Áp dụng VTOS vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch
Tóm tắt: VTOS là bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam do Dự án "Phát triển
Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam" xây dựng trong Chương trình Phát triển năng lực du
lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh Châu Âu tài trợ. Bộ tiêu
chuẩn này đề cập những chuẩn mực thực tiễn tốt nhất, tối thiểu, cần thiết để thực hiện
công việc trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, và bao gồm cả các yêu cầu điều lệ (pháp
luật, sức khỏe, an toàn, an ninh). Các tiêu chuẩn này cũng xác định cụ thể những gì
người lao động cần biết và làm được, cũng như cách thực hiện để có thể hoàn thành chức
năng công việc cụ thể trong môi trường làm việc. Trong đó, VTOS xác định rõ các đơn vị
năng lực mà người lao động trong ngành du lịch cần phải có khi thực hiện hoạt động
du lịch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng VTOS vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch
− Các cơ sở đào tạo và dạy nghề có thể sử dụng VTOS để thiết kế chương trình đào tạo về khách sạn và du lịch. Tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới xác định rõ ràng các kỹ năng, kiến thức và hành vi cần thiết cho các công việc cụ thể trong doanh nghiệp. Các đơn vị năng lực trong VTOS có thể kết hợp để xây dựng chương trình đào tạo cho các khoá học hay chương trình học một kỳ, một năm hay hai năm. Hoạt động đào tạo đội ngũ Đào tạo viên cho tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới và đào tạo tại địa phương đã được khởi động với các nghề Phục vụ trên tàu thuỷ du lịch, Thuyết minh du lịch và Quản lý khách sạn. Bên cạnh đó, một loạt các chương trình tập huấn cập nhật tiêu chuẩn sẽ được tiến hành dành cho các Đào tạo viên VTOS đã được công nhận, cũng như các chương trình giới thiệu VTOS tới các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề để giới thiệu các tiêu chuẩn và các chứng chỉ đề xuất nhằm mục đích bổ sung và nâng cao giáo trình giảng dạy. Ngoài ra, các tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới này sẽ được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc tới tất cả các cá nhân và đơn vị quan tâm nhằm nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ du lịch tại Việt Nam. 2.2. Thực trạng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch • Về chương trình, giáo trình đào tạo Qua khảo sát cho thấy, các cơ sở đào tạo đã xây dựng được chương trình đào tạo và từng bước được rà soát, điều chỉnh. Tuy nhiên, chương trình đào tạo ngành du lịch còn bộc lộ một số điểm yếu kém như sau: − Đối với chương trình đào tạo đại học: Chương trình đào tạo du lịch tại các trường vẫn chưa thống nhất; chưa chú trọng phần thực hành (thực hành ở đây được hiểu là có cơ TP CH KHOA HC − S 5/2016 165 sở thực hành nghề nghiệp hẳn hoi) - tức là người học chỉ được học lý thuyết thuần tuý trước khi đi thực tập tốt nghiệp. Theo chương trình này, sinh viên chỉ được trang bị kiến thức, ít được rèn luyện về kỹ năng quản lý và các kỹ năng chuyên môn khác. Đặc biệt, tỷ lệ số học phần về chuyên ngành du lịch trong toàn bộ chương trình đào tạo còn thấp và ít có chương trình đào tạo chuyên sâu về khách sạn, du lịch. − Đối với chương trình đào tạo cao đẳng, trung học và nghề: Chưa có sự thống nhất về chương trình đào tạo ở các bậc này. Bên cạnh đó chưa xây dựng được nhiều loại chương trình phù hợp với nhu cầu đào tạo của các đối tượng và bố cục chương trình chưa có sự gắn kết giữa các nghiệp vụ trong phần thực hành. − Đối với công tác biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy, nhìn chung đã có sự phát triển đáng kể, số lượng sách chuyên môn về du lịch ngày càng tăng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực du lịch của xã hội. • Về hình thức đào tạo Hình thức đào tạo chủ yếu hiện đang được áp dụng tại các trường đại học là đào tạo chính quy dài hạn. Ngoài ra, còn có các hình thức đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ. Hình thức đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học du lịch chủ yếu là chính quy dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn và bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương (dưới 4 tháng). • Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo ở các trường đại học chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều trường đại học thiếu các cơ sở thực hành về kỹ năng quản lý và nghiệp vụ, kỹ thuật. Các trường cao đẳng, trung học đào tạo nghiệp vụ, đào tạo nghề đã có sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất phù hợp. Tuy nhiên, một số trường ở các địa phương khác vẫn chưa được đầu tư phát triển đủ cơ sở vật chất phù hợp với qui mô đào tạo, thiếu cơ sở thực hành. Ngoài ra, các trường đang thiếu các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy theo phương pháp mới. • Về đội ngũ giáo viên Có thể thấy việc lựa chọn và bồi dưỡng giáo viên được các trường rất quan tâm nhằm có được đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn theo từng cấp đào tạo. Song do các ngành đào tạo du lịch ở nước ta còn mới mẻ nên việc phát triển đội ngũ giáo viên nghiệp vụ, chuyên ngành rất khó đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đội ngũ giảng viên du lịch của các trường đại học đã có thời gian dài đào tạo du lịch nên được đào tạo khá tốt về mặt lý thuyết. Nhưng trong chương trình giảng dạy, tỷ lệ phần 166 TRNG I HC TH H NI thực hành còn khá khiêm tốn, chưa thu hút được cán bộ quản lý giỏi tham gia giảng dạy tại các trường. Đối với các trường đại học địa phương mới thành lập thì đội ngũ giảng viên du lịch đang còn nhiều bất cập. Nhìn chung, đội ngũ giảng viên dạy chuyên ngành ở các trường đại học, cao đẳng, trung học tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây do quy mô đào tạo mở rộng. Tuy nhiên, việc tuyển chọn giáo viên, giảng viên đạt tiêu chuẩn khá khó khăn. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên đại học phải tối thiểu tốt nghiệp cao học, là Thạc sĩ. Tuy nhiên, một người tốt nghiệp đại học ngành Quản trị du lịch loại khá thậm chí loại giỏi cũng không đủ năng lực giảng dạy vì thiếu kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ và kỹ năng thực hành các nghiệp vụ lễ tân, bàn - bar, bếp và buồng. Từ thực tế đó, các trường đại học, cao đẳng, trung học, trường nghề phải mất một khoảng thời gian đào tạo, bồi dưỡng thêm từ một đến vài năm để có được đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu. • Đánh giá nhanh Mặc dù các cơ sở đào tạo đã tích cực cải thiện quy trình, nội dung giảng dạy..., nhưng trước yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập, cụ thể là: Thứ nhất, vì các cơ sở đào tạo về du lịch chưa thống nhất được giảng dạy theo hệ thống tiêu chuẩn nào nên việc đầu tư, quy hoạch của các cơ sở đào tạo nghề du lịch còn tuỳ tiện không dựa trên các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế. Không ít cơ sở đào tạo có quá nhiều cán bộ kinh tế và cán bộ trái ngành khác nghề nhưng lại thiếu cán bộ có kinh nghiệm đào tạo nghề du lịch, có kiến thức kỹ thuật. Bên cạnh đó, rất nhiều giảng viên còn cứng nhắc và thiếu linh động trong phương pháp giảng dạy, cụ thể là chỉ dừng lại ở việc "hướng dẫn sinh viên thực hành nghiệp vụ một cách máy móc", chưa quan tâm đến việc "định hướng cho họ phương pháp học thực hành có hiệu quả", từ đó không kích thích tính sáng tạo cho người học, hay nói cách khác người học luôn ở trạng thái "thầy đặt đâu, trò ngồi đấy". Chính phương pháp đào tạo như thế nên dẫn đến hệ quả là nhiều sinh viên thấy nhàm chán trong học tập, khi tiếp xúc với công việc thực tế lại lúng túng, bế tắc trong xử lý tình huống. Thứ hai, theo quy định, sinh viên có 70% thời gian thực hành nghề nghiệp, nhưng hiện nay các văn bản hướng dẫn hoặc liên quan đến thực hành nghề nghiệp bao gồm: chương trình, giáo trình hướng dẫn thực hành, các tiêu chuẩn thiết bị, tiêu chuẩn tiêu chí nâng cao kỹ năng nghề, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn về kỹ năng nghề... còn khá hạn chế. Thứ ba, việc đào tạo nghề du lịch chưa định hướng theo nhu cầu của thị trường, nên mức độ vận dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên được học ở nhà trường vào công việc thực tế còn ít, những kiến thức và kỹ năng "sơ đẳng" mà thị trường cần vừa thiếu lại vừa yếu. TP CH KHOA HC − S 5/2016 167 Thứ tư, do hạn chế về năng lực đầu tư, thiếu biện pháp và thiếu hiểu biết về kỹ thuật nên các thiết bị được đầu tư cho giảng dạy và thực hành chủ yếu là mua sắm theo ý đồ từng đơn vị nên chất lượng kém, thiếu sự đồng bộ về số lượng và chủng loại từ đó dẫn đến thiếu tính thực tế. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. 2.3. Một số giải pháp áp dụng VTOS trong giảng dạy du lịch Để áp dụng có hiệu quả VTOS vào giảng dạy cho sinh viên ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, theo chúng tôi, các trường cần thực hiện đồng thời các giải pháp như sau: − Thiết kế chương trình đào tạo/dạy nghề tiếp cận theo chuẩn đầu ra - năng lực cốt lõi (gắn liền với đơn vị năng lực trong VTOS) của mỗi vị trí việc làm gắn với thực tế thị trường lao động. Bởi vì thông qua chuẩn đầu ra, sinh viên lượng hoá được mục đích học tập của mình, xác định cụ thể các yêu cầu đối với bản thân, từ đó không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện theo các tiêu chí của chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Chương trình đào tạo như thế sẽ tạo động lực học tập, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau này. Đồng thời, chương trình đào tạo du lịch cũng phải hướng đến tính "mở", "linh hoạt", phù hợp cho việc áp dụng vào từng đối tượng, địa chỉ cụ thể. − Biên soạn chương trình môn học, bài giảng, giáo trình các học phần/ môn học/ modul chuyên môn theo hướng tích hợp lý thuyết và thực hành, thể hiện được các đơn vị năng lực mà VTOS đã xây dựng cho từng vị trí nghề cụ thể. Trong đó, thời lượng dành cho phần thực hành chiếm tỷ lệ từ 70-75% tổng thời gian học tập. Du lịch là ngành kinh tế mang tính dịch vụ, đào tạo nhân lực du lịch là đào tạo ra những người phục vụ cho du khách, nên việc tăng cường tỷ lệ thực hành trong tổng thời gian học tập sẽ giúp người học trau dồi kỹ năng/ nghiệp vụ thuận lợi hơn. − Thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên/giáo viên, học tập của học sinh/ sinh viên theo hướng tích cực, chủ động. Nội dung bài giảng của giảng viên/ giáo viên phải được thiết kế mang tính trực quan, sinh động và cụ thể với các mẫu, phiếu, biểu, hình ảnh, phim... gắn với thực tế nghề nghiệp. Đồng thời, nhà trường và giảng viên cần tích cực liên kết/ kết nối với với doanh nghiệp để xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa 2 đối tác trong cung và cầu nhân lực du lịch. Việc gắn kết này cũng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp. − Thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đánh giá năng lực, bao gồm cả 3 yêu cầu: kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cuối kỳ, thay vì thi viết, học sinh/ sinh viên được thi thực hành và vấn đáp để kiểm tra các đơn vị "năng lực" đã được học. Cần tập trung chủ yếu vào việc đánh giá "năng lực" chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, giao tiếp. Đây chính là cách đánh giá phù hợp, sát thực với lực học của học sinh/sinh viên. Nên tổ chức các giờ thực hành và đánh giá kiến thức/kỹ năng/nghiệp vụ của sinh viên ngay chính tại không gian của doanh nghiệp du lịch. 168 TRNG I HC TH H NI 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động, các cơ sở đào tạo về du lịch cần nhanh chóng đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy; cần có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đạt chuẩn. Điều đó không chỉ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn mà còn góp phần quan trọng giúp cho sinh viên được trải nghiệm, thực hành những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Việc áp dụng VTOS – Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam vào giảng dạy ở các bậc học về du lịch, do đó, là điều cấp thiết, có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, tuỳ tình hình thực tế, mỗi cơ sở đào tạo du lịch cần có những cách tiếp cận và áp dụng khác nhau cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean về nghề du lịch, năm 2013. 2. Tổng cục Du lịch, Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (phiên bản 2013). 3. Tổng cục Du lịch, Đưa VTOS vào ngành du lịch và các trường đào tạo nghề, Bản tin số 8 T10/2014. 4. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn 2010 - 2020. APPLYING VTOS INTO TEACHING AT TOURISM TRAINING SCHOOLS Abstract: VTOS is the set of Viet Nam Tourism Occupational Standards, developed by Project on "Viet Nam’s Tourism Human Resource Development" under the Environmentally and Socially Responsible Tourism Capacity Development Programme, which was funded by the European Union. The Standards refer to the agreed minimum best practices for jobs in the tourism/hospitality industry, and cover the statutory (legal, health, safety, security) requirements. They specify what a person should know and do, as well as the way they do their work, in order to carry out the functions of a particular job in the context of their working environment. VTOS consists of units of competence that tourism staffs need to fulfill the job requirements. Keywords: VTOS, tourism skills, tourism occupational standards, units of competence. TP CH KHOA HC − S 5/2016 169 THỂ LỆ GỬI BÀI 1. Tạp chí Khoa học là ấn phẩm của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, công bố các công trình nghiên cứu và bài viết tổng quan trong nhiều lĩnh vực khoa học. Tạp chí được xuất bản định kì, mỗi số về một lĩnh vực cụ thể: Khoa học Xã hội và Giáo dục; Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 2. Tác giả có thể gửi toàn văn bản thảo bài báo cho Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập hoặc biên tập viên theo địa chỉ email ghi ở dưới. Tất cả bản thảo bài báo gửi công bố đều được thẩm định về nội dung khoa học bởi các nhà khoa học chuyên ngành có uy tín. Tạp chí không nhận đăng các bài đã công bố trên các ấn phẩm khác và không trả lại bài nếu không được duyệt đăng. 3. Bố cục bài báo cần được viết theo trình tự sau: tóm tắt (nêu ý tưởng và nội dung tóm tắt của bài báo); mở đầu (tổng quan tình hình nghiên cứu, tính thời sự của vấn đề, đặt vấn đề); nội dung (phương pháp, phương tiện, nội dung nghiên cứu đã thực hiện); kết luận (kết quả nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo) và tài liệu tham khảo. Bài báo toàn văn không dài quá 10 trang đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ (Size) 12 thống nhất cho toàn bài, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, cách trên, cách dưới 2.5 cm, giãn dòng (Multiple) 1.25. Các thuật ngữ khoa học và đơn vị đo lường viết theo quy định hiện hành của Nhà nước; các công thức, hình vẽ cần được viết theo các ký hiệu thông dụng; tên hình vẽ đặt dưới hình, tên bảng, biểu đồ đặt trên bảng. Khuyến khích các bài sử dụng chương trình LaTex với khoa học tự nhiên, công thức hóa học có thể dùng ACD/Chem Sketch hoặc Science Helper for Word. Bài báo phải có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tóm tắt viết không quá 10 dòng. Tóm tắt tiếng Việt đặt sau tiêu đề bài báo và tên tác giả, tóm tắt tiếng Anh gồm cả tiêu đề bài báo đặt sau tài liệu tham khảo. Các tên nước ngoài được ghi bằng kí tự Latinh. Cuối bài có ghi rõ cơ quan công tác, số điện thoại, địa chỉ email của tác giả. 4. Phần Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài báo và sắp xếp theo mẫu dưới đây: 1. John Steinbeck (1994), Chùm nho phẫn nộ (Phạm Thủy Ba dịch, tập 2), Nxb Hội nhà văn, H., tr.181. 2. Bloom, Harold (2005), Bloom’s guides: John Steinbeck’s The Grapes of Wrath, New York: Chelsea House, pp.80-81. 3. W.A Farag, V.H Quintana,. G Lambert-Torres (1998), “A Genetic-Based Neuro-Fuzzy Approach to odelling and Control of Dynamical Systems”, IEEE Transactions on neural Networks Volume: 9 Issue: 5, pp.756-767. Trung tâm Khoa học Công nghệ - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Số 98, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.3.767.1409; Fax: 04.3. 833.5426 Email: tapchikhoahoc@daihocthudo.edu.vn
File đính kèm:
- ap_dung_vtos_vao_giang_day_trong_cac_co_so_dao_tao_du_lich.pdf