Bài giảng Bệnh nội khoa thú y - Phan Thị Hồng Phúc
I. KHÁI NIỆM
Môn học Bệnh Nội khoa gia súc là một môn khoa học chuyên nghiên cứu
những bệnh không có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con
khác và là bệnh xảy ra ở các cơ quan trong cơ thể gia súc.
Ví dụ: Bệnh viêm dạ dày - ruột, bệnh viêm thận, các bệnh về tim, phổi.
Trong quá trình điều trị bệnh nội khoa tuỳ từng loại bệnh khác nhau mà
dùng các loại thuốc khác nhau, bằng các con đường khác nhau như: uống, tiêm
bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm vào xoang hay dùng phương pháp thông, thụt.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, cũng có những bệnh ta phải dùng
kết hợp phương pháp ngoại khoa để can thiệp như: bệnh tắc thực quản, trong
trường hợp này, nếu không đưa được vật tắc xuống dạ dày bằng phương pháp nội
khoa thì ta phải mổ thực quản để lấy dị vật ra.
II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC
Môn học nghiên cứu về các vấn đề chủ yếu sau:
2.1. Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh nội khoa rất đa dạng, phức tạp và có tính chất tổng
hợp, không mang tính đặc hiệu như nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm hay
ký sinh trùng. Có những nguyên nhân gây bệnh nội khoa thuộc về di truyền, về
chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn uống không đúng khoa học hoặc do các nhân tố vật lý,
hoá học, vi sinh vật, nhưng cũng có những bệnh phát ra do kế phát từ các bệnh
truyền nhiễm hoặc bệnh ký sinh trùng.
Ví dụ: Bệnh viêm ruột cata cấp tính ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây
nên như:
Do chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn kém phẩm chất (thức ăn ôi, thiu,
mốc hay thức ăn bị nhiễm độc.)
Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột.
Do kế phát từ một số bệnh khác như: bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh
trùng.
Do môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, dẫn đến con vật dễ bội nhiễm một
số vi khuẩn đường ruột như: E.coli, Salmonella.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy, việc nghiên cứu nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả là
rất quan trọng.
- 1 -Do vậy, nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để
chẩn đoán bệnh chính xác và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Mặt
khác, khi biết nguyên nhân gây bệnh, ta còn có các biện pháp phòng bệnh thích hợp.
2.2. Nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh
Việc nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh của một bệnh là hết sức quan trọng.
Bởi vì trong quá trình điều trị bệnh, nếu biết được cơ chế sinh bệnh người ta sẽ
đưa ra được các biện pháp để cắt đứt một hay nhiều khâu trong quá trình sinh
bệnh, từ đó sẽ hạn chế được sự tiến triển của bệnh theo các hướng khác nhau.
Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi (quá trình viêm làm cho phổi bị
xung huyết và tiết nhiều dịch viêm đọng lại trong lòng phế quản, gây trở ngại quá
trình hô hấp, dẫn đến gia súc khó thở, nước mũi chảy nhiều, ho). Do vậy, khi điều
trị bệnh, ngoài việc dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn còn dùng thuốc giảm ho và
giảm dịch thẩm xuất để tránh hiện tượng viêm lan rộng.
2.3. Nghiên cứu về triệu chứng của bệnh
Hầu hết gia súc khi mắc bệnh, trên cơ thể con bệnh sẽ có những biến đổi
khác nhau về sinh lý bình thường, dựa vào các triệu chứng đó ta có thể chẩn đoán
bệnh. Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh khác nhau có những biểu hiện triệu chứng
khác nhau.
Ngoài chẩn đoán lâm sàng, để có kết luận chính xác hơn về bệnh, người ta
còn dùng các phương pháp xét nghiệm để kiểm tra máu, phân, nước tiểu., từ đó
có cơ sở giúp chẩn đoán bệnh được nhanh chóng, chính xác, nhằm đưa ra phác đồ
điều trị có hiệu quả cao nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bệnh nội khoa thú y - Phan Thị Hồng Phúc
ăng điều tiết thân nhiệt: Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó gia súc non rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm cho gia súc non bị bệnh. Ở gia súc non 15 - 20 ngày tuổi, thân nhiệt mới dần ổn định. - 210 - Với tất cả những đặc điểm trên, gia súc non dễ bị nhiễm bệnh, gây ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng đàn gia súc. BỆNH VIÊM RUỘT CỦA GIA SÚC NON (Dispepsia) 1. Đặc điểm Đây là bệnh kém tiêu hoá của dạ dày lợn và ruột non của gia súc. Thƣờng gặp nhất là bệnh ỉa phân trắng của lợn con và bê nghé. Bệnh đƣợc chia làm 2 thể: thể đơn giản mang tính chất viêm thông thƣờng và thể nhiễm độc do kế phát các vi trùng có sẵn trong đƣờng ruột gây nên. Nguyên nhân Do bản thân gia súc non: Do sự phát dục của bào thai kém. Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hoá của gia súc non nhƣ: dạ dày và ruột của lợn con trong ba tuần đầu chƣa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chƣa có axit HCl, hàm lƣợng và hoạt tính của men pepsin ít. Do hệ thống thần kinh của gia súc non chƣa ổn định nên kém thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. Gia súc non trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng, vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lƣợng và chất lƣợng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh. - Do gia súc mẹ: Không đƣợc nuôi dƣỡng đầy đủ khi mang thai. Trong thời gian nuôi con không đủ thức ăn hoặc bị bệnh. Cho gia súc mẹ ăn nhiều thức ăn khó tiêu. Gia súc mẹ động dục trong thời gian cho con bú. - Do ngoại cảnh: Do vệ sinh kém, gia súc non ít đƣợc vận động và tắm nắng. Do vi trùng xâm nhập. Do ký sinh trùng. Trong những nguyên nhân kể trên thì yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng đóng vai trò quyết định. - 211 - 3. Cơ chế sinh bệnh Khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, độ axit chlohydric giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và giảm khả năng tiêu hoá protit. Khi độ kiềm trong đƣờng tiêu hoá tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong đƣờng ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đƣờng ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nƣớc gây nên rối loạn trao đổi chất, làm cơ thể nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết. Triệu chứng Lợn con ỉa phân trắng Lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi thƣờng dễ mắc bệnh. Trong 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh, lợn vẫn bú và chạy nhảy nhƣ thƣờng. Phân táo nhƣ hạt đậu xanh, nhạt màu. Sau đó phân lỏng dần, có màu vàng hoặc trắng, có bọt và chất nhầy, mùi tanh khắm. Con vật bú ít hoặc bỏ bú, lông xù và dựng, da nhăn nheo, nhợt nhạt, đuôi và khoeo dính đầy phân. Vật bị bệnh từ 5 - 7 ngày, cơ thể quá kiệt sức dẫn đến chết. Nếu lợn con qua khỏi thì chậm lớn, còi cọc. - Bê nghé ỉa phân trắng Bê nghé thƣờng mắc bệnh này sau khi sinh ra 10 - 15 ngày, thậm chí còn sớm hơn. Con vật đi ỉa lỏng mùi chua nhƣng vẫn bú và đi lại đƣợc. Sau vài ngày con vật biểu hiện rõ triệu chứng toàn thân nhƣ sốt 40 - 41 0 C, giảm ăn, thích nằm, phân lỏng, có màu hơi xanh, mùi tanh khắm, bụng chƣớng to, thở nông và nhanh, tim đập nhanh và yếu. Bệnh nặng gia súc có thể bị hôn mê, nhiệt độ hạ rồi chết. Điều trị Nguyên tắc: chữa sớm và tích cực Lợn con phân trắng Hộ lý: Khi mới phát hiện lợn con mắc bệnh cần hạn chế bú mẹ, có điều kiện thì tách riêng lợn bị bệnh để theo dõi và điều trị. Kiểm tra lại vệ sinh chuồng trại và chế độ chăm sóc, chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi. Điều trị: Dùng thuốc làm se niêm mạc ruột: cho uống các chất có tanin để làm se niêm mạc ruột và diệt khuẩn nhƣ nƣớc lá ổi, quả hồng xiêm xanh, bột tanin, búp xim... Dùngkháng sinh cầm ỉa chảy: dùng một trong các loại kháng sinh sau: Sunfaguanidin 0,5 - 1 g/con/ngày. Cho uống. Sunfathiazin 10% 2 - 5 ml/con/ ngày. Tiêm dƣới da. - 212 - Streptomycin 20 - 30mg/kg TT, tiêm 2 lần /ngày, liên tục 2 - 3 ngày. (dùng loại thuốc này dễ gây còi cọc sau điều trị). Kanamycin 10 - 15 mg/kg TT, tiêm 2 lần /ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Neomycin 25 - 50mg/kgTT/ngày, cho uống liên tục 3 - 4 ngày. Spectam 25 mg/kgTT, tiêm bắp 2 lần /ngày, liên tục 3 ngày.... Dùng thuốc điều chỉnh sự cân bằng trong đƣờng ruột: Cho uống canh trùng B. subtilis liều 10ml/con cho lợn 3 - 15 ngày tuổi, 15 m l/con ở lợn 15 - 30 ngày tuổi. Bệnh bê, nghé ỉa phân trắng Hộ lý: Cách ly những con bệnh, hạn chế cho bú (thậm chí bắt nhịn bú từ 8 - 12 giờ ) cho uống nƣớc đƣờng pha muối hoặc dung dịch orezol. Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn đƣờng ruột: có thể dùng các loại kháng sinh sau: Sulfaguanidin 0,1 - 0,2g/kg TT, uống 2 - 3 lần trong ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Cả liệu trình không dùng quá 20 - 24 g thuốc. Streptomycin: tiêm bắp liều 10 - 15 mg/kg TT, ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc cho uống 20 - 30 mg/kg TT, ngày 2 lần, liên tục 2 - 3 ngày. Kanamycin: tiêm bắp 1 ml /15 - 30 kg TT, ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. KMnO4 0,05%: cho uống 500ml/ngày/con. Biomycin 0,02g/kg TT, cho uống ngày 2 lần, liên tục 2 - 3 ngày. - Dùng thuốc tăng cƣờng trợ sức, trợ lực Thuốc (ml/con) Liều lƣợng Dung dịch glucoza 20% 300 - 400ml Cafein natri benzoat 20% 5 -10 ml Canxi clorua 10% 30 - 40 ml Urotropin 10% 30 - 50 ml Vitamin C 5% 10 ml Trƣờng hợp bê nghé ỉa phân trắng do giun đũa thì dùng thuốc tẩy: tinh dầu giun, piperazin, santonin, mebendazol hoặc dùng 5 - 7 hạt cau và 3 - 5 g diêm sinh đun nƣớc cho uống. Phòng bệnh Chú ý phòng chống lạnh, ẩm và bẩn cho gia súc non. 213 - Chăm sóc tốt gia súc cái khi mang thai, cho gia súc non tập ăn sớm, chú ý bổ sung thêm vào khẩu phần khoáng vi lƣợng và vitamin. Với lợn con, dùng Dextran Fe tiêm để kích thích sinh trƣởng và phát triển. BỆNH VIÊM PHỔI CỦA GIA SÚC NON (Pneumonia of the suckling animal) 1. Đặc điểm Bệnh viêm phổi của gia súc non thƣờng ở dạng phế quản phế viêm hoặc thuỳ phế viêm. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát Chủ yếu do nuôi dƣỡng và chăm sóc kém, dẫn đến sức đề kháng của gia súc non giảm, vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. - Nguyên nhân kế phát Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thƣơng hàn, tụ huyết trùng. Do kế phát từ bệnh nội khoa: viêm dạ dày, viêm ruột. Do kế phát từ bệnh ký sinh trùng: giun phổi, giun đũa... Cơ chế sinh bệnh Cơ thể của gia súc non thích ứng với ngoại cảnh rất kém, nếu điều kiện chăm sóc và nuôi dƣỡng không tốt sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm. Khi đó các vi sinh vật gây bệnh từ ngoài không khí vào cơ thể, hoặc các vi sinh vật ký sinh sẵn trong đƣờng hô hấp phát triển, gây nên quá trình bệnh lý. Do tác động của vi khuẩn, gia súc non sốt, cơ thể mất nƣớc, mất muối. Đồng thời, do sốt cao quá trình phân giải protit trong cơ thể tăng, làm độ pH của máu giảm, gia súc dễ bị nhiễm độc toan. Mặt khác, các chất phân giải trong cơ thể cùng với các độc tố của vi khuẩn gây rối loạn tuần hoàn ở phổi, gây xung huyết phổi và viêm phổi. Khi viêm phổi, cơ thể thiếu oxy làm tim đập nhanh và mạnh, dẫn đến suy tim. Do sốt làm cơ năng tiết dịch và vận động của ruột giảm, làm gia súc kém ăn, bỏ ăn. Trong nƣớc tiểu xuất hiện albumin niệu. Cuối kỳ bệnh, gia súc thƣờng bị bại huyết, cơ năng điều tiết của thần kinh trung khu giảm sút. Cuối cùng, trung khu hô hấp và tuần hoàn bị tê liệt làm gia súc chết. - 214 - 4. Bệnh tích Bệnh tích viêm phổi thuộc thể phế quản phế viêm, thuỳ phế viêm hay hợp của hai thể. Bệnh thƣờng biểu hiện nhiều ở thuỳ tim, thuỳ đỉnh và thuỳ đáy của phổi, có khi phổi bị dính vào lồng ngực. Trong nhiều trƣờng hợp gia súc còn bị viêm ruột, các hạch lâm ba sƣng, xuất huyết. 5. Triệu chứng Bệnh có hai thể cấp tính và mãn tính - Thể cấp tính Gặp ở những gia súc vài tuần tuổi. Gia súc sốt cao 41 0 C, uể oải, thích nằm, ăn giảm, mũi khô, đầu gục sát đất, lông xù, ho. Vật thở gấp và thở nông, có nƣớc mũi chảy ở hai bên lỗ mũi, nƣớc mũi có thể loãng hay đặc. Khi bị chứng bại huyết thì toàn thân run rẩy; niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Tim đập nhanh và mạnh, sau yếu dần. Nếu kế phát viêm ruột, gia súc ỉa lỏng, phân thối khắm và lẫn chất nhầy. Gõ vùng phổi thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe thấy âm phế quản bệnh lý, tiếng ran, âm vò tóc. Kiểm tra X quang thấy vùng phổi đậm ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim. Kiểm tra máu, số lƣợng bạch cầu tăng, độ dự trữ kiềm giảm, cuối kỳ bệnh lƣợng hồng cầu và huyết sắc tố giảm. - Thể mãn tính Gặp ở gia súc trƣởng thành. Vật sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho. Gõ phổi không thấy xuất hiện âm đục, nghe phổi có khi thấy tiếng ran. Gia súc chậm lớn, ngày một gầy dần. Tiên lƣợng Nếu bệnh kéo dài 3 - 5 ngày không khỏi thì gia súc khó khỏi bệnh, thƣờng bị chết. Bệnh ở thể mãn tính kéo dài hàng tuần, hàng tháng, điều trị khó khỏi. Nếu viêm phổi chuyển sang bại huyết, kế phát viêm ruột và viêm phổi hoá mủ thì rất khó chữa. Điều trị * Hộ lý: - 215 - Cho gia súc ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. Dùng dầu nóng xoa vùng ngực. * Điều trị - Dùng kháng sinh để điều trị: + Penicillin 10.000 - 15.000 UI/kg TT/lần. Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Ampicillin: Tiêm bắp 10mg/kgTT/ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Streptomycin, liều 10- 15 ml/kgTT/lần, ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Có thể phối hợp với 10.000 UI Penicillin để tăng hiệu quả điều trị. Kanamycin, tiêm bắp liều 10- 15 mg/kgTT/lần, ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Gentamycin, tiêm bắp liều 10 mg/kgTT/lần, ngày 2 lần, liên tục 3 - 4 ngày. Dùng thuốc giảm sốt: theo đơn thuốc sau: Chlorua natri 0,9 g; Piramydon 2g; Novocain 3g; Nƣớc cất 100ml, tiêm tĩnh mạch. Hoặc dùng Analgin 10%. Dùng thuốc trợ sức, trự lực, tăng cƣờng sức đề kháng và giải độc Thuốc (liều/con) Trâu, bò Bê, nghé, dê, cừu Chó, lợn Dung dịch glucoza 20% 1 - 2 lít 0,3 - 0,4 lít 0,1 - 0,15 lít Cafein natri benzoat 20% 20ml 5 -10ml 1 - 3ml Canxi clorua 10% 50 - 70 ml 30 - 40ml 5 - 10ml Urotropin 10% 50 - 70 ml 30 - 50ml 10 - 15ml Vitamin C 5% 20 ml 10ml 3 - 5ml Truyền chậm vào tĩnh mạch. Dùng phƣơng pháp protein liệu pháp để tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể: dùng máu tự thân hoặc máu của con vật khác tiêm cho con bệnh. Dùng thuốc điều trị bệnh kế phát. - 216 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Bình (2006), Thuốc và phác đồ điều trị bệnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam. Phạm Đức Chƣơng, Trần Tố, Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Văn Sửu (2008), Độc chất học Thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Đức Chƣơng, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học Thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trƣơng Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Fao (2001), Cẩm nang về kiểm tra thịt tại các lò mổ, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Vũ Nhƣ Quán (2008), Giáo trình Ngoại khoa Thú y, Nhà xuất bản Giáo dục. Chu Đức Thắng (2008), Giáo trình Chẩn đoán bệnh gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Ngọc Thạch (2006), Giáo trình bệnh Nội khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Ngọc Thạch (2008), Giáo trình Nội - Chẩn, Nhà xuất bản Giáo dục. Chu Thị Thơm (2006) Hướng dẫn phũng trị bằng thuốc nam một số bệnh ở gia súc, Nhà xuất bản Lao động. Viện Thú y Quốc gia (2002), Cẩm nang chẩn đoán tiêu chuẩn về các bệnh gia súc ở Việt Nam, Dự án tắng cƣờng năng lực nghiên cứu Viện Thú y Quốc gia. Vũ Đình Vƣợng (2004) Giáo trình bệnh Nội khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. htpt:/hanvet.com.vn/ sản phẩm thuốc htpt:/vemedim.com.vn/ Sản phẩm thuốc. 217 - MỤC LỤC Trang BÀI MỞ ĐẦU 1 I. Khái niệm 1 II. Nhiệm vụ của môn học 1 III. Mối liên quan giữa các môn học khác 3 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH NỘI KHOA 4 Chƣơng 1. Đại cƣơng về điều trị học 4 I. Khái niệm về điều trị học 4 II. Những nguyên tắc cơ bản của điều trị học 4 III. Phân loại điều trị 7 IV. Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu 8 V. Điều trị bằng Novocain 10 VII. Điều trị bằng yếu tố vật lý 14 Chƣơng 2. Truyền máu và truyền dung dịch 20 I. Truyền máu 20 II. Truyền dịch 24 PHẦN THỨ HAI: BỆNH NỘI KHOA Ở GIA SÚC Chƣơng 3. Bệnh ở hệ tim mạch 26 Bệnh viêm nội tâm mạc cấp tính 27 Bệnh viêm ngoại tâm mạc 30 Bệnh tích nƣớc ở xoang bao tim 33 Bệnh viêm cơ tim cấp tính 34 Bệnh van tim 37 Chƣơng 4. Bệnh ở hệ hô hấp 46 Bệnh chảy máu mũi 47 Bệnh viêm mũi thể cata cấp tính 49 Bệnh viêm mũi thể cata mãn tính 51 Bệnh viêm mũi thể màng giả 52 Bệnh viêm thanh quản cata cấp 53 Bệnh viêm thanh quản thể màng giả 55 Bệnh viêm phế quản cata cấp tính 57 - 218 - Bệnh viêm phế quản thể cata mãn tính 60 Bệnh khí phế 63 Bệnh xung huyết phù phổi 67 Bệnh xuất huyết phổi 70 Bệnh phế quản phế viêm 71 Bệnh viêm phổi thuỳ 75 Bệnh viêm phổi hoại thƣ hoá mủ 78 Bệnh viêm màng phổi 81 Chƣơng 5. Bệnh ở hệ tiêu hoá 85 Bệnh viêm miệng 85 Bệnh viêm tuyến mang tai 89 Bệnh viêm họng 91 Bệnh viêm thực quản 94 Bệnh thực quản co giật 95 Bệnh hẹp thực quản 96 Bệnh dãn thực quản 97 Bệnh tắc thực quản 98 Bệnh dạ cỏ bội thực 102 Bệnh liệt dạ cỏ 105 Bệnh chƣớng hơi dạ cỏ cấp tính 109 Bệnh chƣớng hơi dạ cỏ mãn tính 112 Bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật 113 Bệnh nghẽn dạ lá sách 115 Bệnh viêm dạ dày cata cấp tính 117 Bệnh viêm dạ dày cata mãn tính 119 Bệnh viêm dạ dày - ruột 121 Bệnh viêm ruột thể cata cấp tính 125 Bệnh viêm ruột thể cata mãn tính 128 Hội chứng đau bụng ngựa 130 Bệnh dãn dạ dày cấp tính 135 Bệnh kinh luyến ruột 137 Bệnh chƣớng hơi ruột 139 - 219 - Chứng táo bón 141 Ruột biến vị 143 Bệnh viêm gan thực thể cấp tính 148 Bệnh xơ gan 151 Bệnh viêm phúc mạc 153 Chƣơng 6. Bệnh ở hệ tiết niệu 155 Bệnh viêm thận cấp tính 157 Bệnh viêm thận cấp tính và mãn tính 159 Bệnh viêm bể thận 162 Bệnh viêm bàng quang 164 Bệnh liệt bàng quang 166 Co thắt bàng quang 168 Bệnh viêm niệu đạo 169 Cuội niệu 170 Chƣơng 7. Bệnh của hệ thần kinh 173 Bệnh cảm nắng 173 Bệnh cảm nóng 175 Bệnh viêm não và viêm màng não 176 Bệnh viêm tuỷ sống 178 Chứng động kinh 180 Chƣơng 8. Bệnh về rối loạn trao đổi chất 182 Bệnh còi xƣơng 182 Bệnh mềm xƣơng 184 Chƣơng 9. Trúng độc 187 Trúng độc carbamid 194 Trúng độc muối ăn 195 Trúng độc sắn 196 Trúng độc mốc ngô 197 Trúng độc photpho hữu cơ 199 Chƣơng 10. Bệnh của gia súc non 200 Bệnh viêm ruột của gia súc non 201 Bệnh viêm phổi của gia súc non 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO 206 - 220 -
File đính kèm:
- bai_giang_benh_noi_khoa_thu_y_phan_thi_hong_phuc.pdf