Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ

Đặt vấn đề

Sự cần thiết của việc thương lượng trong hoạt động của ĐBQH.

Một số KN cần vận dụng khi thương lượng.

Một số nguyên tắc, những việc nên làm và nên tránh.

Kết luận.

 

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 12 trang xuanhieu 4720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ

Bài giảng Kỹ năng thương lượng - Nguyễn Văn Mễ
KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG 
Nguyễn Văn Mễ , nguyên Chủ tịch HĐND, 
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa - Thiên Huế , Khóa 11 
 Tháng 3/2010 
Nội dung trình bày gồm 5 phần : 
Đặt vấn đề 
Sự cần thiết của việc thương lượng trong hoạt động của ĐBQH. 
Một số KN cần vận dụng khi thương lượng . 
Một số nguyên tắc , những việc nên làm và nên tránh . 
Kết luận . 
Bài tập động não : 
Theo anh/chị ; khi nào ĐBQH phải tiến hành thương lượng để thực thi nhiệm vụ của mình . 
Mỗi người ghi vào giấy bìa khoảng từ 5-7 chữ để chỉ một trường hợp mà ĐBQH phải tiến hành thương lượng . 
Thời gian : Ghi 7 phút , gởi lại cho BTC lớp học để tổng hợp 3 phút . Người trình bày sẽ nghiên cứu sử dụng khi thuyết trình . 
 I- Đặt vấn đề  
Thương lượng là một giao dich có ít nhất hai bên tham gia , trong đó các bên đều có vai trò quyết định đối với kết quả cuối cùng . Để đạt mục tiêu hoặc điều kiện tiên quyết có thể chấp nhận được đòi hỏi các bên phải tiến tới sự đồng thuận về nhận thức hoặc hành động . 
Trong hoạt động của mình , ĐBDC có rất nhiều mối quan hệ trong HTCT; với nhân dân ; với các tổ chức và cá nhân liên quan khác . Để đạt được kết quả mong muốn , bên cạnh những KT và KN cần thiết , người ĐBDC phải biết cách thương lượng nhằm tạo ra sự đồng thuận đối với các kiến nghị của mình về các nhiệm vụ lập pháp , quyết định và GS. 
Hoạt động thương lượng có thể được xem là một phần của quá trình thảo luận , tranh luận ; chất vấn của ĐBDC 
II- Sự cần thiết của việc thương lượng trong hoạt động của ĐBQH 
 Thương lượng là hoạt động hết sức cần thiết của ĐBDC là vì : 
Để thực hiện tốt vai trò người đại diện cho cử tri tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất , đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia , của ngành , địa phương ; của các tầng lớp nhân dân . 
Góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong xây dựng và thực thi chính sách , luật pháp . 
Để thực hiện nguyên tắc hoạt động của cơ quan dân cử là thảo luận dân chủ , quyết định theo đa số . 
Đó là phương thức ứng xử phù hợp với đặc điểm văn hóa của người Việt nam nhằm tạo sự đồng thuận XH khi có sự khác biệt ý kiến . 
Hoạt động KT-XH ngày càng đa dạng , phức tạp ; nhiều v/đ phát sinh chưa có tiền lệ ; nhiều kiến nghị của cử tri do những hoàn cảnh lịch sử cụ thể không đễ dàng giải quyết . Trong tình hình đó để có sự thống nhất về nhận thức và hành động phải tiến hành việc thương lượng . 
III- Một số KN cần vận dụng khi  thương lượng 
 ĐBQH phải vận dụng đồng thời nhiều KN khi thương lượng : 
1- KN lựa chọn vấn đề để tiến hành thương lượng : 
Trong hoạt động lập pháp , quyết định và GS có nhiều v/đ cần thương lượng nhưng chỉ nên tập trung vào một số v/đ ưu tiên gồm : a- Là mục tiêu chủ yếu hoặc là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực thi chính sách KT-XH mà ĐBQH ủng hộ tích cực.b - Là chính sách có thể tạo sự thay đổi về chất cho hoạt động quản lý và sự phát triển của ngành , ĐP( Ví dụ : Vận động để chuyển Tỉnh Cần thơ thành TP trực thuộc TƯ; Vận động để được hưởng cơ chế đặc thù ). c- Là v/đ đặc thù của ngành , ĐP nhưng chưa được chú ý trong hoạt động lập pháp , GS và Quyết định .( Ví dụ : Để đưa vào Luật QH; luật XD một số điều , khoản liên quan đến việc trùng tu , bảo vệ di sản VH Huế).d - Là v/đ có tầm CS quốc gia cần vận động để QH hoặc cấp có thẩm quyền xem xét 
 e- Thuộc danh mục các v/đ cần đeo bám để giải quyết KN,TC. 
V/đ được chọn phải là việc chưa có sự đồng thuận cao ; đã chuẩn bị đủ luận cứ ; có tính khả thi về thời gian và nguồn lực 
III- Một số KN cần vận dụng khi  thương lượng ( tt ) 
2- KN thương lượng : 
Trước hết cần xác định rõ mục tiêu của việc thương lượng ; xây dựng các kịch bản về mức tối đa và mức tối thiểu có thể đạt được . 
Xác định rõ đối tượng cần thương lượng trong đó những ai có thể đồng tình , ủng hộ ; những người nào có thái độ phản đối ; những ai đang lừng chừng , chưa bày tỏ ý kiến ? Đâu là nguyên nhân chủ yếu ? Cách nào là tối ưu để tiếp cận từng nhóm đối tượng ?. 
Lập KH cụ thể để tiến hành thương lượng ; nêu rõ các hoạt động chủ yếu ; tiến độ thực hiện ; các điều kiện , nguồn lực cần phải có , rà soát công tác chuẩn bị .. 
Tiến hành hoạt động thương lượng bằng cách vận dụng tổng hợp các KN: thu thập và sử lý thông tin; thiết lập quan hệ ; đối thoại và tranh luận .. nhằm thuyết phục và tạo sự đồng thuận đối với các luận cứ mà mình nêu ra ( lập luận dựa vào hệ thống giá trị chung ; lập luận dựa vào quyền thế ; lập luận dựa trên chứng cứ &logic..) 
III- Một số KN cần vận dụng khi  thương lượng ( tt ) 
Cách thức tiến hành thương lượng phụ thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng mà ĐBQH tiếp xúc . Với cương vị cho phép , ĐB có thể thương lượng bằng cách đối thoại trực tiếp ; tổ chức hội thảo , tọa đàm với một số đối tượng xác định nhằm trình bày rõ luận cứ của mình và thu nhận YK phản hồi để tiếp tục vận động ( cách làm này đã được nhiều ĐBQH ở các cơ quan Trung ương thực hiện để thúc đẩy sự đồng thuận với các qui định về chính sách lao động nữ ; về dự thảo luật BHXH..); cũng có lúc ĐBQH tiếp xúc , đối thoại với các đoàn và ĐB khác bên ngoài hội trường QH trong các giờ giải lao ; tại các cuộc họp tổ ; sinh hoạt tại các UB và HĐDT. Cũng có trường hợp các Đoàn hoặc ĐB đăng ký làm việc với các Bộ , Ngành TƯ để cung cấp thêm thông tin và kết quả thẩm tra , lấy YK của mình từ cơ sở ; nêu kiến nghị của tập thể và cá nhân đối với chính sách , vụ việc .. 
Để sử lý các vụ việc phức tạp cần xem xét một cách thấu tình đạt lý ; kiên trì đeo bám ; có trường hợp phải đặt mình vào cương vị của người giải quyết để có sự cảm thông , chia xẻ và tính chất của việc thương lượng có khi là một hoạt động hòa giải . 
Diễn đàn BC là một kênh quan trọng cần khai thác để tăng thêm “ sức nặng “ thương lượng trong khuôn khổ các hoạt động của QH. 
 IV- Một số nguyên tắc , những việc  nên làm và nên tránh 
1- Một số nguyên tắc cần áp dụng khi thương lượng : 
Nguyên tắc thương lượng trong hoạt động của QH là nguyên tắc hợp tác nhằm đạt lợi ích cao nhất có thể trong khuôn khổ lợi ích chung ; khác với nguyên tắc thương lượng trong thương mại là phải có sự nhân nhượng , có đi có lại . 
Vấn đề đưa ra thương lượng phải là v/đ có tầm chính sách kể cả v/đ chính sách nằm trong nội dung các đơn thư KN,TC của công dân gởi đến ĐBQH để được theo dõi giải quyết . 
Vấn đề được đưa ra đúng thời điểm ; mục tiêu đề ra phải có tính khả thi . 
Người đi thương lượng phải am hiểu sâu vấn đề , nắm vững mục tiêu ; có khả năng thuyết phục , tạo sự đồng thuận . 
IV- Một số nguyên tắc , những việc  nên làm và nên tránh ( tt ) 
2- Những việc nên làm : 
Cân nhắc kỹ lưỡng để chọn đúng vấn đề CS cần thương lượng . 
Lập KH chi tiết những công việc , các hoạt động cần tiến hành ; tiến độ và nguồn lực để thực hiện . 
Chủ động cung cấp cho đối tượng thương lượng những thông tin, cứ liệu cần thiết và kiến nghị cụ thể của mình . Xây dựng lập luận rõ ràng ; có sức thuyết phục.Thử đặt mình vào vị trí người đối thoại để hiểu đúng thái độ của họ . 
Có thái độ bình tĩnh , hợp tác ; tôn trọng người đối thoại ; biết lắng nghe , thấu hiểu ; biết cách dặt câu hỏi gợi mở để tìm hiểu thái độ của họ đối với v/đ đặt ra . Kiên trì thuyết phục để đạt được sự đồng thuận về những nội dung chủ yếu . Chỉ bộc lộ thái độ kiên quyết trong một số trường hợp cần thiết khi ĐBQH nắm chắc v/đ và có cơ sở PL để đòi hỏi người đối thoại phải xem xét thỏa đáng ( Ví dụ : Khi kiến nghị sử lý các vụ việc oan sai .) 
Quan hệ tốt với giới truyền thông ; với đội ngũ tư vấn , chuyên gia . 
IV- Một số nguyên tắc , những việc  nên làm và nên tránh ( tt ) 
3- Những việc nên tránh : 
Chọn vấn đề chưa thực sự mang tầm CS; chưa có đủ cơ sở là v/đ đặc thù của ngành , ĐP cần được xem xét trong công tác lập pháp , QĐ và GS. 
Mục tiêu đề ra quá cao , không có tính khả thi , thời diểm để đưa v/đ lên bàn nghị sự chưa chín muồi ( Ví dụ : kiến nghị nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ; qui định trong dự luật tỉ lệ chi phí cho bộ máy quản lý quỹ BHXH). 
Có thái độ chủ quan , nôn nóng , thiếu bình tĩnh trước những ý kiến trái ngược ; có biểu hiện xúc phạm người đối thoại . 
Khâu chuẩn bị không tốt ; thông tin, cứ liệu không đầy đủ ; lập luận thiếu sức thuyết phục . 
Không theo dõi sát diễn biến tình hình ; không phát hiện kịp thời việc thay đổi thái độ của người được thương lượng nên không đạt được kết quả mong muốn . 
V- KẾT LUẬN 
Tuy thương lượng chưa trở thành một hoạt động thường xuyên của ĐBQH; nhưng trong nhiều trường hợp nó giữ vai trò quyết định để đạt được mục tiêu mong muốn đối với những kiến nghị về CS đặc thù đối với ngành , ĐP; đối với yêu cầu thí điểm thực hiện những nhiệm vụ , giải pháp chưa được qui định trong các văn bản QPPL; khi v/đ chính sách đang còn manh nha nhưng sẽ là một vấn nạn trong một tương lai gần .. 
Hoạt động thương lượng của ĐBQH có thể tiến hành độc lập nhưng cũng có thể được xem là một công đoạn trong quá trình thảo luận , tranh luận , chất vấn về một chính sách KT-XH đã hoặc sắp được ban hành nhằm giúp ĐB đạt được kết quả tối đa có thể trong thực hiện chức năng người đại diện của cử tri tại cơ quan quyền lực NN cao nhât . 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_nang_thuong_luong_nguyen_van_me.ppt