Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới)

1.1. DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA

1.1.1 Da

Một đặc điểm nổi bật trong cấu trúc da của gia cầm là trên toàn bộ bề mặt da không

có tuyến mồ hôi và tuyến nhờn mà chỉ có tuyến phao câu.

Tuyến phao câu là nơi tập trung các tuyến nhờn biến dạng, nằm ở dưới da, trên vùng

đốt sống đuôi. Gồm hai thuỳ ovan hoặc hình tròn. Thành phần chất tiết của tuyến phao câu

chủ yếu là lipit, protein, axit nucleic. Chất tiết của phao câu giúp cho bộ lông của gia cầm

luôn sáng bóng, dai bền, mềm mại và ngăn cản nước, các chất có hại từ bên ngoài xâm nhập

vào da. Đối với thuỷ cầm, chất tiết của tuyến phao câu còn giúp cho lông vũ và da không bị

ướt, đồng thời làm giảm lực ma sát trượt khi bơi trên mặt nước.

1.1.2 Sản phẩm của da

- Lông vũ

Khác với gia súc toàn thân gia cầm được bao phủ bởi bộ lông vũ. Cấu trúc của lông

vũ gồm 2 phần chính: phần gốc lông (nằm trong da), trục lông (phần lộ ra ngoài). Trục lông

gồm thân lông và phiến lông, tuỳ thuộc vào hình dạng và cấu trúc mà người ta chia ra các

loại sau:

+ Lông ống: Gồm lông ống thân, lông ống cánh, lông ống đuôi. Thân lông dày cứng,

phiến lông dày xít.

+ Lông nhung: Hay còn gọi là lông bông, thân ngắn, phiến lông mềm, thường nằm

dưới các lông ống.

+ Lông tơ: Nhỏ và dài, mọc rải rác toàn thân.

+ Lông hình kim: Có thân lông tương đối dài nhưng phiến lông ngắn. Thường mọc

xung quanh các ống dẫn chất tiết của tuyến phao câu.

- Mào

Mào gồm lớp biểu bì và lớp mô dưới da, ở giữa chứa rất nhiều mạch máu, màng keo,

tế bào mỡ và đầu mút các dây thần kinh. Có nhiều dạng mào như mào đơn, mào hoa hồng,

mào hạt đào, hạt đậu, trái dâu, mào nụ. Theo màu sắc, trạng thái và sự phát triển của mào

người ta có thể phán đoán được sức khoẻ, sự phát dục và khả năng sinh sản của gia cầm.

Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như tích, lá tai, móng cựa, mỏ và các nốt đậu.

- Màu sắc lông và da của gia cầm

Da của gia cầm có nhiều màu khác nhau như vàng, trắng, hồng, đen. phụ thuộc vào

sắc tố chứa trong các tế bào da. Các sắc tố đó chính là dẫn xuất của melanin hay lipocrom.

1.2. BỘ XƯƠNG

Xương gia cầm giòn, ít độ dẻo do chứa nhiều muối canxi nên dễ gãy. Xương nhẹ,

nhiều xương không chứa tuỷ mà chứa đầy không khí.

Xương gia cầm được chia làm 3 phần chính:

- Xương đầu: xương hộp sọ, xương mặt, xương dưới lưỡi, xương tai.

- Xương mình: xương sống, xương sườn và xương ngực

- Xương chi: xương vai, xương chậu, các xương ngón tự do.

1.2.1 Xương đầu

Khác với gia súc, ở gia cầm các xương của hộp sọ gắn liền với nhau nên rất khó phân

biệt được. Những xương này có nhiệm vụ bảo vệ não bộ trong hộp sọ.

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 1

Trang 1

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 2

Trang 2

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 3

Trang 3

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 4

Trang 4

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 5

Trang 5

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 6

Trang 6

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 7

Trang 7

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 8

Trang 8

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 9

Trang 9

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 61 trang xuanhieu 5620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới)

Bài giảng Chăn nuôi gia cầm (Mới)
hoàn toàn hoặc mở rộng bãi chăn thả.
- Bất lợi: cần nhiều diện tích hơn phương thức sử dụng đệm lót dầy. Cần số lượng rất
lớn đệm lót ban đầu và bổ sung khi trời mưa. Tốn nhiều chi phí lao động để thay đệm lót
mỏng ở chuồng nuôi. Thức ăn phải là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc phải cung cấp thêm
bột cỏ, rau xanh cho gà.
* Phương thức nuôi trên sàn gỗ
- Chuồng nuôi: nền chuồng phải được đổ bê tông hoặc láng xi măng. Diện tích sàn gỗ
chiếm từ 2/3 - 3/4 tổng diện tích nền. Sàn cao 70cm so với nền. Máng ăn, máng uống, tổ đẻ
tất cả được bố trí trên sàn, lựa chọn máng uống sao cho tránh rò rỉ, rơi vãi xuống nền.
+ Đệm lót trải trên nền 7 - 10cm, phần dưới sàn là 5 - 7cm ngay từ lúc bắt đầu đưa gà
vào nuôi.
+ Mật độ: 0,19m2/gà, tính riêng phần sàn (gà sinh sản giống thịt)
- Chăm sóc quản lý: tập cho gà quen với sàn, có thể dùng lưới hoặc bìa giấy trải trên
sàn gỗ, máng ăn, máng uống cũng đặt trên sàn. Các buổi tối kiểm tra nếu thấy con nào còn
ngủ ở phần đệm lót thì bắt thả hết trên sàn, làm như vậy đến khi tất cả gà đều ngủ trên sàn gỗ.
54
- Lợi ích: nâng cao mật độ nuôi nhốt, nâng cao thu nhập, thu hồi vốn xây dựng
nhanh, giảm chi phí lao động, giảm chi phí thức ăn và đệm lót. Giảm tỷ lệ trứng đẻ xuống
nền. Gà sống thoải mái hơn trên sàn gỗ trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Thức ăn ít bị rơi
vãi, giảm sự hao mòn, hư hỏng dụng cụ.
- Bất lợi: khó khăn trong việc quan sát đàn gà, trong điều chỉnh và vệ sinh máng ăn,
máng uống. Khó khống chế ký sinh trùng, gặm nhấm, bọ gà. Cần thêm thời gian để vệ sinh,
lắp đặt lại hệ thống sàn sau mỗi lứa nuôi.
6.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHUỒNG NUÔI GIA CẦM
6.2.1 Yêu cầu chung
Chuồng nuôi gia cầm phải phù hợp với các đặc điểm sinh lý, đảm bảo tốc độ sinh
trưởng nhanh và khả năng cho sản phẩm cao. Thuật lợi cho quy trình nuôi một cách dễ
dàng, giảm công và sức lao động.
6.2.2 Địa điểm bố trí chuồng trại
Chuồng trại nên đặt ở những nơi có các đặc điểm sau: nằm trong khu vực đất đai kém
giá trị về mặt trồng trọt để khỏi lãng phí. Có địa hình tương đối bằng phẳng, cao ráo, không
bị xói mòn. Gần trục đường giao thông lớn để có thể vận chuyển sản phẩm, thức ăn, thiết
bị... được dễ dàng. Không quá gần phố xá, làng mạc, chợ búa cũng như cơ sở chăn nuôi
khác, có hàng rào bao quanh trại để tránh sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo an toàn về thú y.
6.2.3 Những đặc điểm chính của chuồng nuôi
* Hướng chuồng
Hướng chuồng ảnh hưởng rất lớn tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, nhất là với kiểu
chuồng thông thoáng tự nhiên.
Các nước hay miền Nam nước ta có thể xây theo hướng Đông - Tây, trục Bắc - Nam.
Theo hướng này lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng là tối đa và có tác dụng tốt đối
với đàn gà trong quá trình tổng hợp vitamin D, diệt vi khuẩn, ký sinh trùng.... Riêng miền
Bắc nước ta để tránh gió mùa đông bắc phải xây theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, lệch về
Nam 25o.
* Khoảng cách giữa chuồng
Qua nhiều nghiên cứu trên thực tế đi đến kết luận rằng: để thực hiện tốt quy trình vệ
sinh - phòng dịch cho đàn gà thì giữa chuồng nọ cách chuồng kia từ 20 - 25m. Nếu mật độ
các chuồng nuôi sát nhau quá thì độ thông thoáng sẽ kém, nhất là mùa hè.
* Kích thước chuồng
Có thể thay đổi tuỳ theo quy mô của trại, số lượng gà, cách bố trí dụng cụ - thiết bị
chăn nuôi và mức độ cơ giới hoá. Thông thường các dãy chuồng nuôi gà theo phương thức
công nghiệp có chiều dài 60 - 100m, chiều rộng 7 - 12m và chiều cao 2,5 - 3,0m không kể
mái.
* Các phần chính của chuồng
- Nền - móng
55
Móng của chuồng phải vững chắc, chịu được lực nén của toàn bộ phần trên và chống
ẩm tốt. 
Nền phải chắc, có độ nhẵn để dễ dàng làm vệ sinh, có độ nghiêng nhất định để không
đọng nước. Trong chuồng phải có hệ thống rãnh thoát nước. Với chuồng nuôi lồng, người ta
xây các rãnh dài và sâu khoảng 60cm, nằm phía dưới các dãy lồng có dải cát hoặc đệm lót
(phoi bào, trấu..) để chứa phân.
- Khung và tường
Khung phải bền vững, chịu được gió mạnh. Thường được xây dựng bằng gạch, bê
tông hay kim loại.
Tường có thể được xây hoàn toàn hoặc một phần bằng gạch hay bê tông. Với chuồng
nuôi nền phần tường dưới cao tối thiểu là 60cm để giữ đệm lót, phía trên là lưới mắt cáo để
tăng cường độ thông thoáng. 
- Mái
Nên làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững, cách nhiệt tốt. Độ dốc khoảng
30o để dễ thoát nước mưa, các vật liệu thường được sử dụng làm mái là ngói đỏ, ngói xi
măng, fibroximăng, tôn...
Để chuồng nuôi mát về mùa hè, ấm về mùa đông, mái chuồng nên làm thêm lớp trần
cách nhiệt. Vật liệu phù hợp nhất là các tấm xốp, những tấm bông thuỷ tinh....
6.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH PHỤ QUAN TRỌNG
6.3.1 Kho thức ăn
Ngoài những kho nhỏ bố trí ở từng chuồng nuôi để chứa thức ăn và dụng cụ chăn
nuôi thú y... toàn trại phải có một kho thức ăn chung. 
Nền kho thường láng bằng xi măng để dễ quét dọn, và phải có biện pháp chống chuột
và côn trùng. Thức ăn phải được đặt trên bục gỗ hay sắt cao cách mặt đất từ 25 - 30cm và
cách tường ít nhất 20cm.
6.3.2 Kho trứng
Đối với những trại gia cầm đẻ trứng với số lượng lớn, cần phải có một kho đựng
trứng riêng gồm những phần sau:
- Phòng lạnh: được trang bị thiết bị làm lạnh và xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt (tại
đây, trứng được bảo quản trong khi chờ chuyển đi tiêu thụ).
- Phòng phân loại: nằm cạnh phòng lạnh, là nơi phân loại trứng, làm sạch khay và
hộp đựng trứng...
- Kích thước của phòng lạnh và phòng phân loại phụ thuộc vào số lượng gà đẻ trứng.
6.3.3 Hệ thống điện nước
Để đảm bảo nguồn điện liên tục và chủ động, ngoài đường được nối với mạng điện
công cộng, mỗi trại gia cầm nên có một trạm phát điện riêng. Tuỳ theo nhu cầu về cường độ
chiếu sáng của từng loại gà, có thể dùng các loại bóng điện có công suất từ 40 - 100W và
56
nên dùng loại chụp sưởi bằng kim loại đường kính 40cm, sâu 10cm để phân bố đều ánh
sáng trên nền chuồng.
Hệ thống nước bao gồm: giếng khoan, trạm bơm, tháp nước và mạng lưới đường ống
dẫn về các bể chứa. 
6.3.4 Lò thiêu, hố huỷ rác
Rất cần thiết cho mỗi trại gà công nghiệp, dùng để loại bỏ xác những con gà chết
hoặc các loại rác rưởi và chất thải. Cần được bố trí ở phía sau trại, cuối hướng gió và cách
xa khu vực chăn nuôi trên 500m.
6.4. DỤNG CỤ CHĂN NUÔI GIA CẦM
6.4.1 Máng ăn
Trong tuần đầu dụng cụ cho gà thường là khay, đĩa hay bìa các tông... Sau đó được
thay thế bằng các loại máng ăn thông dụng.
Máng ăn có thể được làm bằng gỗ, kim loại, nhựa, máng dài hay tròn, đổ tay hay tự
động... phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng trang trại.
- Máng ăn dài có hình dáng thẳng, tiết diện hình thang (miệng rộng, đáy hẹp) và có
độ dài từ 120 - 170cm.
- Máng ăn tròn phần thân hình trụ để chứa thức ăn và phần đáy hình đĩa ở giữa lồi lên
tạo ra độ dốc để thức ăn chảy ra, được treo thẳng trên xà nhà.
- Tiêu chuẩn máng ăn: với gà con (tuần đầu tiên), khay ăn 100 gà/khay, từ một tuần
trở lên áp dụng theo bảng sau:
Bảng 6-1. Tiêu chuẩn sử dụng máng ăn
 Loại
Loại gà
máng
 Gà thịt 
1- 8 tuần
(cm/con)
Gà hậu bị 
1- 8 tuần
(cm/con)
Gà hậu bị 
8 - 18 tuần
(cm/con)
Gà đẻ giống
trứng 18- 80
tuần
(cm/con)
Gà đẻ giống
thịt 19 - 60
tuần
(cm/con)
Máng ăn tròn 2 3 4 5 7
Máng ăn dài 5 7 9 12 15
* Chú ý: Máng ăn dài tính nhân đôi chiều dài nếu bố trí gà đứng 2 bên
6.4.2 Máng uống
Yêu cầu của các máng uống phải bền chịu đựng được với sức cọ rửa thường, dễ cọ
rửa, dễ đổ nước vào máng, chống được gà làm nước rơi vãi ra nền chuồng.
- Máng thông dụng:
+ Máng uống dài có độ dài gần như máng ăn nhưng tiết diện thường nhỏ hơn.
+ Máng uống tròn: có 2 phần, là phần chứa nước có hình trụ kính một đầu và phần
đáy hình đĩa úp vào nhau. Nước thoát ra từ 2 lỗ nằm phía dưới phần thân máng.
- Tiêu chuẩn máng uống: gà con tuần đầu tiên sử dụng máng uống gallon tròn 75
con/máng. 
57
Bảng 6-2: Tiêu chuẩn máng uống cho gà
 Loại
Loại gà
máng
ĐVT
Gà thịt
1- 8
tuần
tuổi
Gà hậu bị
1- 8 tuần
tuổi
Gà hậu bị
8 - 18
tuần tuổi
Gà đẻ
giống
trứng 18-
80 tuần
tuổi
Gà đẻ
giống thịt
19 - 60
tuần tuổi
Tròn+dài cm/gà 1 1,5 2 2,5 3,5
Núm gà/núm 12 12 12 10 10
Chén gà/chén 30 30 30 25 25
 Điều chỉnh máng uống:
- Gà từ 1 - 14 ngày: đặt máng uống xuống nền, nước trong máng là 2/3 chiều cao.
- Gà sau 14 ngày: treo máng cao ngang lưng gà, mực nước trong máng là 1/3 chiều cao.
6.4.3 Tổ đẻ
Để trứng ấp có chất lượng tốt thì nhất thiết phải có tổ đẻ vì trứng đẻ ở nền chuồng sẽ
phải tăng chi phí lao động để thu nhặt, giảm chất lượng trứng, mất, hỏng trứng.
- Yêu cầu của tổ đẻ: tiết kiệm diện tích chuồng nuôi nhưng phải tạo ra sự thoải mái
cho gia cầm đẻ. Dễ vệ sinh, sát trùng, thông thoáng đặc biệt ở các nơi có nhiệt độ cao, có
mái để tránh gà đậu lên trên ỉa làm bẩn tổ đẻ.
- Vị trí: đặt tổ đẻ ở nơi tối, ít đi lại trong chuồng nuôi. Đặt tổ đẻ vào chuồng ít nhất 1
tuần trước khi gà đẻ quả trứng đầu tiên. Thu nhặt trứng ít nhất 4 lần/ngày.
- Một số kiểu tổ đẻ:
+ Tổ đẻ cá thể: chỉ cho phép từng con vào đẻ, kích cỡ của tổ đẻ có thể là dài x rộng x
cao (35cm x 40cm x 40cm).
+ Tổ đẻ chung: cùng một thời gian cho phép nhiều gà mái cùng nằm đẻ.
+ Tổ đẻ trứng lăn ra ngoài: là tổ đẻ cá thể hay tổ đẻ chung với đáy tổ dốc. Khi gà mái
đẻ trứng tự lăn ra ngoài về một phía của tổ đẻ. Loại này thuận lợi cho việc thu nhặt trứng và
tránh bị giập vỡ do gà mái đạp vào trứng.
6.4.4 Cầu đậu
Cầu đậu là thiết bị không cần cho gà Broiler nhưng lại cần thiết cho gà hậu bị và gà
sinh sản, để thoả mãn đặc tính tự nhiên của gà là được đậu ở chỗ cao hơn nền.
- Loại cầu đậu: cầu đậu cố định và cầu động có thể di chuyển
- Tiêu chuẩn cầu đậu: gà hậu bị từ 1 - 8 tuần tuổi là 10cm/con, hậu bị 8 - 18 tuần
15cm/con, gà đẻ giống trứng 18 - 80 tuần tuổi là 20cm/con, gà đẻ giống thịt 19 - 60 tuần
tuổi là 30cm/con.
58
6.4.5 Chụp sưởi
Thiết bị sưởi là để cung cấp nhiệt đảm bảo nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi. Cấu
trúc của thiết bị sưởi gồm bộ phận phát nhiệt và một chụp hình nón có đường kính từ 80 -
130cm. Hiện nay người ta có thể dùng nguồn cung cấp nhiệt bằng điện, gas, khí đốt, dầu,
than
Căn cứ vào nhiệt độ của chuồng nuôi và yêu cầu nhiệt của gia cầm theo lứa tuổi để
tăng giảm, điều chỉnh chụp sưởi cho phù hợp. Quan sát hoạt động của gia cầm sẽ cho ta biết
là nhiệt độ của chuồng nuôi đã thích hợp hay chưa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Hoan (1999), Chăn nuôi gia cầm (dành cho cao học), NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Mai (2007), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân (1994), Di truyền chọn giống động vật, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Sơn (1997), Giáo trình chọn giống gia cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
59
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ CỦA GIA CẦM 4
1.1. DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA 4
1.1.1 Da 4
1.1.2 Sản phẩm của da 4
1.2. BỘ XƯƠNG 4
1.2.1 Xương đầu 4
1.2.2 Xương mình 5
1.2.3 Xương chi 5
1.3. HỆ CƠ 5
1.4. HỆ TUẦN HOÀN 5
1.5. HỆ HÔ HẤP 6
1.6. HỆ TIÊU HÓA 6
1.6.1 Xoang miệng 6
1.6.2 Diều 6
1.6.3 Dạ dày 6
1.6.4 Ruột 7
1.6.5 Gan 7
1.7. HỆ BÀI TIẾT 7
1.8. HỆ SINH SẢN 7
1.8.1 Cơ quan sinh dục cái 7
1.8.2 Cơ quan sinh dục đực 8
CHƯƠNG 2. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA CẦM 10
2.1 GIỐNG GÀ 10
2.1.1 Giống gà chuyên trứng 10
2.1.2 Các giống gà chuyên thịt 11
2.1.3. Giống gà địa phương 12
2.2. GIỐNG VỊT 13
2.2.1 Giống vịt hướng thịt 13
2.2.2 Giống vịt hướng trứng 14
VỊT CỎ 14
2.2.3 Giống vịt kiêm dụng 14
VỊT BẦU 15
2.3. GIỐNG NGAN 15
2.3.1 Giống ngan nội 15
2.3.2 Giống ngan nhập nội 16
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIA CẦM 16
2.5. CHỌN PHỐI GIA CẦM 17
2.5.1 Chọn đôi giao phối theo phẩm chất 17
2.5.2 Chọn đôi giao phối theo tuổi 17
2.5.3 Chọn phối theo huyết thống 17
2.6. CHỌN LỌC GIA CẦM THEO NGOẠI HÌNH 17
60
2.6.1 Chọn gà con mới nở 18
2.6.2 Chọn gà 56 ngày tuổi 18
2.6.3 Chọn gà mái đẻ 18
CHƯƠNG 3. SỨC SẢN XUẤT CỦA GIA CẦM 20
3.1. SỨC SẢN XUẤT TRỨNG 20
3.1.1 Cấu tạo trứng gia cầm 20
3.1.2. Thành phần hoá học và tính chất lý học của trứng gia cầm 21
3.1.3. Những tiêu chí về hình thái, chất lượng của trứng gia cầm 22
3.1.4. Phân biệt trứng mới và cũ 23
3.2. SỨC SẢN XUẤT THỊT 23
3.2.1 Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt 23
3.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt 24
CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG GIA CẦM 26
4.1. KỸ THUẬT NUÔI GÀ SINH SẢN HƯỚNG THỊT 26
4.1.1 Chuẩn bị các điều kiện để nhận gà giống 26
4.1.2 Công tác quản lý đàn gà 26
4.2. KỸ THUẬT NUÔI GÀ SINH SẢN HƯỚNG TRỨNG 29
4.2.1 Chuẩn bị mọi điều kiện để nhận gà giống 29
4.2.2 Chăm sóc gà mái đẻ 30
4.2.3 Lịch phòng bệnh bằng vacxin 31
4.3. KỸ THUẬT NUÔI GÀ THỊT BROILER 31
4.3.1 Chuẩn bị nhận gà và chăm sóc quản lý 31
4.3.2 Nuôi dưỡng gà thịt Broiler 32
4.3.3 Lịch sử dụng vacxin 33
4.4. KỸ THUẬT NUÔI VỊT THEO PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHIỆP 34
4.4.1 Chăm sóc nuôi dưỡng vịt con 1 -56 ngày tuổi 34
4.4.2 Nuôi vịt hậu bị (8 - 25 tuần tuổi) 35
4.4.3 Nuôi vịt đẻ 36
4.5. NUÔI VỊT THEO PHƯƠNG PHÁP CHĂN THẢ TỰ NHIÊN 36
4.6. KỸ THUẬT NUÔI NGỖNG 37
4.6.1 Nuôi ngỗng thịt (0 - 12 tuần tuổi) 37
4.6.2 Nuôi ngỗng hậu bị 38
4.6.3 Nuôi ngỗng sinh sản 38
4.6.4 Kỹ thuật vỗ béo, nhồi ngỗng lấy gan 38
4.7. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG NGAN 39
4.7.1 Úm ngan con từ 1 - 28 ngày tuổi 39
4.7.2 Nuôi ngan thịt 39
4.7.3 Nuôi ngan hậu bị đẻ từ 12 - 23 tuần tuổi 40
4.7.4 Nuôi ngan đẻ (sinh sản) 24 - 86 tuần tuổi 40
CHƯƠNG 5. KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GIA CẦM 41
5.1. GIỚI THIỆU VỀ ẤP TRỨNG NHÂN TẠO 41
5.1.1 Khái niệm về ấp trứng 41
5.1.2 Mục đích của ấp trứng nhân tạo 41
61
5.2. CẤU TẠO MÁY ẤP TRỨNG NHÂN TẠO 41
5.3. KỸ THUẬT ẤP TRỨNG 42
5.3.1 Chuẩn bị trứng ấp 42
5.3.2 Chuẩn bị máy ấp 43
5.3.3 Kỹ thuật xếp trứng vào khay ấp 43
5.3.4 Những điều cần thiết trong ấp trứng gia cầm 43
5.3.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi gia cầm 44
5.4. KIỂM TRA SINH HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ẤP TRỨNG 45
5.4.1 Soi trứng 45
5.4.2 Kiểm tra sự phát triển của phôi sau 6 ngày ấp 45
5.4.3 Kiểm tra sự phát triển của phôi sau 11 ngày ấp 45
5.4.4 Kiểm tra sự phát triển của phôi sau 19 ngày ấp 45
5.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIA CẦM CON 46
5.5.1 Kỹ thuật lấy gia cầm con ra khỏi máy nở 46
5.5.2 Phân loại và tiêm chủng gia cầm con 46
5.6. MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG ẤP TRỨNG GIA CẦM 46
5.6.1 Ấp trứng đã bảo quản dài ngày 46
5.6.2 Bệnh chân, cánh ngắn 46
5.6.3 Bệnh Perosis 47
5.5.4 Bệnh gà con dính bết khi nở 47
CHƯƠNG 6. CHUỒNG TRẠI, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI GIA CẦM 48
6.1. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GIA CẦM 48
6.1.1 Nuôi chăn thả tự do 48
6.1.2 Phương thức nuôi nhốt 48
6.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHUỒNG NUÔI GIA CẦM 50
6.2.1 Yêu cầu chung 50
6.2.2 Địa điểm bố trí chuồng trại 50
6.2.3 Những đặc điểm chính của chuồng nuôi 50
6.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH PHỤ QUAN TRỌNG 51
6.3.1 Kho thức ăn 51
6.3.2 Kho trứng 51
6.3.3 Hệ thống điện nước 51
6.3.4 Lò thiêu, hố huỷ rác 51
6.4. DỤNG CỤ CHĂN NUÔI GIA CẦM 51
6.4.1 Máng ăn 51
6.4.2 Máng uống 52
6.4.3 Tổ đẻ 52
6.4.4 Cầu đậu 53
6.4.5 Chụp sưởi 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
62

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chan_nuoi_gia_cam_moi.pdf