Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch

1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHUYẾN NÔNG

1.1.1. Định nghĩa khuyến nông

Khuyến nông là một từ khó định nghĩa nhưng đã có rất nhiều cách định

nghĩa khác nhau tùy thuộc từng mục đích khác nhau. Sau đây là một số quan

điểm và định nghĩa về khuyến nông.

Trước hết, theo nghĩa Hán - Văn, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta

có gắng sức trong công việc, còn “khuyến nông” có nghĩa là khuyến mở mang

phát triển trong nông nghiệp.

Theo ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “extension” có nguồn gốc từ Anh

từ những năm 1866 với một hệ thống trường Đại học. “Extension” - Khuyến

nông được tiếp nhận trước tiên ở các trường Đại học như Cambridge và

Oxford, sau đó được mở rộng tới các hội giáo dục khác ở Anh và các nước

khác. “Extension” với nghĩa ban đầu là “triển khai” hay “mở rộng” nếu khi

ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là

“khuyến nông” và hiện nay đôi khi chỉ nói “Extension” người ta cũng hiểu đó

là khuyến nông.

“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dân

và giúp họ thu đươc những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết

nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (theo B.E.

Swanson và J.B. Claar).

3“Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm

giúp nông dân hình thành những ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng

đắn” (theo A.W. Van den Ban và H.S. Hawkins).

“Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòa

nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để

quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử

dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng

vượt qua các trở ngại gặp phải” (D.Sim và H.A. Hilmi).

“Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những

khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề của chính

họ” (Malla, A Manual for training Field Workers).

“Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các hệ thống

khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòng

thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà

nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falconer, J.)

“Khuyến nông là một từ tổng quát dùng để chỉ tất cả các công việc có liên

quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà

trường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas. G.

Floes).

Qua rất nhiều định nghĩa trên, chúng ta có thể định nghĩa khuyến nông

như sau:

“Khuyến nông là một quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, truyền bá

kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản

xuất nông lâm nghiệp cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được

những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho gia đình và cộng đồng”.

Nghị định 56CP/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ

về khuyến nông khuyến ngư có quy định: các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ

chức cá nhân nước ngoài có hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực: trồng trọt,

chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông lâm

sản, ngành nghề nông thôn và khuyến ngư trong lĩnh vực: nuôi trồng, khai

thác, bảo quản, chế biến thủy sản (gọi chung là khuyến nôn, khuyến ngư trong

lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản).

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 1

Trang 1

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 2

Trang 2

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 3

Trang 3

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 4

Trang 4

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 5

Trang 5

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 6

Trang 6

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 7

Trang 7

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 8

Trang 8

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 9

Trang 9

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 164 trang xuanhieu 1740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch

Bài giảng Khuyến nông - Phạm Thạch
ng hỗ trợ, những kiến thức và những kỹ năng cần thiết nhằm phát
triển các hoạt động cải thiện đời sống gia đình.
Có một thực tế là phần lớn cán bộ khuyến nông là nam giới cho nên có thể
họ chưa hiểu được một cách cặn kẽ vai trò của phụ nữ trong xã hội nông thôn.
Có thể hiểu được vị trí của chị em phụ nữ khi đánh giá vai trò của họ trong ba
lĩnh vực dưới đây:
a. Kinh tế: Họ là người sản xuất ra lương thực và những sản phẩm tiêu dùng
khác cho toàn thể gia đình. Họ cũng là lực lượng lao động chính trong mọi hoạt động
kinh tế.
b. Nội trợ: Với thiên chức của mình, họ vừa là mẹ, vừa là người nội trợ và
chịu trách nhiệm trông nom, quản lý tất cả các hoạt động kinh tế trong gia đình.
c. Làm mẹ: Họ sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng nên người.
Người cán bộ khuyến nông phải
hiểu được ba vai trò cơ bản đó của
phụ nữ để tạo những điều kiện cần
thiết giúp họ tham gia các hoạt động
khuyến nông. Những vai trò đó cũng
chỉ ra cho chúng ta thấy những nhu
cầu hỗ trợ cần thiết phải có cho phụ
nữ nông thôn. Tiếc rằng xưa nay,
phụ nữ mới được tạo quá ít điều kiện
để tham gia các chương trình khuyến
nông vì sao như vậy? Ngoài những lý
do chủ quan còn có những lý do khách quan như sau:
- Văn hoá: ở nông thôn, phụ nữ thường bị ràng buộc bởi những tập tục văn
hoá phong kiến cho nên ít được tiếp xúc với bên ngoài. Tuy rằng ở nước ta. phụ
nữ đã được thực sự giải phóng nhưng thói quen từ ngàn xưa vẫn làm cho phụ
nữ e dè, ngại tiếp xúc với người lạ.
- Gánh nặng gia đình: Đi làm đã vậy, về nhà phụ nữ lại bị hàng núi công
việc vặt không tên đè nặng lên đôi vai. Điều đó cũng làm cho họ dù có muốn,
nhưng cũng ít thời gian tham gia các hoạt động khuyến nông. Chỉ riềng công
việc đồng áng và việc nhà cũng đã làm cho nhiều chị em không lúc nào ngước
mắt lên được.
- Vị trí: Nhìn chung ở nông thôn, phụ nữ chưa thật sự bình đẳng như nam
giới, nhất là trong công việc xã hội. Vì vậy mà người ta cũng ít mong đợi và
khuyến khích chị em đóng những vai trò tích cực hơn trong những vai trò
khuyến nông. Đối với những phụ nữ nghèo thì điều đó lại càng vô cùng khó
khăn.
Vai trò của giới là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ nữ
và nam giới thực tế đang làm. 
155
Bảng 18: Vai trò khác nhau ở nam và nữ trong một số công việc
 Giới
Vai trò
Nữ giới Nam giới Nhận xét
1. Vai trò sản xuất
Là các hoạt động
tạo ra sản phẩm để
đem lại thu nhập
hay tự nuôi sống:
lao động trên đồng
ruộng ruộng, lao
động ở nhà..
- Cấy lúa, gặt hái
- Kiếm củi
- Dệt vải
- Chăm sóc ruộng
vườn
- Chăn nuôi lợn,
gà
- Cày bừa đất
- Phun thuốc trừ
sâu
- Trồng cây ăn
quả, trồng rừng
- Làm thợ xây, thợ
mộc
- Nữ giới thường
làm nhiều việc
hơn nam giới
- Nam giới
thường tập trung
vào các công
việc nặng nhọc
hơn
2. Vai trò nuôi
dưỡng và tái sản
xuất sức lao động
- Chăm sóc con
- Nấu ăn, giặt giũ
- Chăm sóc người
ốm, người già, trẻ
em
- Vệ sinh nhà cửa
- Giúp vợ chăm
sóc con cái
- Dạy con học
- Đọc báo nghe đài
- Nam giới
thường ít làm
công việc nuôi
dưỡng, vì có
quan niệm cho
rằng đó là công
việc của phụ nữ
3. Vai trò cộng
đồng: Họp tổ dân
phố, đi dự các đám
hiếu hỷ, các lễ hội
- Vệ sinh xóm
ngõ
- Giúp công việc
khi có đám hiếu
hỷ
- Thăm hỏi
những người ốm
đau
- Đi hội họp
- Dự các đám hiếu,
hỷ
- Đi tập huấn, tham
quan 
- Nam giới
thườnng là người
chỉ đạo, còn nữ
là người thừa
hành
6.2.2. Sự phân công lao động giữa nam và nữ
Trong hộ gia đình, nam giới làm gì, nữ giới làm gì? Quá đơn giản. Ai mà
chẳng biết: nam thì làm những công việc nặng, đòi hỏi nhiều sức lực, còn nữ thì
làm những công việc đòi hỏi phải khéo léo, nhẹ nhàng. Cụ thể hơn, trong hộ gia
đình nông dân, nam giới là phải phụ trách việc cày bừa, còn việc cấy hay nhổ cỏ
thì hiển nhiên là phải nữ rồi. Mà như thế thì công bằng quá rồi còn gì! “Chồng
cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Các cụ chả có câu đó thôi. Cần gì phải phân tích
cho mệt. Ấy thế mà lại chẳng đơn giản tí nào, bởi vì nói đến phân công lao động
theo giới không có nghĩa là chỉ nói đến việc cày cấy sản xuất (đây tất nhiên là
việc chính rồi, nhưng đâu chỉ phải có thế) còn phải chăm sóc con cái, nấu
nướng, giặt giũ, có khi còn phải chăm sóc bố mẹ ốm, phải đi đám nọ, đám kia,
phải đi thăm bạn bè, họ hàng, rồi phải đi họp hành với làng với bản nữa chứ,
156
cũng là công là việc cả. Mà đã là việc thì phải mất thời gian, mất công sức. Thế
là phải có sự phân công để thực hiện những công việc đó.
Việc phân công này không hề đơn giản chút nào. Nó tùy thuộc rất nhiều
vào hoàn cảnh xã hội và văn hóa. Thậm chí từ cộng đồng này sang cộng đồng
khác đã không còn giống nhau nữa. Sự phân công này có thể rất linh hoạt và có
thể thay đổi theo hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, dù thế nào thì trong cuộc sống
hàng ngày cũng có một cách thức phân chia công việc nhất định giữa nam và nữ
trong gia đình.
Phân tích phân công lao động theo nam và nữ như thế nào?
Có nhiều mức độ phân tích khác nhau, tùy theo lượng thông tin cần thu
thập được, có phân tích chỉ dừng ở mức xem xét sự phân công lao động giữa vợ
và chồng. Có phân tích lại phải nhìn nhận đến cả những loại công việc mà trẻ
em trai và trẻ em gái hay các cụ ông và các cụ bà đảm nhiệm trong hộ gia đình.
Dù thế nào, quan trọng nhất là phải xem xét các khía cạnh sau:
Phụ nữ làm những công việc gì, quỹ thời gian của họ được sử dụng ra sao?
Nam giới làm những công việc gì, quỹ thời gian của họ được sử dụng ra
sao?
Sự phân công lao động này có liên quan gì tới việc đạt được các mục tiêu
của dự án/ hoạt động?
Hoạt động/dự án đưa ra có ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của
từng giới hay không?
Hoạt động khuyến nông hay dự án phát triển cho một vùng nào đó liên
quan rất nhiều tới sự phân công lao động theo giới ở vùng ấy. Rõ ràng trong
những trường hợp trên, khối lượng công việc của người phụ nữ sẽ ngăn trở việc
họ tham gia vào các dự án hay chương trình. Mà nếu họ có tham gia được vào
các hoạt động như họp hành hay tập huấn thì có nghĩa là họ sẽ phải dành ít thời
gian hơn cho những công việc mà họ vẫn đảm nhiệm. Việc lập kế hoạch dự án
phải tính đến những chuyện đó thì mới có thể dự báo được ai là người chịu tác
động của dự án và đưa ra được những biện pháp cụ thể để giúp phụ nữ tham gia
tốt hơn vào dự án cần thiết.
Hiểu biết về phân công lao động theo giới để làm gì?
Việc gia đình người ta phân chia công việc thế nào thì liên quan gì tới
chúng ta? Khi một dự án hay một hoạt động phát triển nào đó được đưa ra thì
đòi hỏi có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Chúng ta cổ động sự
tham gia tích cực của mọi thành viên, không kể già trẻ, gái trai. Chúng ta mong
muốn phụ nữ cũng tham gia đầy đủ và tích cực chẳng khác gì nam giới vào các
họat động đó. Thế mà chúng ta lại đưa vào kế hoạch những hoạt động diễn ra đúng
vào những lúc phụ nữ phải làm những công việc vì sự sống còn của gia đình họ
như là đi lấy nước và lấy củi chẳng hạn. Đương nhiên là chẳng mấy phụ nữ sẽ bảo
157
chồng đi làm những việc đó để mình đi họp hay đi tham gia dự án. Kết quả là phụ
nữ chẳng tham gia gì hết, mặc cho chúng ta hô hào.
Hay trường hợp khác, chúng ta muốn giới thiệu kỹ thuật gieo trồng hay
chăm sóc gia súc cho bà con. Nếu chúng ta không nắm được ai làm việc gì trong
gia đình, không khéo lớp học kỹ thuật mới sẽ chỉ toàn những học viên chẳng
làm cái việc họ được học bao giờ. Mà như thế họ làm sao nhớ được cần phải làm
gì. Thế là chúng ta tổ chức được một lớp học rất vui vẻ nhưng mà phí công, phí
thời gian của cả người học lẫn người dạy. Mà thậm chí đôi khi lại còn nguy
hiểm nữa chứ. Chúng ta thử xem mấy câu chuyện sau đây:
Câu chuyện thứ nhất
 Có gia đình mở trang trại nuôi gà, chồng đi tập huấn , mua thuốc tiêm
phòng về đến nhà, chồng không tiêm cho gà mà chồng đi họp tại xã, chồng
dặn vợ ở nhà phải tiêm cho gà, mỗi con 1 cc thuốc, không phân biệt gà to hay
gà nhỏ cách tiêm, sau 1 đêm gia đình bị chết mấy chục con gà mà trong khi đó
là gà đang khỏe.. Từ đó gia đình và hàng xóm không dám tiêm cho gia súc, gia
cầm và kể cả tiêm phòng.
(Giàng Thị Phí, Lai Châu: Báo cáo Giới và phát triển tại huyện Tủa Chùa, Lai
Châu)
Câu chuyện thứ hai
Tập huấn về phòng trừ rầy cho lúa xuân, tham gia tập huấn là nam giới
nhưng nữ giới đi mua thuốc về phun và đã mua Wofatôc và phun ngay vào
chiều nắng trong khi đó kỹ thuật hướng dẫn mua Trebon và phun vào chiều
mát, hậu quả rầy không chết mà còn phát triển nhiều hơn.
(Trần Thị Thanh, Sơn La: Báo cáo Giới và phát triển tại xã Chiềng Cọ, thị xã
Sơn La)
Đây mới chỉ là hai trong vô số những câu chuyện vẫn xảy ra do không tính
toán tới sự phân công lao động theo giới. Hy vọng hai ví dụ này phần nào cho
thấy tại sao cần phải phải nắm được cách thức tổ chức công việc trong hộ gia
đình hay sự phân công giữa nam và nữ trong hộ gia đình ấy. Không chỉ có thế,
việc phân tích như vậy còn cho ta biết gánh nặng công việc của phụ nữ có là quá
lớn hay không và liệu có cần những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình đó
hay không. Như vậy, trước khi thực hiện một chương trình, dự án nào đó, việc
cùng với cộng đồng phân tích phân công lao động theo giới sẽ giúp cho các
thành viên trong cộng đồng (kể cả nam và nữ giới) và cán bộ dự án hiểu được
cần xây dựng dự án như thế nào cho phù hợp nhất. Qua đó sẽ xác định được:
- Ai là đối tượng tham gia thích hợp nhất;
- Họ sẽ gặp khó khăn gì khi tham gia dự áma, hoặc các chương trình khuyến nông
158
- Và cần làm gì để tháo gỡ những khó khăn ấy, tạo điều kiện cho họ tham gia.
Bên cạnh đó, việc này còn giúp ta thấy trước được những tác động (tích
cực hay tiêu cực) của dự án đối với nam giới và phụ nữ, từ đó tránh đi những
yếu tố tiêu cực và phát huy những tác động tích cực.
6.2.3. Xây dựng các hoạt động khuyến nông dành cho phụ nữ
Vậy làm thế nào để đưa phụ nữ vào các hoạt động khuyến nông? đó là một
nhiệm vụ rất khó khăn đối với người cán bộ khuyến nông nhưng vì tầm quan
trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển nông thôn, người cán bộ khuyến
nông lại càng phải cố gắng tổ chức cho họ tham gia những chương trình này. Đừng
bao giờ nghĩ rằng phụ nữ nông thôn thấp kém hơn so với nam giới. Bản thân họ còn
chứa đầy nghị lực và những kỹ năng khác nhau. Hãy cố gắng động viên những khả
năng tiềm tàng trong họ. Ví dụ; khuyến khích họ đi dự các cuộc họp, tham gia các
hoạt động trình diễn hoặc đi tham quan.
Phụ nữ có những trách nhiệm riêng trong gia đình và xã hội. Cần phải tìm
hiểu vai trò của phụ nữ và phải nhạy cảm đối nhu cầu của họ ttước khi đưa họ
tham gia cấc hoạt động khuyến nông. Cần tổ chức những dự án khuyến nông có
tác dụng nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội nông thôn, những dự án đó
bao gồm.
- Những dự án tổ chức: Để xây dựng và củng cố những tổ chức ở địa
phương đại diện cho quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích chị em tiến hành
những hoạt động của riêng mình(ví dụ: Hội phụ nữ, Câu lạc bộ phụ nữ...)
- Những dự án sản xuất: Để trực tiếp hỗ trợ phụ nữ phát triển những hoạt
động sản xuất nông nghiệp thuộc trách nhiệm họ (ví dụ:Trồng cây lương thực...)
- Những dự án chăm sóc sức khoẻ: Để hướng dẫn phương pháp, trang bị
cho chị em những phương tiện chăm sóc con cái (ví dụ : chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ...)
- Những dự án tăng thu nhập: Để giúp chị em tăng thu nhập cho gia đình
(ví dụ: Chăn nuôi lợn gà, nuôi ong, phát triển ngành nghề phụ..)
Hiện nay một số các chương trình khuyến nông đã quan tâm đến phụ nữ,
như thành lập các tổ tín dụng cho phụ nữ vay vốn, hay các chương trình tập
huấn đều xây dựng các tiêu chí gần như bắt buộc có sự tham gia của phụ nữ nên
đã phần nào cải thiện được tình thế của phụ nữ
Cho đến nay, nam giới, với tư cách là người chủ gia đình thường được
nhận quá nhiều từ các chương trình khuyến nông. Trong khi đó, hiếm khi phụ
nữ được động viên và tạo điều kiện để có một vai trò thực sự ngang bằng với
nam giơí trong các chương trình khuyến nông. Nhưng trong thực tế, phụ nữ có
những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của
người cán bộ khuyến nông là phải giúp đỡ để họ có thể có được vai trò xứng
đáng với những đóng góp đó.
159
PHỤ LỤC
SỔ GHI CHÉP NÔNG HỘ
Họ và tên chủ hộ :
Họ tên vợ
Thôn:
Xã:
Huyện:
Tỉnh ....
160
PHẦN 1. GHI CHÉP TÌNH HÌNH CHUNG
I. Nhân khẩu, lao động
1. Họ tên chủ hộ : Năm sinh:
2. Dân tộc:
3. Số người trong gia đình: Nam: Nữ:
4. Lao động chính:
5. Lao động phụ:
II. Diện tích đất đai
1. Tổng diện tích đất :
2. Đất vườn :
3. Đất nương rẫy :
4. Đất bãi :
5. Đất ruộng :
 Ruộng 1 vụ :
 Ruộng 2 vụ :
6. Đất khác :
III. Trồng trọt
1. Vụ xuân năm...............
Giống
Diện
tích
(sào)
Ngày
gieo
Ngày
cấy
Ngày
trỗ
Ngày
thu
hoạch
Năng
suất
(tạ/sào)
Sản
lượng
(tạ)
Ghi
chú
TG1
TG5
Đậu
tương
Ngô
161
2. Chi phí vụ xuân năm........
Hạng
mục
TG1 TG5 Đậu tương Ngô
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Phân
chuồng
ure
Supelân
NPK
Ka ly
Thuốc
sâu
Chi khác
IV. Chăn nuôi
1. Phần thu
Giống Ngày mua Sốlượng
Trọng
lượng
(kg)
Ngày
bán
Số
lượng
(con)
Trọng
lượng
(kg)
Giá
bán
(đ)
Thành
tiền (đ)
Lợn 15/2/2003 4 60 20/6 6 550 4.900.000
Gà
Vịt
2. Phần chi
Hạng
mục
Lợn Gà Vịt Ngan
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
Số
lượng
Thành
tiền (đ)
162
Giống
Thức ăn
(ngô)
Cám gạo
Cám tổng
hợp
Thuốc
tiêm
phòng
Thuốc
chữa bệnh
163
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Cúc. Nông nghiệp Việt nam, NXB Thống kê Hà Nội
1995.
2. Trần Văn Hà & Nguyễn Khánh Quắc. Phương pháp khoa học học và
làm của kĩ sư nông lâm nghiệp. Hà Nội 1995.
3. Chanoch Jacobsen. Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, NXB
Nông nghiệp Hà Nội 1996.
4. Trần Văn Hà & Nguyễn Khánh Quắc. Khuyến nông học, NXB Nông
nghiệp. Hà Nội 1997.
5. Hội thảo quốc gia về khuyến nông và khuyến lâm. Chương trình phát
triển nông thôn miền núi Việt nam – Thụy điển . NXB Nông nghiệp. Hà Nội
1998
6. A.W. Van den Ban & H.S. Hawkins – Người dịch: Nguyễn Văn Linh.
Khuyến nông, NXB Nông nghiệp. Hà Nội 1999.
7. Khuyến nông Thái nguyên với sự tham gia của nông dân. NXB nông
nghiệp - Hà Nội 2001.
8. Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp bộ (MRDP). Sổ tay phương
pháp thông tin khuyến nông. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2001.
9. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà. Vấn đề giới và công tác
phát triển nông thôn. Hà Nội 2001.
10. Võ Hùng, Đinh Đức Thuận. Bài giảng Khuyến nông lâm. Chương trình
hỗ trợ lâm nghiệp xã hội. Hà Nội năm 2002.
11. Hội thảo quốc gia về phương pháp khuyến nông có sự tham gia của
người dân. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hà Nội 2002.
12. Nguyễn Văn Long và cộng sự. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Giáo trình khuyến nông. NXB Nông nghiệp năm 2005.
13. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tài liệu tập huấn phương pháp
khuyến nông. NXB Nông nghiệp. Hà Nội năm 2007.
14. Michael Carbon (1998) Kỹ năng điều khiển cuộc họp theo phương pháp
có sự tham gia, Lê Thị Nhâm dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
164

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khuyen_nong_pham_thach.pdf