Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre)

Thời gian và phương pháp bảo quản có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây

rừng. Để xác định kỹ thuật bảo quản đối với hạt Cẩm lai vú, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 6

công thức bảo quản khác nhau: Bảo quản trong bao vải; bảo quản trong hũ bịt kín; bảo quản trong

hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 2,5% khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 5%

khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 10% khối lượng hạt; đựng hạt trong túi

đen và bảo quản ở nhiệt độ 5oC. Với mỗi công thức bảo quản, chúng tôi cũng thử nghiệm trong các

thời gian bảo quản khác nhau là 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày.

Sau khi phân tích thống kê, các kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp bảo quản không ảnh

hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt,nhưng thời gian bảo quản là nhân tố quyết định tỷ lệ nảy

mầm của hạt giống. Thời gian bảo quản tốt nhất cho nảy mầm là 5 ngày và kém nhất là 20 ngày;

các thời gian bảo quản khác cho kết quả tương đương.

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre)

Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre)
 ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG PHÁP BẢO QUẢN ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẨM 
 CỦA HẠT CẨM LAI VÚ (Dalbergia oliver Pierre) 
 Trần Quang Bảo 
 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam 
TÓM TẮT 
 Thời gian và phương pháp bảo quản có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây 
rừng. Để xác định kỹ thuật bảo quản đối với hạt Cẩm lai vú, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 6 
công thức bảo quản khác nhau: Bảo quản trong bao vải; bảo quản trong hũ bịt kín; bảo quản trong 
hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 2,5% khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 5% 
khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 10% khối lượng hạt; đựng hạt trong túi 
đen và bảo quản ở nhiệt độ 5oC. Với mỗi công thức bảo quản, chúng tôi cũng thử nghiệm trong các 
thời gian bảo quản khác nhau là 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày. 
Sau khi phân tích thống kê, các kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp bảo quản không ảnh 
hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt,nhưng thời gian bảo quản là nhân tố quyết định tỷ lệ nảy 
mầm của hạt giống. Thời gian bảo quản tốt nhất cho nảy mầm là 5 ngày và kém nhất là 20 ngày; 
các thời gian bảo quản khác cho kết quả tương đương. 
 Từ khóa: Cẩm lai vú, Bảo quản hạt giống, Tỷ lệ nảy mầm, Nhân giống. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Bảo quản hạt giống là giữ cho hạt không bị hư hại, có đủ sức sống và tỷ lệ nảy mầm theo 
đúng qui định tiêu chuẩn chất lượng giống quốc gia (Từ điển Bách khoa toàn thư, 2008). Một điểm 
bất lợi cho công tác bảo quản hạt giống đó chính là nhiệt độ và độ ẩm cao, vì đây là điều kiện thuận 
lợi cho nấm mốc cũng như sâu mọt phát triển mạnh đồng thời làm tăng hô hấp của hạt làm cho hạt 
nhanh chóng mất đi sức nảy mầm. Do vậy, sau khi thu hoạch hạt cần được phơi khô và tùy vào điều 
kiện thời tiết mà áp dụng các phương pháp bảo quản cho phù hợp. Đối với cây rừng, bảo quản hạt 
giống nhằm tạo điều kiện môi trường thích hợp nhằm kéo dài tuổi thọ hạt giống để chủ động cung 
cấp hạt giống cho kế hoạch trồng rừng theo thời vụ thích hợp, không phụ thuộc vào mùa vụ thu hái 
hạt giống của các loài cây gỗ. Phương pháp bảo quản hạt giống cây rừng chính: khô lạnh (độ ẩm 5 - 
10%; nhiệt độ 0 - 5oC); ẩm lạnh (cất trong cát ẩm; 0 - 5oC); khô mát (độ ẩm 5 - 10%; nhiệt độ 10 - 
20oC); ướt mát (cất trong nước chảy; 10 - 20oC). Tuỳ đặc điểm hạt từng loài cây, điều kiện cụ thể 
mà tạo các dụng cụ, kho cất trữ có dung tích, kết cấu thích hợp. Để bảo quản tốt hạt giống Cẩm lai 
vú, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm bảo quản hạt giống loài cây này làm cơ sở cho công tác nhân 
giống phục vụ đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và kỹ thuật nhân giống loài 
Cẩm lai vú (Dalbergia oliver Pierre) làm cơ sở phục hồi và phát triển loài cây này ở Đắk Lắk”. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Đối tƣợng nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Cẩm lai vú tại Vườn Quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk 
 Lắk. 
 - Địa điểm tiến hành thử nghiệm: Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà 
 Nội 
 - Vật liệu: hạt giống của loài Cẩm lai vú được thu hái ngay sau khi quả chín (từ tháng 12 đến 
 tháng 2 năm sau) tại Vườn Quốc gia Yok Đôn. 
Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Thu hái và chế biến hạt giống: Hạt giống được thu hái ngay sau khi quả chín, thời gian thu hái 
 trong khoảng trước và sau Tết âm lịch. Quả chín sau khi thu hái được phơi khô và tách hạt bằng 
 cơ giới, loại bỏ những hạt bị tổn thương cơ giới trong quá trình tách vỏ và những hạt bị sâu mọt. 
 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống: Để nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống, nhóm 
 nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm bảo quản với 6 công thức khác nhau với mỗi công thức 
 được lặp lại 3 lần: 
 1. CTBQ-1: Bảo quản trong bao vải. 
 2. CTBQ-2: Bảo quản trong hũ bịt kín. 
 3. CTBQ-3: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 2.5% khối lượng hạt. 
 4. CTBQ-4: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 5% khối lượng hạt. 
 5. CTBQ-5: Bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 10% khối lượng hạt. 
 6. CTBQ-6: Đựng hạt trong túi đen và bảo quản ở nhiệt độ 5oC. 
 Dung lượng mẫu của mỗi công thứclà 320 hạt. Các mẫu thử nghiệm được tiến hành tương 
ứng với 3 cây mẹ khác nhau. 
 Với mỗi công thức bảo quản, chúng tôi thí nghiệm thời gian bảo quản theo các công thức: 5 
ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày. Dung lượng mẫu mỗi công 
thức là 40 hạt. 
 * Tỷ lệ nảy mầm được xác định theo công thức: 
 Trong đó: là số hạt nảy mầm thực tế 
 là dung lượng mẫu thí nghiệm 
 * Phân tích phương sai để xác định sự ảnh hưởng của phương pháp bảo quản và thời gian 
 bảo quản đến tỷ lệ nảy mẩm của hạt giống 
 Để phân tích phương sai, chúng tôi sử dụng công cụ Data Analysis có sẵn trong Excel thông 
 qua hàm ANOVA: Two-Factor With Replication. 
 * Xác định công thức bảo quản và thời gian bảo quản tối ưu 
 Để xác định công thức tối ưu, chúng tôi đã dùng tiêu chuẩn Turkey để phân loại. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Kết quả thử nghiệm bảo quản với 6 công thức khác nhau được thống kê ở bảng 1. 
 Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm đối với công thức bảo quản và thời gian bảo quản 
 Tỉ lệ nảy mầm (%) 
 Phƣơng pháp Số ngày bảo 
 bảo quản quản CLV-05 CLV-06 CLV-21 Trung bình 
 5 ngày 63 93 60 72 
 10 ngày 60 80 53 64 
 15 ngày 50 73 73 65 
 20 ngày 65 98 63 75 
 Bằng bao vải 
 30 ngày 43 90 63 65 
 50 ngày 43 88 75 68 
 70 ngày 58 78 58 64 
 90 ngày 58 95 65 73 
 Trung bình 55 87 63 68 
 5 ngày 68 95 53 72 
 10 ngày 73 83 60 72 
 15 ngày 63 93 50 68 
 Hũ bịt kín 2,5% 20 ngày 43 60 48 50 
 tro 30 ngày 55 88 68 70 
 50 ngày 60 100 53 71 
 70 ngày 50 90 63 68 
 90 ngày 75 80 45 67 
 Trung bình 61 86 55 67 
 5 ngày 73 100 68 80 
 10 ngày 65 88 53 68 
 Hũ bịt kín 5% 15 ngày 50 75 63 63 
 tro 20 Ngày 80 75 43 66 
 30 ngày 73 78 68 73 
 50 ngày 83 93 70 82 
 70 ngày 68 85 75 76 
 90 ngày 75 88 60 74 
 Trung bình 71 85 62 73 
 5 ngày 88 90 65 81 
 10 ngày 55 100 60 72 
 15 ngày 63 80 45 63 
 Hũ bịt kín 10% 20 ngày 65 85 35 62 
 tro 30 Ngày 45 98 65 69 
 50 ngày 63 88 65 72 
 70 ngày 68 95 68 77 
 90 ngày 60 93 65 73 
 Trung bình 63 91 58 71 
 5 ngày 83 85 85 84 
 10 ngày 65 85 58 69 
 15 ngày 60 85 45 63 
 20 ngày 50 35 48 44 
 Hũ bịt kín 
 30 ngày 63 73 65 67 
 50 ngày 73 100 55 76 
 70 ngày 73 85 73 77 
 90 ngày 70 75 58 68 
 Trung bình 67 78 61 68 
 5 ngày 73 85 85 81 
 10 ngày 65 103 43 70 
 15 ngày 70 70 50 63 
 20 ngày 23 85 48 52 
 BQ túi đen 
 30 ngày 45 85 53 61 
 50 ngày 83 90 65 79 
 70 ngày 45 75 53 58 
 90 ngày 25 30 18 24 
 Trung bình 53 78 52 61 
 Kết quả ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ nảy mầm bình quân ở các phương pháp bảo quản thời gian 
bảo quản khác nhau là có sự khác nhau. 
 - Đối với phương pháp bảo quản phương pháp dùng túi đen có tỷ lệ nảy mầm là thấp nhất ở 
 hầu hết các cây mẹ và tỷ lệ nảy mầm cao ở các công thức có sử dụng tro. Tỷ lệ này giao 
 động từ 70 – 90% tuỳ thuộc vào cây mẹ. 
 - Đối với thời gian bảo quản cho ở hầu hết các phương pháp bảo quản thì thời gian bảo quản 
 không ảnh hưởng một cách rõ ràng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt. Giá trị này thay đổi không ổn 
 định ở các ngày bảo quản khác nhau. 
 Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp bảo quản và thời gian bảo quản đến tỷ lệ 
 nảy mầm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích phương sai hai nhân tố (phương pháp bảo 
 quản và thời gian bảo quản) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cẩm lai vú. Kết quả phân tích 
 phương sai được thể hiện ơ bảng 2. 
 Bảng 2. Kết quả phân tích phƣơng sai 2 nhân tố: Phƣơng pháp bảo quản và thời gian bảo quản 
 Tổng bình 
 Nguồn biến động Bậc tự do df Phƣơng sai F Sig.F 
 phƣơng 
MH điều chỉnh 1,502 47 0,032 1,053 0,407 
Điều chỉnh 67,035 1 67,035 2.208,989 0,000 
PP bảo quản 0,198 5 0,040 1,306 0,268 
Ngày bảo quản 0,528 7 0,075 2,486 0,022 
PP bảo quản * Ngày 
 0,776 35 0,022 0,730 0,853 
bảo quản 
Sai số thí nghiệm 2,913 96 0,030 
Tổng 71,451 144 
Tổng điều chỉnh 4,415 143 
 Từ kết quả phân tích phương sai có thể nhận định như sau: 
 - Tỷ lệ này mầm ở các phương pháp bảo quản khác nhau tuy về số liệu thu được có sự khác 
 nhau nhưng không rõ ràng. Bảng phân tích ANOVA cho thấy phương pháp bảo quản ảnh 
 hưởng không rõ rệt hoặc không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt, vì sig.F=0.268>0.05. 
 - Thời gian bảo quản khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt 
 (sig.F=0,022<0,05) ở tất cả các phương pháp bảo quản. 
 Điều này chứng tỏ rằng thời gian bảo quản là nhân tố quyết định đến khả năng nảy mầm của 
 hạt Cẩm lai vú. Để xác định được thời gian bảo quản hợp lý, chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn 
 Turkey để so sánh. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn Turkey thể hiện ở bảng 3. 
 Bảng 3. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn Tukey 
 Subset 
 Ngày bảo quản N 
 1 2 
 20 ngày 18 0,58 
 90 ngày 18 0,63 0,63 
 15 ngày 18 0,64 0,64 
 30 ngày 18 0,68 0,68 
 10 ngày 18 0,69 0,69 
 70 ngày 18 0,70 0,70 
 50 ngày 18 0,75 0,75 
 5 ngày 18 0,78 
 Từ kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn Turkey cho thấy, hạt cẩm lai vú nảy mầm tốt nhất là 
 bảo quản trong 5 ngày và khả năng nảy mầm kém nhất ở thời gian bảo quản 20 ngày. 
KẾT LUẬN 
1. Phương pháp bảo quản ảnh hưởng không rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt. Điều này cho 
phép người sản xuất chọn một phương pháp bảo quản phù hợp với điều kiện sản xuất. Tuy nhiên, 
nên bảo quản hạt trong hũ bit kín với 5% tỷ lệ tro bếp nhằm tránh sự xâm nhập và phá hoại của côn 
trùng đồng thời tránh được điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và côn trùng 
gây hại. 
2. Thời gian bảo quản có ảnh hưởng mạnh đến khả năng nảy mầm của hạt. Tốt nhất là công thức 
bảo quản 5 ngày và kém nhất là 20 ngày, các công thức còn lại khả năng nảy mầm của hạt là tương 
đương. Do vậy, tuỳ vào mục đích và điều kiện sử dụng hạt giống mà chúng ta chọn thời gian bảo 
quản một cách hợp lý vì hạt giống có thể được bảo quản trong 90 ngày trong điều kiện khô mát. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan, 2007. Sản xuất giống và công nghệ hạt giống, Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
Công ty giống lâm nghiệp Trung Ương, 2004. Kỹ thuật sản xuất và kiểm nghiệm giống cây rừng. 
Tài liệu khoa học kỹ thuật, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 
 AOSA, 2004,Association of Official Seed Analysts.Tetrazolium Testing Handook, No 29, AOSA 
Ngô Quang Đê - Nguyễn Hữu Vĩnh, 1997. Trồng rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội 
Công ty giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây 
rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong 
Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
Ott L. R., and Longnecker M., 2006. An Introduction to Statistical Methods and Data Analysis. 
Fifth Edition, Thomson Learning. 
Effects of preservation methods on seed germination of Cam lai vu (Dalbergia oliver Pierre) 
 Summary 
 Time and method of preservation that affect the ability of seed germination, to determine 
preservation techniques for seed of Cam lai vu (Dalbergia oliver Pierre), we have conducted six 
trials of different preserved formulas: preserve the fabric bag; store in sealed jars, storage in sealed 
jars with ash mixing rate of 2.5% of seed weight; store in sealed jars with ash mixing rate of 5% of 
seed weight; store in sealed jars with ash mixing rate of 10% of seed weight; store seeds in a black 
bag and preserve at temperature 50 C. We implemented each preserved formula in seven different 
storage times, including 5 days, 10 days, 20 days, 30 days, 50 days, 70 days and 90 days. By using 
statistical analysis, the experimental results showed that storage method did not affect the ability of 
seed germination. But time of preservation is the deciding factor of the rate of seed germination. 
The best time for seed germination is 5 days and the worst is 20 days, the other time preservations 
are giving the same results. 
 Keyword: Dalbergia oliver Pierre, seed preservation, germination, propagation. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_phuong_phap_bao_quan_den_ty_le_nay_mam_cua_hat.pdf