Bài giảng Giống vật nuôi
1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG, DÒNG VẬT NUÔI
1.1.1. Khái niệm về giống vật nuôi
Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm về giống trong phân
loại sinh vật học. Trong phân loại sinh vật học, giống là đơn vị phân loại trên loài, một
giống gồm nhiều loài khác nhau. Còn giống vật nuôi là đơn vị phân loại dưới của loài, có
nhiều giống vật nuôi trong cùng một loài.
Có nhiều khái niệm về giống vật nuôi khác nhau dựa trên các quan điểm phân tích so
sánh khác nhau. Hiện tại, chúng ta thường hiểu khái niệm về giống vật nuôi như sau: Giống
vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình thành do quá trình
chọn lọc và nhân giống của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm
về ngoại hình, tính năng sản xuất, lợi ích kinh tế giống nhau và các đặc điểm này di truyền
được cho đời sau.
Trong thực tế, một nhóm vật nuôi được coi là một giống cần có những điều kiện sau:
- Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng
- Có một số lượng nhất định: Số lượng đực cái sinh sản khoảng vài trăm con đối với
trâu, bò, ngựa; vài nghìn con đối với lợn; vài chục nghìn con đối với gà, vịt
- Có các đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống
khác và được di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau
- Được Hội đồng giống vật nuôi quốc gia công nhận là một giống.
1.1.2. Khái niệm về dòng vật nuôi
Dòng là một nhóm vật nuôi trong một giống. Một giống có thể vài dòng (khoảng 2 -
5 dòng). Các vật nuôi trong cùng một dòng, ngoài những đặc điểm chung của giống còn có
một hoặc vài đặc điểm riêng của dòng, đây là các đặc điểm đặc trưng cho dòng.
Ví dụ: Hai dòng V1 và V3 thuộc giống vịt siêu thịt CV Super Meat đã được nhập vào
nước ta. Dòng V1 là dòng trống có tốc độ sinh trưởng nhanh và khối lượng cơ thể lớn,
trong khi đó dòng V3 là dòng mái có khối lượng nhỏ hơn, tốc độ sinh trưởng chậm hơn,
nhưng lại cho sản lượng trứng và các tỷ lệ liên quan tới ấp nở cao hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế người ta có những quan niệm khác nhau về dòng. Các quan
niệm chủ yếu bao gồm:
- Nhóm huyết thống: Là nhóm vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên.
Con vật tổ tiên thường là con vật có đặc điểm nổi bật được người chăn nuôi ưa
chuộng. Các vật nuôi trong một nhóm huyết thống đều có quan hệ họ hàng với nhau và
mang được phần nào dấu vết đặc trưng của con vật tổ tiên.
Tuy nhiên, do không có chủ định ghép phối và chọn lọc rõ ràng nên nhóm huyết thống
thường chỉ có một số lượng vật nuôi nhất định, chúng không có các đặc trưng rõ nét về tính
năng sản xuất mà thông thường chỉ có một vài đặc điểm về hình dáng, màu sắc đặc trưng.
- Nhóm vật nuôi địa phương: Là các vật nuôi trong cùng một giống được nuôi ở một
địa phương nhất định. Do mỗi địa phương có những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
nhất định, do vậy hình thành nên các nhóm vật nuôi địa phương mang những đặc trưng
riêng biệt nhất định.
- Dòng cận huyết: Dòng cận huyết được hình thành do giao phối cận huyết giữa các
vật nuôi có quan hệ họ hàng với một con vật tổ tiên.
4Con vật tổ tiên này thường là con đực và được gọi là đực đầu dòng. Đực đầu dòng là
con đực xuất sắc, có thành tích nổi bật về một vài đặc điểm nào đó mà người chăn nuôi
muốn duy trì ở các thế hệ sau.
Để tạo nên dòng cận huyết, người ta sử dụng phương pháp nhân giống cận huyết
trong đó các thế hệ sau đều thuộc huyết thống của đực đầu dòng này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giống vật nuôi
ấy tiền đình và niêm mạc âm đạo bớt hồng và mức độ bóng nhẫy (ướt) ít hơn giai đoạn trước chịu đực. Mép âm hộ có thể dính các lá cỏ hoặc rác khô nhẹ. + Cổ tử cung: Nếu dùng mỏ vịt hoặc ống soi âm đạo sẽ thấy cổ tử cung mở rộng có nước nhờn đặc chảy ra. + Dịch nhờn: dịch nhờn tiết ra ở âm hộ có màu nửa trong nửa đục, độ keo dính cao, có thể kéo dài 2,5 - 3,0 cm (đối với lợn) và 7-10 chỉ (đối với trâu, bò). Do dịch âm hộ tiết ra dính nên ở mặt dưới khấu đuôi và hai u xương ngồi có vệt bẩn dính thành vảy mỏng. * Phương pháp dùng đực thí tình Phương pháp này thường áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi tập trung có số lượng gia súc cái lớn Đực thí tình là những con đực không có khả năng giao phối trực tiếp vì đã được phẫu thuật bao dương vật chệch so với vị trí tự nhiên ban đầu một góc 450 hoặc tách bao dương vật ra khỏi da bụng hoặc đã bị thắt ống dẫn tinh. Mỗi ngày cho đực thí tình đi kiểm tra, phát hiện các con cái động dục và chịu đực 2 lần vào buổi sáng và chiều. Thông qua phản xạ nhẩy của con đực thí tình và phản xạ chịu đực của con cái giúp ta xác định được chính xác thời điểm phối giống thích hợp. * Phương pháp kiểm tra buồng trứng qua trực tràng Phương pháp này dựa trên việc kiểm tra buồng trứng qua trực tràng bằng tay trong thời gian động dục. Qua kiểm tra người ta phát hiện được vết lõm của buồng trứng (nếu trứng đã rụng) hoặc độ căng của noãn bao. Bằng kinh nghiệm, người ta có thể để chẩn đoán thời gian rụng trứng và dẫn tinh. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với đại gia súc (trâu, bò, ngựa). * Phương pháp dùng điện trở kế xác định điện trở âm đạo Dựa trên quy luật biến đổi điện trở âm đạo là: điện trở âm đạo sẽ giảm thấp nhất tại thời điểm rụng trứng sau đó lại tăng lên sau khi trứng rụng. Theo quy luật này, người ta dùng điện trở kế đưa vào tiền đình âm đạo, theo dõi sự biến đổi điện trở âm đạo của con vật, khi nào từ số điện trở đạt giá trị thấp nhất chính là thời điểm trứng rụng, lúc này dẫn tinh cho kết quả cao nhất. 60 * Phương pháp kiểm tra thân nhiệt Dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của gia súc cái trong thời gian động dục. Quy luật của sự biến đổi là: Trong thời gian động dục, thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn bình thường, đạt giá trị cao nhất tại thời điểm rụng trứng, sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. Căn cứ vào quy luật biến đổi đó, khi thân nhiệt gia súc giảm đột ngột là thời điểm rụng trứng, lúc này phối giống sẽ cho kết quả thụ thai cao. * Phương pháp dùng âm thanh Phương pháp này được áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi lợn cái tập trung. Người ta dùng băng ghi âm tiếng lợn đực khi gần lợn cái động dục và chỉ có lợn cái mới hiểu được âm thanh ấy mà biểu hiện hành vi, tâm tính của nó. Khi âm thanh lợn đực được phát ra, những con cái nào động dục sẽ vểnh hai tai hướng về phía có âm thanh và quanh quẩn bên máy phát, tỏ vẻ muốn giao phối. Để tăng độ chính xác của phương pháp, nên kết hợp việc sử dụng âm thanh với thử phản ứng mê ì của lợn. 7.5. KỸ THUẬT DẪN TINH CHO MỘT SỐ LOÀI GIA SÚC 7.5.1. Dẫn tinh cho lợn * Dụng cụ dẫn tinh Gồm: Dẫn tinh quản Bộ phận chứa tinh dịch (bằng lọ thủy tinh hoặc plastic). Xi lanh dùng để dựng và bơm tinh dịch (trong trường hợp lọ đựng tinh bằng thủy tinh). Những dụng cụ này được làm bằng các chất liệu không độc cho tinh trùng * Thao tác dẫn tinh Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, cần quan sát triệu chứng động dục, xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp. Thời điểm dẫn tinh, xác định từ lúc bắt đầu động dục, được coi là thích hợp như sau: Lợn nái nội: cuối ngày thứ hai sang đầu ngày thứ ba. Lợn nái lai (ngoại x nội) và lợn ngoại: cuối ngày thứ ba sang đầu ngày thứ tư. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: - Vô trùng dụng cụ dẫn tinh: Dụng cụ dẫn tinh được luộc trong nước sạch, sôi trong 15 phút. Sau đó vẩy ráo nước. Dùng 5-l0ml dung dịch nước sinh lý NaCl 0,85%, hoặc 3-5 ml tinh dịch đã pha loãng, hoặc môi trường pha loãng để' tráng lại lòng dẫn tinh quản. Dùng vazơlin hoặc glyxerin bôi 2/3 mặt ngoài phía đầu dẫn tinh quản. Bước 3 : Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong 1 liều dẫn, như sau: - Nâng dần nhiệt độ lọ tinh bằng cách cầm nắm trong lòng bàn tay (đến khi lọ tinh không còn lạnh là được). Nếu có kính hiển vi, nên kiểm tra lại hoạt lực của tinh trùng trước khi dẫn tinh. - Quy định về thể tích và số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng cần thiết cho một liều dẫn tinh như sau: - Đối với lợn nái nội: 30ml tinh pha, trong đổ đảm bảo 0,5 - 1,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng. - Đối với lợn nái lai (ngoại x nội) : 60ml tinh pha, trong đó đảm bảo 1,0- 1,5ml tỷ tinh trùng tiến thẳng. 61 - Lợn nái ngoại: 90ml tinh pha trong đó đảm bảo 1,5-2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng (Nếu sử dụng xi lanh thì rót tinh dịch từ từ vào xi lanh theo thành ống, tuyệt đối không lắp xi lanh vào dẫn tinh quản rồi hút tinh dịch, làm sục tinh dịch, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng). Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Rửa sạch vùng sinh dục lợn nái bằng nước sạch, nếu có điều kiện dùng thuốc tím 0,1% để rửa. Sau khi rửa xong, lau khô bằng vải sạch, sau đó bôi một ít vazơlin vào mép âm đạo. - Dẫn tinh: Giữ cho lợn cái đứng yên bằng cách gãi nhẹ vùng mông hoặc kích thích âm hộ lợn cái. Dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra và nhẹ nhàng đưa dẫn tinh quản về phía trước hơi chếch lên phía trên. - Khi đưa dẫn tinh quản vào âm đạo nên làm động tác rút ra, đút vào nhè nhẹ để kích thích lợn. Động tác kích thích rất quan trọng bởi vì nó hỗ trợ tử cung thúc đẩy tinh trùng tiến về phía ống dẫn trứng. Sau khi bơm tinh xong, rút dẫn tinh quản ra một cách từ từ sao cho phần tiếp xúc của ống dẫn tinh với âm hộ luôn cao hơn so với âm hộ con lợn. Bước 5 : Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ bằng nước xà phòng, nước nóng bằng cách bơm thụt nhiều lần. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch. Bước 6: Sau khi dẫn tinh 21- 25 ngày, phải kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn cái động dục lại để kịp thời dẫn tinh. Những lợn cái thụ thai ở kỳ động dục nào ghi vào kết quả thụ thai của kỳ động dục ấy. 7.5.2. Dẫn tinh cho bò cái * Các khâu chuẩn bị trước khi dẫn tinh - Cố định chắc chắn con vật trong giá dẫn tinh. - Những dụng cụ cần thiết trong khi dẫn tinh như bình đựng tinh, găng tay, súng bắn tinh, kẻo, bình đựng nước nâng nhiệt độ, giấy vệ sinh đều được để ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng, bảo đảm an toàn và tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. - Chuẩn bị dẫn tinh quản hoặc súng bắn tinh: Nếu là tinh đông lạnh dạng viên thì trước khi giải đông bằng nước sinh lý, nên nắm lọ đựng dung dịch này chừng 15 - 20 giây trong lòng bàn tay (trước khi đưa tinh dịch vào dẫn tinh quản). Nếu là tinh đông lạnh dạng cọng rạ thì nên ngâm cọng tinh vào nước ấm 34-35oC trong vòng 30 giây. Trong trường hợp không có nước nóng có thể xoa cọng tinh trong lòng bàn tay khoảng 15-20 giây trước khi lắp cọng rạ vào súng bắn tinh. Khi lấy cọng tinh ra khỏi bình nitơ không được nâng cóng đựng tinh quá khỏi miệng bình và quá trình thao tác không quá 7 giây. - Khi đặt cọng rạ vào bình nước để nâng nhiệt độ cần lưu ý để đầu kẹp của cọng rạ lên trên mực nước khoảng lem để đề phòng khi đầu kẹp hở, nước có thể tràn vào cọng rạ. Dùng tranh kẹp hoặc tay lấy cọng tinh ra và dùng giấy vệ sinh lau khô cọng tinh. Sau khi lau khô lắp cọng tinh vào súng bắn tinh. Công việc này được tiến hành như sau: Tay trái dẫn tinh viên cầm súng bắn tinh theo tư thế thẳng đứng. Điều chỉnh sao cho piston của súng cách đầu trên của súng một vài centimet. Tay phải cầm đầu kẹp của cọng tinh từ từ đưa cọng tinh vào ruột piston theo tư thế thẳng đứng. Khi cọng tinh nằm gần hết trong ruột piston thì dùng kẻo cắt đầu kẹp cọng tinh tới hết phần chứa không khí. Khi cắt nên lưu ý cắt đúng tiết điện của cọng tinh chứ không cắt vát. Tiếp theo là lắp vỏ nhựa của súng dẫn tinh và cuối cùng là khoá lại. * Thao tác dẫn tinh cho bò + Phương pháp dùng mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung (áp dụng với tinh dịch bảo tồn ở dạng lỏng): 62 Người dẫn tinh dùng mỏ vịt đưa qua âm đạo để bộc lộ cổ tử cung, dùng đèn soi để kiểm tra độ mở của cửa tử cung. Nếu cổ tử cung đã mở hoàn toàn, người ta đưa dẫn tinh quản qua mỏ vịt vào sâu trong cổ tử cung và bơm tinh. + Phương pháp cố định tử cung qua trực tràng (phương pháp trực tràng- tử cung): (áp dụng với tinh đông lạnh) Người dẫn tinh dùng bàn tay đã đeo găng ngon (hoặc cao su mỏng) đã được bôi trơn bằng nước xà phòng hoặc vazơlin từ từ đưa vào trực tràng, móc hoặc kích thích cho bò thải hết phân ra. Sau đó vệ sinh phần ngoài cơ quan sinh dục bằng nước muối hoặc nước xà phòng. Dùng ngón tay cắt qua trực tràng xác định lỗ cổ tử cung, kết hợp với tay phải hướng đầu súng bắn tinh vào lỗ cổ tử cung. Khi đầu súng bắn tinh đã nằm trong lỗ cổ tử cung thì lắc nhẹ lỗ cổ tử cung về bốn hướng. Lỗ cổ tử cung có nhiều nấc nên mỗi lần đầu súng bắn tinh đi qua một nấc ta có cảm giác thấy một tiếng “sật". Trong khi lắc có thể dùng ngón tay trỏ của bàn tay nằm trong trực tràng để kiểm tra đầu cuối cổ tử cung xem đầu súng bắn tinh đã qua hết cổ tử cung hay chưa. Thời gian thao tác dẫn tinh không quá 15 phút kể từ khi giải đông đến khi kết thúc . Để đảm bảo kết quả thụ thai cao, nên tiến hành phối kép, lần sau cách lần trước 10 - 12 giờ. * Những vấn đề cần lưu ý trong dẫn tinh cho bò cái - Âm đạo bò cái có nhiều nếp nhăn nên đầu dẫn tinh quản hoặc súng bắn tinh thường vướng vào thành mép âm đạo. Trong trường hợp này không nên cố đưa đầu súng bắn tinh về phía trước mà nên đưa cổ tử cung về phía trước (bằng bàn tay đã cố định cổ tử cung qua trực tràng) sao cho cổ tử cung và âm đạo nằm trên một đường thẳng, rồi phối hợp với tay trong trực tràng lách dần đầu súng bắn tinh về phía trong cổ tử cung. Đối với người mới vào học dẫn tinh cho bò, đây là việc đầu tiên cần làm và là việc khó nhất. - Sau khi bơm tinh và rút súng bắn tinh ra, nên bóp nhẹ âm hộ hoặc phát nhẹ vào mông bò cái. - Nên lấy một ít tinh dịch còn sót lại ở dẫn tinh quản hoặc vọng tinh để kiểm tra xem tinh dịch vừa dẫn có bị hỏng hay không (chỉ tiêu A). Việc làm này giúp cho dẫn tinh viên tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra như: phối tinh đã chết hết tinh trùng, tinh chất lượng kém, qua đó biết được chất lượng tinh dịch vừa phối. 7.5.3. Dẫn tinh cho dê, cừu * Xác định thời điểm phối giông thích hợp - Thời điểm phối giống thích hợp ở dê, cừu cái nằm trong khoảng thời gian chịu đực. Đối với dê cái là 31 - 40 giờ sau khi xuất hiện động dục. Đối với cừu cái là 24 - 36 giờ sau khi động dục * Chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh, gồm: Dẫn tinh quản kim loại (0,5 - l,0 ml); mỏ vịt cỡ nhỏ (để mở âm đạo) loại thường hoặc loại có gắn bóng đèn ở đầu nhỏ * Chuẩn bị tinh dịch: liều phối từ 0,3 - 0,5 ml, chứa 80 - 100 triệu tinh trùng hoạt động tiến thẳng cho 1 lần phối * Thao tác dẫn tinh: Cố định dê hoặc cừu cái ở giá cố định hoặc có người giữ bằng cách dùng 2 đùi kẹp cổ, hai tay nắm chặt ở khoeo gia súc. Dùng mỏ vịt đã được vô trùng và bôi trơn, từ từ đưa nghiêng mỏ vịt vào âm đạo đến gần cổ tử cung thì xoay ngang và nhẹ nhàng mở mỏ vịt. 63 Khi nhìn rõ miệng cổ tử cung thì đưa dẫn tinh quản vào tới nấc 2 - 3 của cổ tử cung, từ từ bơm tinh gọi là pha lutein, kéo dài 14 - 15 ngày (ở cừu cái), 16-17 ngày (ở bò và lợn cái). Nếu gia súc không có chửa, thể vàng teo và thoái hoá làm hàm lượng progesteron giảm dần. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều gia súc cái sau khi rụng trứng không xảy ra quá trình thụ thai song thể vàng không bị thoái hoá. Sự có mặt của thể vàng tồn lưu này đã cản trở sự phát triển của noãn bao buồng trứng và các đặc tính sinh dục thứ cấp. Ở những gia súc này không có biểu hiện động dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Vũ Bình, 2000, Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2. TS Văn Lệ Hằng, 2007, Giáo trình giống vật nuôi, Nhà xuất bản Giáo dục 3. TS Trần Huê Viên, 2000, Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Đại học Thái Nguyên 64 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI 4 1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIỐNG, DÒNG VẬT NUÔI 4 1.1.1. Khái niệm về giống vật nuôi 4 1.1.2. Khái niệm về dòng vật nuôi 4 1.1.3. Phân loại giống vật nuôi 5 1.2. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI 6 1.2.1. Khái niệm về công tác giống vật nuôi 6 1.2.2. Ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi 6 1.3. MỘT SỐ GIỐNG VẬT NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA 7 1.3.1. Các giống vật nuôi địa phương 7 1.3.2. Các giống vật nuôi địa phương 11 CHƯƠNG 2. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI (CHỌN LỌC) 14 2.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍNH TRẠNG 14 2.2. NHỮNG TÍNH TRẠNG CƠ BẢN CỦA VẬT NUÔI 14 2.2.1. Tính trạng về ngoại hình 14 2.2.2. Tính trạng về sinh trưởng 16 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ ĐÁNH GIÁ CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG 17 2.3.1. Trung bình số học: 17 2.3.2. Phương sai 18 CHƯƠNG 3. NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI 21 3.1. NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG 21 3.1.1. Khái niệm 21 3.1.2. Vai trò tác dụng của nhân giống thuần chủng 21 3.1.3. Nhân giống thuần chủng theo dòng 21 3.2. LAI GIỐNG 22 3.2.1 Khái niệm 22 3.2.2. Vai trò tác dụng của lai giống 22 3.2.3. Ưu thế lai 22 3.3. Các phương pháp lai giống 24 3.3.1. Lai kinh tế 24 CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN 29 VÀ LẤY TINH DỊCH Ở GIA SÚC ĐỰC GIỐNG 29 4.1. HOẠT ĐỘNG SINH DỤC CỦA GIA SÚC ĐỰC 29 4.1.1. Các phản xạ sinh dục của gia súc đực 29 4.1.2. Điều hoà hoạt động sinh dục của gia súc đực 29 4.2. HUẤN LUYỆN GIA SÚC ĐỰC NHẢY GIÁ VÀ KHAI THÁC BẰNG ÂM ĐẠO GIẢ 30 4.2.1 Huấn luyện gia súc đực nhảy giá 30 CHƯƠNG 5. KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH 37 5.1. MỤC ĐÍCH 37 5.2. CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH 37 5.2.1. Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên 37 CHƯƠNG 6. PHA CHẾ, BẢO TỒN VÀ VẬN CHUYỂN TINH DỊCH 43 6.1. MỤC ĐÍCH 43 6.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA MÔI TRƯỜNG PHA CHẾ, BẢO TỒN TINH DỊCH 43 65 6.2.1. Áp lực thẩm thấu (P) 43 6.2.2. Độ pH 43 6.2.3. Năng lực đệm của môi trường (β) 43 6.2.4. Tỷ lệ giữa chất điện giải và chất không điện giải 44 6.2.5. Môi trường phải có các đặc điểm vật 1ý phù hợp với tinh trùng 44 6.2.6. Môi trường cần thoả mãn tính kinh tế và tính thực tiễn 44 6.3. CÁC CHẤT CHỦ YẾU CẤU TẠO MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH DỊCH 44 6.3.1. Chất cung cấp năng lượng 44 6.3.1. Chất đệm 44 6.3.2. Chất chống choáng lạnh ("shock" nhiệt độ) 45 6.3.4. Chất chống vi khuẩn 46 6.4. MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG BẢO TỒN TINH DỊCH 47 6.4.1. Môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn ở dạng lỏng 47 6.4.2. Môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch bò 47 6.4.3. Môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch trâu 48 6.7. VẬN CHUYỂN TINH DỊCH 53 CHƯƠNG 7. KỸ THUẬT DẪN TINH 55 7.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA CƠ QUAN SINH DỤC CÁI 55 7.1.1 Buồng trứng 55 7.2. CHU KỲ SINH SẢN 57 7.2.1. Sự thành thục tính dục 57 7.2.2. Chu kỳ động dục 58 7.3. ĐIỀU HOÀ CHU KỲ SINH DỤC Ở GIA SÚC CÁI 59 7.4. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG Ở GIA SÚC CÁI 59 7.5. KỸ THUẬT DẪN TINH CHO MỘT SỐ LOÀI GIA SÚC 61 7.3.1. Dẫn tinh cho lợn 61 7.3.2. Dẫn tinh cho bò cái 62 7.3.3. Dẫn tinh cho dê, cừu 63 66
File đính kèm:
- bai_giang_giong_vat_nuoi.pdf