Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nhằm xác định được nguồn các bon phù hợp cho gây nuôi sinh khối động vật phù du và biofloc, đây là cơ sở khoa học đầu tiên nhằm góp phần xây dựng được quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Copefloc. Thí nghiệm ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc đã được thực hiện với 3 nghiệm thức thí nghiệm: Nghiệm thức 1 sử dụng cám gạo lên men, nghiệm thức 2 sử dụng cám gạo + rỉ đường + bột đậu nành, nghiệm thức 3 sử dụng cám gạo + bột đậu nành, thời gian thực hiện thí nghiệm trong 60 ngày. Về cấu trúc thành phần loài động vật phù du, xác định được 5 nhóm tương đồng nhau trong tất cả các nghiệm thức, trong đó thành phần loài Copepoda đa dạng nhất, chiếm tỷ lệ 37,5%. Về mật độ động vật phù du, sử dụng cám gạo lên men cho mật độ động vật phù du (1268 cá thể/lít) và mật độ Copepoda (999 cá thể/lít) cao nhất. Về chất lượng biofloc, có sự tương quan tỷ lệ nghịch giữa giá trị FVI, TSS, VSS với mật độ động vật phù du và mật độ Copepoda ở tất cả các nghiệm thức. Mật độ động vật phù du tăng thì giá trị FVI, TSS, VSS giảm và ngược lại. Ở nghiệm thức 2 cho giá trị FVI (1,21 ml/L), TSS (146 mg/L), VSS (98 ml/L) cao nhất, nhưng mật độ động vật phù du lại thấp nhất. Cả ba nghiệm thức thí nghiệm đều đạt giá trị FVI, TSS, VSS của biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Thành phần dinh dưỡng của biofloc ở 3 nghiệm thức thí nghiệm tương tự nhau với thành phần protein từ 31,02 - 31,1%; lipid từ 9,84 - 10,04%; khoáng từ 8,01 - 8,06%; axit amin từ 26,44 - 26,56%

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5220
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc

Ảnh hưởng của nguồn các bon đến động vật phù du và biofloc ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ Copefloc
oda (P < 0,05). Mật độ 
Copepoda cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 với 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 108 
nguồn các bon là cám gạo lên men (trung bình 999 
cá thể/lít) và thấp nhất ở nghiệm thức 2 (trung bình 
589 cá thể/lít). Trong khi đó, sự khác biệt về mật độ 
của các nhóm còn lại giữa các nghiệm thức là không 
đáng kể (P > 0,05) (Bảng 2). 
Bảng 2. Biến động mật độ động vật phù du 
STT Nhóm ngành 
Nghiệm thức 1 
(cá thể/lít) 
Nghiệm thức 2 
(cá thể/lít) 
Nghiệm thức 3 
(cá thể/lít) 
1 Giáp xác chân chèo (Copepoda) 999 ± 3
a 589 ± 2c 621 ± 3b 
2 Giáp xác râu ngành (Cladocera) 96 ± 3 90 ± 2 94 ± 2 
3 Luân trùng (Brachionidae) 89 ± 5 92 ± 1 91 ± 5 
4 Nguyên sinh động vật (Protozoa) 84 ± 3 84 ± 1 84 ± 1 
Tổng cộng 1268 ± 10
a 855 ± 4c 889 ± 1b 
Trong tất cả các nghiệm thức thí nghiệm, nhóm 
Copepoda luôn chiếm tỷ lệ cao không những về 
thành phần loài mà cả về mật độ và quyết định chính 
đến sự biến động tổng số mật độ phù du, nhóm này 
có hàm lượng dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn tự 
nhiên quan trọng của nhiều đối tượng thủy sản trong 
đó có tôm thẻ chân trắng. Theo thời gian nuôi, mật 
độ Copepoda đều có xu hướng tăng dần ở tất cả các 
nghiệm thức thí nghiệm và đều đạt mật độ cực đại ở 
ngày thứ 30, sau đó mật độ giảm dần và duy trì tương 
đối ổn định đến khi kết thúc thí nghiệm. Ở nghiệm 
thức 1 sử dụng cám gạo lên men, mật độ Copepoda 
tăng từ 67 cá thể/lít lên 283 cá thể/lít vào ngày thứ 
15, mật độ đạt cực đại đến 1455 cá thể/lít vào ngày 
thứ 30, sau đó giảm dần xuống 1122 cá thể/lít ở ngày 
thứ 45 và duy trì ở mức này đến khi kết thúc đợt thí 
nghiệm. So với nghiệm thức 1 thì ở nghiệm thức 2 và 
nghiệm thức 3 mật độ Copefloc theo thời gian thí 
nghiệm đều thấp hơn (Hình 1). 
Hình 1. Biến động mật độ Copepoda 
Kết quả của thí nghiệm này khá tương đồng với 
một số kết quả nghiên cứu khác, chẳng hạn như kết 
quả nghiên cứu của Ludwing và Tackett (1991) khi 
so sánh ảnh hưởng của cám gạo, bột hạt bông vải và 
bột cỏ linh lăng lên thành phần động vật phù du 
trong ao, kết quả cho thấy sử dụng cám gạo làm tăng 
số lượng động vật phù trong ao tốt hơn so với bột hạt 
bông vải và bột cỏ linh lăng. Một kết quả khác của 
Tusk et.al. (1982), thí nghiệm nuôi Copepoda ở các 
bể hình chữ nhật với thể tích 170 lít nước biển. 
Nguồn các bon sử dụng để nuôi sinh khối là cám gạo 
trong thời gian thí nghiệm 4 tháng, kết quả cho thấy 
mật độ Copepoda dao động từ 170 - 1520 cá thể/lít 
(trung bình 679 cá thể/lít), thời gian cần thiết để đạt 
mật độ cao nhất từ 12 - 27 ngày. Tương tự vậy, Vũ 
Ngọc Út và ctv. (2015) thí nghiệm nuôi Copepoda với 
mật độ ban đầu là 1 cá thể/L và cho ăn bằng tảo, sau 
30 ngày nuôi mật độ đạt cao nhất 920 cá thể/L. 
Trong khi đó, kết quả của Cao Văn Hạnh theo TLTK 
số 3. (2009) nuôi sinh khối copepoda theo hình thức 
thu theo mẻ có thể đạt mật độ cực đại lên đến 2.472 - 
2.911 cá thể/lít. 
3.2. Kết quả ảnh hưởng của nguồn các bon đến 
biofloc 
3.2.1. Chỉ số FVI, TSS, VSS của biofloc 
Kết quả thí nghiệm cho thấy, nguồn các bon ảnh 
hưởng đến chỉ số thể tích (FVI) và tổng chất rắn lơ 
lửng (TSS) của biofloc (P < 0,05). FVI ở nguồn các 
bon sử dụng là cám gạo, rỉ đường, bột đậu nành (1,21 
ml/L) và nguồn các bon là cám gạo, bột đậu nành 
(1,04 ml/L), cao hơn khi sử dụng nguồn các bon là 
cám gạo lên men (0,69 ml/L). Giá trị TSS đạt cao 
nhất ở nguồn các bon là cám gạo, rỉ đường, bột đậu 
nành (146 mg/L), tiếp đến là nguồn các bon cám 
gạo, bột đậu nành (140 mg/L) và thấp nhất ở nguồn 
các bon cám gạo lên men (130 mg/L). Nguồn các 
bon ảnh hưởng đến FVI và TSS nhưng lại không ảnh 
hưởng đến tổng chất rắn dễ bay hơi (VSS từ 94 - 98 
mg/L), đây là thông số phản ánh lượng chất hữu cơ 
dễ hòa tan trong tổng chất rắn (P > 0,05) (Bảng 3). 
Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị 
Thu Hiền và ctv. (2013), khi sử dụng nguồn các bon 
là rỉ đường với tỷ lệ C/N=12, giá trị FVI đạt 3,74 
ml/L, TSS đạt 280 mg/L, VSS đạt 170 mg/L. Tuy 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 109 
nhiên, biofloc ở cả 3 nghiệm thức thí nghiệm vẫn đạt 
chất lượng cho nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, 
biofloc có giá trị tối ưu khi FVI đạt từ 0,5-10 ml/L, giá 
trị VSS, TSS ở mức cho phép dưới 1g/L (Nguyễn Thị 
Thu Hiền và ctv., 2013). 
Bảng 3. Chỉ số FVI, TSS, VSS của biofloc 
Nghiệm thức Nguồn các bon FVI (ml/L) TSS (mg/L) VSS (mg/L) 
1 Cám gạo lên men 0,69 ± 0,02b 130 ± 1,01c 94 ± 1,26 
2 Cám gạo + rỉ đường + bột đậu nành 1,21 ± 0,04a 146 ± 1,01a 98 ± 1,01 
3 Cám gạo + bột đậu nành 1,04 ± 0,06a 140 ± 1,69b 97 ± 1,45 
Kết quả cũng cho thấy, có sự tương quan tỷ lệ 
nghịch giữa mật độ Copepoda với giá trị FVI, TSS, 
VSS. Theo thời gian, giá trị FVI, TSS, VSS đều có xu 
hướng giảm dần ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm 
khi mật độ Copepoda tăng. Giá trị FVI, TSS, VSS 
giảm xuống thấp nhất ở ngày thứ 30 khi mật độ 
Copepoda đạt cực đại, sau đó FVI, TSS, VSS tăng dần 
và duy trì tương đối ổn định đến khi kết thúc thí 
nghiệm (Hình 2). Đồng thời ở nghiệm thức 1, giá trị 
FVI, TSS thấp hơn so với nghiệm thức 2 và 3 nhưng 
mật độ Copepoda lại đạt cao hơn. Ngược lại, ở 
nghiệm thức 2 có giá trị FVI, TSS cao nhất thì mật độ 
Copepoda lại thấp nhất. Theo Nguyễn Thị Hiền và 
ctv. (2013) floc có khoảng 10-90% là sinh vật sống, 
mỗi hạt floc là một tổ hợp của hàng triệu vi khuẩn dị 
dưỡng, hàng nghìn tế bào tảo với một số cơ chất hữu 
cơ và vô cơ. Có thể thấy, động vật phù du, đặc biệt 
nhóm Copepoda đã sử dụng biofloc làm nguồn thức 
ăn để tăng sinh khối. 
FVI 
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
15
ngày
30
ngày
45
ngày
60
ngày
m
l/L
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
TSS
0
50
100
150
200
250
15
ngày
30
ngày
45
ngày
60
ngày
m
g
/L
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
VSS
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
15
ngày
30
ngày
45
ngày
60
ngày
m
g
/L
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
Hình 2. Biến động FVI, TSS, VSS của biofloc 
3.2.2. Thành phần dinh dưỡng của biofloc 
Các vi sinh vật dị dưỡng sử dụng ni tơ trong môi 
trường nước và nguồn các bon được bổ sung để tổng 
hợp tế bào, hình thành sinh khối biofloc. Thành phần 
dinh dưỡng của biofloc phản ánh chất lượng nguồn 
các bon mà vi sinh vật tổng hợp. Kết quả phân tích 
thành phần dinh dưỡng của biofloc được hình thành 
ở 3 nghiệm thức thí nghiệm cho thấy, ở nghiệm thức 
2 (nguồn các bon là cám gạo, rỉ đường, bột đậu 
nành) thành phần dinh dưỡng của biofloc (8,06% 
khoáng; 10,02% lipid; 31,10% protein; 26,56% axit 
amin) có xu hướng cao hơn so với thành phần dinh 
dưỡng của biofloc ở nghiệm thức 1 (8,01% khoáng; 
9,84% lipid; 31,02% protein; 26,47% axit amin) và 
nghiệm thức 3 (8,02% khoáng; 10,04% lipid; 31,03% 
protein; 26,44% axit amin), tuy nhiên sự sai khác này 
là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) (Bảng 4). 
Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của biofloc 
STT Thành phần dinh dưỡng biofloc Nghiệm thức 1 (%) Nghiệm thức 2 (%) Nghiệm thức 3 (%) 
1 Khoáng 8,01 ± 0,02 8,06 ± 0,02
 8,02 ± 0,01 
2 Lipid 9,84 ± 0,03 10,02 ± 0,07 10,04 ± 0,05 
3 Protein 31,02 ± 0,03 31,10 ± 0,06 31,03 ± 0,03 
4 Axit amin 26,47 ± 0,34 26,56 ± 0,04 26,44 ± 0,06 
 Aspartic 2,88 ± 0,02 3,39 ± 0,01 1,85 ± 0,01 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 110 
 Glutamic 4,69 ± 0,02 3,48 ± 0,01 2,02 ± 0,04 
 Serine 0,86 ± 0,02 0,74 ± 0,03 1,85 ± 0,02 
 Histidine 0,34 ± 0,01 0,77 ± 0,01 0,95 ± 0,01 
 Glycine 1,07 ± 0,01 1,02 ± 0,01 2,16 ± 0,03 
 Threonine 1,14 ± 0,02 2,00 ± 0,02 1,52 ± 0,01 
 Alanine 1,29 ± 0,02 0,90 ± 0,01 1,00 ± 0,02 
 Arginine 1,85 ± 0,02 1,96 ± 0,02 2,64 ± 0,01 
 Tyrosine 1,50 ± 0,02 1,21 ± 0,01 0,76 ± 0,01 
 Valine 1,27 ± 0,02 2,82 ± 0,02 1,16 ± 0,02 
 Methionine 0,35 ± 0,02 1,29 ± 0,01 2,22 ± 0,01 
 Phenylalanine 2,04 ± 0,02 1,15 ± 0,01 2,35 ± 0,02 
 Isoleucine 1,01 ± 0,03 0,86 ± 0,02 0,92 ± 0,01 
 Leucine 2,73 ± 0,33 2,17 ± 0,02 2,17 ± 0,02 
 Lysine 1,90 ± 0,01 1,88 ± 0,01 1,93 ± 0,03 
 Proline 1,57 ± 0,02 0,91 ± 0,01 0,96 ± 0,02 
Kết quả thành phần dinh dưỡng của biofloc ở thí 
nghiệm này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị 
Thu Hiền (2013), khi so sánh thành phần dinh dưỡng 
biofloc hình thành từ nguồn các bon gluco và tinh 
bột, kết quả cho thấy giá trị dinh dưỡng không chênh 
lệch giữa 2 nguồn các bon với thành phần protein từ 
31,67-32,14%, lipid từ 12,52 - 12,79%. Kết quả khác của 
Tacon (2000), phân tích protein trong biofloc thu tại 
các hệ thống nuôi không thay nước từ 22,64 - 40,6% và 
thành phần Lipid của biofloc được phân tích bởi 
McIntosh (1999) là 12,5%. Tacon et.al. (Theo TLTK 
12)(2002), Nguyễn Thị Thu Hiền (2013) cũng đã chỉ 
ra rằng có sự có mặt của 16/23 loại axit amin trong 
biofloc, kết quả này cho thấy sự hoàn thiện của biofloc 
sử dụng làm thức ăn gây nuôi sinh khối động vật thủy 
sinh cũng như sử dụng làm thức ăn cho tôm nuôi. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
- Nguồn các bon không ảnh hưởng đến thành 
phần cấu trúc loài động vật phù du, kết quả đã xác 
định được 32 loài thuộc 5 nhóm (Copepoda, 
Cladocera, Brachionidae, Protozoa, Lavar), trong đó 
nhóm Copepoda có thành phần loài đa dạng nhất với 
tỷ lệ 37,5%. Tuy nhiên, nguồn các bon lại ảnh hưởng 
đến mật độ động vật phù du và mật độ Copepoda. 
Nguồn các bon là cám gạo lên men cho mật độ động 
vật phù (1268 cá thể/lít) và mật độ Copepoda đạt cao 
nhất (999 cá thể/lít). 
- Nguồn các bon ảnh hưởng lên giá trị FVI, TSS, 
VSS của biofloc nhưng lại không ảnh hưởng đến 
thành phần dinh dưỡng của biofloc (protein từ 31,02 - 
31,1%; lipid từ 9,84 - 10,04%; khoáng từ 8,01 - 8,06%; 
axit amin từ 26,44 - 26,56%). Sử dụng cám gạo lên 
men cho giá trị FVI (0,69 ml/L), TSS (130 mg/L), 
VSS (94 mg/L) biofloc thấp nhất nhưng mật độ động 
vật phù du và mật độ Copepoda lại đạt cao nhất. 
Đồng thời FVI, TSS, VSS biofloc thấp nhưng vẫn đạt 
giá trị tối ưu cho nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. 
Đề xuất nuôi sinh khối động vật phù du và 
biofoc để ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng 
thâm canh bằng công nghệ Copefloc nên sử dụng 
cám gạo lên men là phù hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Apha (1998). Standard methods for the 
examination of water and wastewater. American 
Public Heath Association, Washington, DC 1082pp. 
2. Boltovskoy, D (1999). Sounth Atlantic 
Zooplankton. Backhuys publishers, Leiden, The 
Netherlands. 1140pp. 
3. Cao Văn Hạnh (2009). Báo cáo tổng kết đề 
tài Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi sinh khối 
Copepoda làm thức ăn cho ấu thể cá biển. Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. 
4. De Schryver, N Boon, W Verstraete, P 
Bossier (2012). The Biology and biotechnology 
behind biofloc. The World Aquaculture Society, 
Baton Rouge, Louisiana, USA. 217230. 
5. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm 
Văn Miên (1980). Định loại động vật không xương 
sống. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 573 trang. 
6. Lenore, S. C., Arnold, E. G., and Andrew, D. 
E (1999). Standard methods for the examination of 
water and wastewater. American Public Heath 
Association, American water works Association, 
Water Enviroment Federation. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 111 
7. Ludwing, G. M and Teckett, D. L (1991). 
Effects of using Rice bran and Cottonseed Meal as 
organic fertilizers on water quality, plankton and 
growth and yield of striped bass, morone saxatilis, 
fingerling in ponds. Journal of Applied Aquaculture 1 
(1): 79-94. 
8. McIntosh, R. P ., Drenna, D. P., Bowen, B. M 
(1999). Belize aquculture: Development of an 
intensive sustainable enviromentally friendly shrimp 
farm in Belize. 
9. Nguyễn Thị Thu Hiền và ctv (2013). Báo cáo 
tổng kết đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ 
biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng 
(Litopenaeus vannamei). Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản 1. 
10. Nguyễn Văn Khôi (2001). Phân lớp chân mái 
chèo (Copepoda) biển, Động vật chí Việt Nam. Nhà 
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 385 trang. 
11. Romano, N (2017). Aquamimicry: A 
revolutionary concept for shrimp faming. Advocate 
agglliance. 
12. Tacon, J. J., Cody, L. D., Conquest, S., 
Divakaran, I. P (2002). Effect of culture system on 
the nutrition and growth performance of Pacific 
white shrimp Litopenaeus vanamei fed different 
diets. Aquacuture Nutrient. 
13. Turk, P. E., Krejci, M. E and Yang, W. T 
(1982). A laboratory method for the culture of 
copepoda using rice bran. Journal of Aquaculture and 
aquatic sciences. (3), pp 25-27. 
14. Vũ Ngọc Út, Lý Trường An, Huỳnh Phước 
Vinh (2015). Khả năng sử dụng men bánh mỳ và tỷ lệ 
thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối Schmackeria 
dubia. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, 37 
(2015) (1): 120-129. 
EFFECTS OF CARBON SOURCES TO ZOOPLANKTON AND BIOFLOC APPLICATION IN WHITE LED 
SHRIMP CULTURED BY COPEFLOC TECHNOLOGY 
Nguyen Thi Bien Thuy, Tran Thi Nguyet Minh, Do Van Thinh, Le Van Khoi 
Summary 
The paper presents the results of research to determine the appropriate carbon source for the farming of 
zooplankton and biofloc biomass, this is the first scientific basis to contribute to the construction of white 
leg shrimp farming process using Copefloc technology. The experiments on the effects of carbon sources 
on zooplankton and biofloc were conducted with 3 experimental treatments: Treatment 1 using fermented 
rice bran, treatment 2 using rice bran + molasses + soybean meal. Treatment 3 using rice bran + soybean 
meal. The duration of the experiment was 60 days. Regarding the structure of zooplankton species 
composition, 5 groups were identified that are similar in all treatments, in which Copepoda species 
composition was the most diverse, accounting for 37.5%. In terms of zooplankton density, using fermented 
rice bran gave the highest density of zooplankton (1268 individuals / liter) and Copepoda density (999 
individuals / liter). Regarding biofloc quality, there was inverse correlation between FVI, TSS, VSS values 
with zooplankton density and Copepoda density in all treatments. As zooplankton density increases, values 
of FVI, TSS, VSS decrease and vice versa. In treatment 2, the highest values of FVI (1.21 ml / L), TSS 
(146mg / L), and VSS (98ml / L) were found, but the density of zooplankton was the lowest. All three 
experimental treatments achieved FVI, TSS, VSS values of biofloc in intensive white leg shrimp culture. 
Nutritional composition of biofloc in three experimental treatments was similar with protein content from 
31.02 to 31.1%; Lipids from 9.84 - 10.04%; mineral from 8.01 - 8.06%; amino acids from 26.44 - 26.56%. 
Keywords: Biofloc, Copepoda, copefloc technology, zooplankton, white leg shrimp. 
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Xuân Lý 
Ngày nhận bài: 11/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 12/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 19/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nguon_cac_bon_den_dong_vat_phu_du_va_biofloc_u.pdf