qua điôt theo chiều từ A đến K khi điện áp
UAK dương. Khi UAK âm, dòng qua điôt gần như bằng không. Cấu tạo và ký hiệu
của Diode nh trên hình 1.1
1.1 Cấu tạo
Tiếp giáp bán dẫn p-n là bộ phận cơ
bản trong cấu tạo của một Diode. Ở
nhiệt độ môi trường, các điện tử tự do
trong lớp bán dẫn n khi khuếch tán
sang lớp bán dẫn p sẽ bị trung hoà bởi
các ion dương ở đây. Do các điện tích
trong vùng tiếp giáp tự trung hoà lẫn
nhau nên vùng này trở nên nghèo điện
tích, hay là vùng có điện trở lớn. Tuy
nhiên vùng nghèo điện tích này chỉ mở
a) b)
Hình: 1.1
a) Cấu tạo; b) Ký hiệu
rộng ra đến một độ dày nhất định vì ở bên vùng n khi các điện tử di chuyển đi sẽ
để lại các ion dương, còn bên vùng p khi các điện tử di chuyển đến sẽ nhập vào
lớp các điện tử hoá trị ngoài cùng, tạo nên các ion âm. Các ion này nằm trong
cấu trúc tinh thể của mạng tinh thể silic nên không thể di chuyển được. Kết quả
tạo thành một tụ điện với các điện tích âm ở phía lớp p và các điện tích dương ở
phía lớp n. Các điện tích của tụ này tạo nên một điện trường E có hướng từ vùng
n sang vùng p, ngăn cản sự khuếch tán tiếp tục của các điện tử từ vùng n sang
vùng p. Điện trường E cũng tạo nên một rào cản Uj với giá trị không đổi ở một
nhiệt độ nhất định, khoảng 0,65V đối với tiếp giáp p-n trên tinh thể silic ở nhiệt
độ 250C (hình 1.2).
Các điôt công suất được chế tạo chịu được một giá trị điện áp ngược nhất
định. Điều này đạt được nhờ một lớp bán dẫn n- tiếp giáp với lớp p, có cấu tạo
giống như lớp n, nhưng ít điện tử tự do hơn.5
Khi lớp tiếp giáp p - n-
được đặt dưới tác dụng của
điện áp bên ngoài, nếu điện
trường ngoài cùng chiều với
điện trường E thì vùng nghèo
điện tích sẽ mở rộng sang
vùng n- điện trở tương đương
của điôt càng lớn và dòng điện
không thể chạy qua. Toàn bộ
điện áp ngoài sẽ rơi trên vùng
nghèo điện tích. Ta nói rằng
điôt bị phân cực ngược
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng mô đun Lắp mạch điện tử công suất
yristor cực đại. Trị hiệu dụng của dòng điện qua thyristor là 152 0 2 I = 10,6 2 Điện áp ngược cực đại của diode chuyển mạch là Ung = Umax = 340 V Khi α = 1800 điode chuyển mạch dẫn điện gần như liên tục với dòng điện 15A 51 Bài 3: Sơ đồ chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ dùng T MBA có điểm giữa. Điện áp cấp của 1 MBA là 120V. u a, Tính điện áp trung bình trên tải khi d Rd 0 0 0 0 u'2 góc α lần lượt là 0 ; 30 ; 60 ; 90 giả u1 thiết dòng điện tải bằng phẳng và u''2 điệna sp rơi trên thyristor là 1,5V. T2 b, Xác định các thông số của thyristor biết rằng dòng điện tải I = 15A. Giải a, Chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ dùng MBA có điểm giữa có 2U max Utb = cos Nếu kể đến điện áp rơi trên thyristor thì 2U max 2 Utb = cos - 1,5 = .120. 2.cos 1,5 Từ đó suy ra Góc mở α 00 300 600 900 Utb (V) 106,5 92,1 52,5 0 b, Xác định các thông của thyristor Điện áp ngược đặt lên mỗi thyristor Ung = 2Umax =2.120 2 = 340 V Dòng điện hiệu dụng qua thyristor I tai 15 I = 10,6A 2 2 Bài 4: Sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha có điều iT1 iT3 khiển. Biết điện áp nguồn U = 120V, R i T1 T3 t điện áp rơi trên thyristor là 1,5V. 2 u Tính điện áp rơi trên tải khi góc mở d 0 0 0 u2 α lần lượt là 0 ; 45 ; 90 và điện áp ngược cực đại trên thyristor iT4 iT2 T4 T2 id Giải Đây là sơ đồ chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ, trị số trung bình của điệna sp chỉnh lưu tương tự như trường hợp chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ với MBA có điểm giữa. 2U max Utb = cos Nếu kể đến điện áp rơi trên 2 thyristor cùng dẫn thì 52 2U max Utb = cos - (2 x 1,5) từ đó suy ra Góc mở α 00 450 900 Utb (V) 105 73,4 0 Vì có 2 thyristor cùng dẫnnên điện áp ngược cực đại trên từng thyristor là Ung = Umax = 120 2 = 169,7 V Bài 5: Sơ đồ chỉnh lưu 3 pha chỉnh tia có điều khiển. Biết điện áp pha của ua nguồn Uf = 150V. u a, Tìm dạng sóng đầu ra trên tải. b u b, Xác định điện áp trung bình trên d Rd uc tải khi góc mở α lần lượt là 00; 300; 0 0 60 ; 90 . Biết điện áp rơi trên từng thyritor là 1,5V và dòng điện tải là không đổi. Giải a, Dạng sóng điện áp tải được biểu diễn trên hình a. Góc mở α tính từ thời điểm giao nhau của các điện áp pha. Các SCR dẫn điện từ T1, T2 đến T3. Các xung điều khiển vẽ trên hình b Nét đậm u ub u ua c ud 1 2 3 4 t 0 Hình a 2 igA t igB t Hình b igC t b, Trị số trung bình của điện áp chỉnh lưu trừ đi điện áp rơi trên 1 SCR. 3 3 Utb = U .cos - 1,5 2 max Từ đó suy ra 53 Góc mở α 00 300 600 900 Utb (V) 173,9 150,4 86,2 0 Bài 6: Cho mạch chỉnh lưu cầu có tải R+ E biết u2 2.220sin t , f = 50Hz, E = 110V, R = 2 a. Tính trị trung bình của dòng điện tải id? b. Tính giá trị hiệu dụng của dòng điện tải? c. Chọn Diode (Umax,ID) cho hệ số Ku = 1,6, K I = 1,2 Giải a. Tính dòng Id theo công thức : 2 2U2 cos 1 Id sin1 RT b. Tính giá trị hiệu dụng của tải : 2UE I 2 . d RT I Dòng điện trung bình qua Diode Mỗi chu kỳ : I d D 2 c. Choïn Diode : . IKIID . 1,2 IDD UKUU . 1,6. 2 mnD u mn 2 KI , Ku là hệ số an toàn 2. BỘ NGHỊC LƯU 2.1. Bộ nghịch lưu một pha 2.1.1. Nghịch lưu phụ thuộc: Nghịch lưu phụ thuộc là một chế độ làm việc của các sơ đồ chỉnh lưu, trong đó năng lượng từ phía một chiều được đưa trả về lưới điện xoay chiều. Đây là chế độ làm việc rất phổ biến của các bộ chỉnh lưu, đặc biệt đối với các hệ thống truyền động điện một chiều. Khi một máy điện một chiều được điều khiển bằng một bộ chỉnh lưu, máy điện có thể là động cơ tiêu thụ năng lượng điện từ lưới điện đồng thời cũng có thể đóng vai trò là nguồn phát năng lượng, ví dụ trong chế độ hãm tái sinh. Trong chế độ hãm tái sinh động năng tích luỹ trong phần quay của động cơ được đưa trở về lưới điện. Tuy nhiên vấn đề trả năng lượng từ phía một chiều về xoay chiều và cung cấp năng lượng từ phía xoay chiều đến một chiều xảy ra luân phiên là chế độ làm việc bình thường trong hệ thống truyền tải điện. Trước hết, các yêu cầu để có thể thực hiện được chế độ nghịch lưu phụ thuộc, trong đó năng lượng từ phía một chiều được đưa trả về phía xoay chiều, là: 54 a, Trong mạch một chiều phải có sức điện động một chiều Ed có cực tính tăng cường dòng Id, nghĩa là dòng điện một chiều của bộ biến đổi phải đi vào cực âm và đi ra cực dương của sức điện động một chiều Ed. 0 b, Góc điều khiển á phải lớn hơn 90 . Điều này dẫn đến Ud = Ud0. Cos < 0. Như vậy, đầu ra của bộ chỉnh lưu không thể là nguồn cấp năng lượng vì dòng một chiều Id sẽ đi ra ở cực âm và đi vào cực dương của Udo. c, Điều kiện thứ ba rất quan trọng vì liên quan đến bản chất quá trình khoá của các Điôt nắn điện trong sơ đồ, đó là phải đảm bảo góc khoá phải lớn hơn hoặc bằng tr , trong đó tr là thời gian phục hồi tính chất khoá của van. Sơ đồ mạch nghịch lưu một pha được trình bày ở Hình10. La L1 Ud V1 U21 U 22 Ud Rt U21 U1 0 2ï U22 Ud ï La V2 Ed ó U Hình 11: Nghịch lưu phụ thuộc một pha V1 ă L1 Rt Id Xa/ï I d 0 - Ed Udocos Ud + Hình13:Dạng dòng, điện điện áp Hình 12: Sơ đồ thay thế tương đương Trong sơ đồ nếu tăng dần góc điều khiển cho đến khi thì 2 U d U do cos 0 , có nghĩa là không thể duy trì được dòng Id theo chiều cũ. Tuy nhiên nếu như trong mạch một chiều có sức điện động Ed sao cho Ed U d thì dòng Id có thể đựơc duy trì. Nếu thay thế sơ đồ chỉnh lưu bằng nguồn sức điện động Udá ở sơ đồ Hình1.14 , có thể thấy chiều dòng điện Id đi ra ở cực âm và đi vào ở cực dương. Như vậy Udá đóng vai trò là phụ tải. Đối với Ed dòng Id đi ra ở cực dương và đi vào ở cực âm. Như vậy Ed là máy phát. Về bản chất ở đây phụ tải chính là phía xoay chiều vì trong phần lớn thời gian nửa chu kỳ của điện áp lưới thì dòng điện đi vào đầu có cực tính âm và đi ra ở đầu có cực tính dương. 2.1.2. Nghịch lưu độc lập: a, Định nghĩa: Nghịch lưu độc lập là những bộ biến đổi nguồn điện một chiều thành nguồn điện xoay chiều, cung cấp cho phụ tải xoay chiều, làm việc độc lập. Làm việc độc lập 55 có nghĩa là phụ tải không có liên hệ trực tiếp với lưới điện. Như vậy, bộ nghịch lưu có chức năng ngược lại với chỉnh lưu. Khái niệm độc lập nhằm để phân biệt với các bộ biến đổi phụ thuộc như chỉnh lưu hoặc các bộ biến đổi xung áp xoay chiều, trong đó các van chuyển mạch dưới tác dụng của điện áp lưới xoay chiều. b, Phân loại: Tuỳ vào chế độ làm việc của nguồn một chiều cung cấp mà nghịch lưu độc lập được phân loại là nghịch lưu độc lập nguồn áp, nghịch lưu độc lập nguồn dòng. Phụ tải của nghịch lưu độc lập có thể là một tải xoay chiều bất kỳ. Tuy nhiên có một dạng phụ tải đặc biệt cấu tạo từ một vòng dao động, trong đó điện áp hoặc dòng điện có dạng Hình sin yêu cầu một dạng nghịch lưu riêng, gọi là nghịch lưu cộng hưởng. Nghịch lưu cộng hưởng có thể là loại nguồn áp và cũng có thể là nguồn dòng. 2.2. Mạch nghịch lưu ba pha: Tương tự như mạch nghịch lưu một pha, mạch nghịch lưu ba pha cũng được chia làm hai loại nghịch lưu phụ thuộc và nghịch lưu độc lập. Sau đây lần lượt nghiên cứu các loại nghịch lưu ba pha. 2.2.1. Nghịch lưu phụ thuộc . Tương tự như nghịch lưu một pha, nghịch lưu phụ thuộc ba pha cũng được phát sinh trong quá trình làm việc của mạch điện có tải dùng nguồn dòng một chiều trả về nguồn và chúng cũng có các điều kiện tương tự như các mạch điện một pha. Sơ đồ nghịch lưu phụ thuộc sơ đồ cầu ba pha được trình bày ở Hình16 La V1 V3 V5 L= ∞ Ua La Ub La Rt - Uc Ed V4 V6 V2 + Hình14: Mạch nghịch lưu phụ thuộc ba pha 2.2.2. Nghịch lưu độc lập ba pha: Cũng giống như nghịch lưu phụ thuộc, nghịch lưu độc lập ba pha có hai loại đó là nghịch lưu độc lập ba pha nguồn dòng và nghịch lưu độc lập ba pha nguồn áp. Mạch nghịch lưu độc lập nguồn dòng ba pha:(hình15) 56 + L V1 V3 V5 Za Zb E C1 C2 A Zc C3 B C - V4 V6 V2 Hình15: Mạch nghịch lưu nguồn dòng ba pha Dạng cơ bản của nghịch lưu nguồn dòng ba pha được thể hiện ở sơ đồ Hình17. Trên 0 sơ đồ các SCR từ V1 đến V6 được điều khiển để dẫn dòng trong khoảng 120 , mỗi van cách nhau 600 như trên Hình18. 600 1200 1800 2400 3000 3600 V1 V2 V3 θ V4 θ V 5 V6 Hình16: Dạng tín 0 hiệu điều khiển Mạch nghịch lưu độc lập nguồn áp ba pha: Sơ đồ mạch nghịch lưu độc lập nguồn áp ba pha được trình bày ở Hình19. Sơ đồ gồm 06 van điều khiển hoàn toàn gồm V1, V2, V3, V4, V5, V6 và các điôt ngược D1, D2, D3, D4, D5, D6. Các điốt ngược giúp cho quá trình trao đổi công suất phản kháng giữa tải với nguồn. Đầu vào một chiều là một nguồn áp đặc trưng với tụ C có giá trị đủ lớn. Phụ tải ba pha đối xứng Za = Zb, = Zc. có thể đấu hình sao hay tam giác. 57 + D1 D3 D5 V1 V3 V5 E C D6 D2 D4 _ V6 V2 V4 IC IA IB Za Zb Zc Hình17: Sơ đồ nguyên lý mạch nghịch lưu ba pha độc lập Để tạo ra hệ thống điện áp xoay chiều ba pha có cùng biên độ nhưng lệch nhau một góc 1200 về pha, các van được điều khiển theo thứ tự cách nhau 600. Khoảng điều khiển dẫn của mỗi van có thể trong khoảng 1200 đến 1800. Để thuân tiện cho việc xây dựng hệ thông điều khiển góc điều khiển thường được chon các giá trị 1200, 1500, hay 1800. Ngày nay, nghịch lưu áp ba pha thường được dùng chủ yếu với phương pháp biến điệu độ rộng xung, đảm bảo điện áp ra có dạng hình sin. Để dạng điện áp ra không phụ thuộc tải người ta thường dùng biến điệu bề rộng xung hai cực tính, như vậy mỗi pha của mạch điện ba pha có thể điều khiển độc lập nhau. Vấn đề chính của biến điệu bề rộng xung ba pha là phải có ba sóng sin chủ đạo có biên độ bằng nhau chính xác và lệch pha nhau chính xác 1200 trong toàn bộ giải điều chỉnh. Điều này rất khó thực hiện bằng các mạch tương tự. Ngày nay người ta đã chế tạo các mạch biến điệu bề rộng xung ba pha dùng mạch số bởi các bộ vi xử lý, đặc biệt nhờ đó dạng xung điều khiển ra sẽ tuyệt đối đối xứng và khoảng dẫn của mỗi van sẽ được xác định chính xác, kể cả thời gian trễ của các van trong cùng một pha để tránh dòng xuyên giao giữa hai van. 58 Bài 3. ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1. Điều chỉnh điện áp xoay chiều dùng SCR 1.1. Điều chỉnh điện áp xoay chiều một pha nửa bán kỳ Sơ đồ nguyên lý D P D2 R2 SCR R3 VR C R4 N Do SCR chỉ dẫn ở bán kỳ dương của điện áp AC ngõ vào nên diode D1 dùng để chỉnh lưu bán kỳ dương lấy điện áp cấp cho cực G của SCR. Độ lớn của điện áp và dòng điện kích cho cực G phụ thuộc vào VR. Khi VR thay đổi thì dòng kích cho cực G thay đổi: nếu dòng kích tăng thì SCR dẫn mạnh và ngược lại. Khi SCR dẫn mạnh thì dòng điện qua bóng đèn tăng, bóng đèn sáng mạnh và ngược lại. 1.2. Điều chỉnh điện áp xoay chiều một pha 2 nửa bán kỳ + Để thay đổi tốc độ của động cơ người ta thay đổi điện áp từ biến áp xung đưa vào chân G của SCR, dẫn đến thay đổi độ rộng xung kich vào cực G của SCR, từ đó thay đổi điện áp trung bình đặt lên tải. 59 + Khi thay đổi độ rộng của xung kích hay chính là thay đổi độ dẫn dòng của SCR hay chính là thay đổi điện áp trung bình đặt lên động cơ và từ đó thay đổi tốc độ của động cơ Đ. 1.2. Điều chỉnh điện áp xoay chiều ba pha Sơ đồ nguyên lý +12V A B C +12V D1 D2 VR VR1 R7 R3 +12V TR1-A OUT1-A T1 C3 R4 16 13 6 11 24V~ scr1 scr2 scr3 15 R1 a2 5 IC TCA785 14 +12V 1 9 10 12 D3 D4 R8 R2 C1 C2 R5 0V~ scr4 scr5 scr6 TR2-A OUT2-A C4 T2 R6 +12V +12V VR2 +12V D1 D2 R7 TR1-b OUT1-b 24V~ IC TCA785 B2 +12V D3 D4 R8 0V~ TR2-b OUT2-b +12V +12V VR3 +12V D1 D2 R7 TR1-c OUT1-c A B C 24V~ c2 IC TCA785 +12V D3 D4 R8 0V~ M TR2-C OUT2-C motor 3 pha 2. Điều chỉnh điện áp xoay chiều dùng Triac 2.1. Điều chỉnh điện áp xoay chiều một pha Sơ đồ nguyên lý +12V +12V D1 D2 a VR VR1 R7 R3 +12V TR1-A OUT1-A T1 m C3 R4 16 13 6 11 24V~ 1 15 T R1 triac 220V~ a2 5 IC TCA785 14 +12V G 1 9 10 12 D3 D4 R8 T2 R2 C1 C2 R5 0V~ TR2-A OUT2-A B C4 T2 R6 60 Sơ đồ nguyên lý mạch dùng Triac diode - Nguyên lý hoạt động: Xét nửa chu kỳ đầu của dòng điện xoay chiều giả sử dương P âm N, có dòng điện đi từ P qua ĐC qua VR nạp cho tụ C về N. Lúc này tụ C được nạp để tạo thời gian trễ cho góc mở của Triac. Sau khi tụ nạp đầy đến một giá trị điện áp thì có dòng qua D1 dẫn xung dương kích vào cực G của Triac. Triac dẫn dòng từ P qua ĐC qua T1 qua T2 của Triac về N nên động cơ ĐC quay. Ở nửa chu kỳ sau của dòng điện xoay chiều khi dương N âm P, có dòng kích mở đi từ N qua C qua VR qua ĐC về P. Lúc này tục C được nạp với chiều ngược lại . Sau khi tụ nạp đầy đến một giá trị điện áp thì có dòng qua D2 dẫn xung âm kích vào cực G của Triac. Triac dẫn dòng từ N qua T2 qua T1 qua ĐC về N nên động cơ ĐC quay. Tốc độ của động cơ ĐC phụ thuộc vào điện áp đặt lên cực G của Triac hay phụ thuộc vào việc điều chỉnh VR. Do đó khi điều chỉnh triết áp VR sẽ làm thay đổi tốc độ của động cơ ĐC. 61 Sơ đồ nguyên lý - Nguyên lý hoạt động: Xét nửa chu kỳ đầu của dòng điện xoay chiều giả sử dương P âm N, có dòng điện đi từ P qua động cơ ĐC qua R1 qua VR nạp cho tụ C về N. Lúc này tụ C được nạp với cực tính dương ở trên âm ở dưới . Khi tụ nạp đầy đến một giá trị điện áp lớn hơn ngưỡng mở của Diac thì Diac dẫn xung dương kích vào cực G của Triac. Triac dẫn dòng từ P qua ĐC qua T1 qua T2 của Triac về N nên động cơ ĐC quay. Ở nửa chu kỳ sau của dòng điện xoay chiều khi dương N âm P, có dòng kích mở đi từ N qua C qua VR qua R2 qua D về P. Lúc này tụ C được nạp với chiều ngược lại . Lúc này xung kích vào chân G của Triac là xung âm nên Triac dẫn dòng từ N qua T2 qua T1 qua ĐC về N nên động cơ ĐC quay Tốc độ của động cơ ĐC phụ thuộc vào điện áp đặt lên cực G của Triac hay phụ thuộc vào việc điều chỉnh VR. Do đó khi điều chỉnh triết áp VR sẽ làm thay đổi tốc độ của động cơ ĐC. 2.2. Điều chỉnh điện áp xoay chiều ba pha Sơ đồ nguyên lý 62 +12V +12V A B C D1 D2 VR VR1 R7 R3 +12V TR1-A OUT1-A T1 C3 R4 16 13 6 11 24V~ 15 R1 triac1 T1 triac2 T1 triac3 T1 a2 5 IC TCA785 14 +12V 1 9 10 12 D3 D4 R8 T2 T2 T2 R2 C1 C2 R5 0V~ TR2-A OUT2-A C4 T2 R6 +12V +12V VR1 +12V D1 D2 R7 TR1-b OUT1-b 24V~ B2 IC TCA785 +12V D3 D4 R8 0V~ TR2-b OUT2-b +12V +12V VR1 +12V D1 D2 R7 TR1-c OUT1-c 24V~ c2 IC TCA785 +12V D3 D4 R8 0V~ M TR2-C OUT2-C motor 3 pha 63 XÁC NHẬN KHOA Bài giảng mô đun “Lắp mạch điện tử công suất” đã bám sát các nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho mô đun Lắp mạch điện tử công suất thay thế cho giáo trình. Người biên soạn Lãnh đạo Khoa ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Phạm Thị Huê 64
File đính kèm:
- bai_giang_mo_dun_lap_mach_dien_tu_cong_suat.pdf