Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Năng suất và chất lượng quả quýt Bắc Sơn phụ thuộc chặt chẽ vào dinh dưỡng, tuy nhiên việc bón phân cho quýt Bắc Sơn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất và phẩm chất quýt Bắc Sơn được thực hiện trên cây 16-18 năm tuổi trong các năm 2018- 2019 tại huyện Bắc Sơn nhằm xác định được công thức bón phân phù hợp cho quýt Bắc Sơn. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, các công thức bón phân đều cho kết quả ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả tốt hơn so với công thức đối chứng được bón theo quy trình của người dân. Công thức bón 30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 500 g N + 300 g P2O5 + 500 g K2O/cây cho năng suất năm 2018 và 2019 tương ứng 34,2 kg/cây và 35,8 kg/cây, độ brix đạt 10,7 và 11,4%. Công thức bón 30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg phân hữu cơ vi sinh + phân Đầu Trâu bón gốc (520 g N + 520 g P2O5 + 520 g K2O/cây) + phun phân bón lá Đầu Trâu cho năng suất năm 2018 và 2019 tương ứng 34,1 kg/cây và 35,6 kg/cây, độ brix đạt 10,6% và 11,1%. Hai công thức bón trên có năng suất đạt được cao tương tự nhau và cao hơn, sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức bón phân khác. Trên nền phân bón gốc 500 g N + 300 g P2O5 + 400 g K2O/cây/năm; phân hữu cơ hoai mục 30 kg/cây, các loại phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng có ảnh hưởng tốt đến khả năng ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả và làm tăng năng suất thu được của quýt Bắc Sơn. Năng suất thực thu của các công thức sử dụng phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng đạt 33,5 - 35,9 kg/cây, tương đương với 16,75 - 17,95 tấn/ha; so với công thức đối chứng đạt 30,2 - 31,7 kg/cây, tương ứng với năng suất đạt 15,1 - 15,85 tấn/ha

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1940
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến năng suất, chất lượng quýt Bắc Sơn tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
 công thức bón phân CT2 và CT3 
có khối lượng quả lớn hơn so với công thức đối 
chứng, nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. 
Các công thức bón phân khác nhau đều có ảnh 
hưởng tốt đến năng suất thu được của giống quýt 
Bắc Sơn. Các công thức bón phân cho năng suất thực 
thu từ 32,0 - 34,5 kg/cây (năm 2018) và 32,7 - 35,6 
kg/cây (năm 2019). Mức năng suất đạt được này 
thấp hơn so với năng suất đạt được của giống cam 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 42 
Navel trong nghiên cứu của Omari F. E. et al. (2020). 
Các công thức bón phân CT1 và CT4 có năng suất 
thực thu đạt được cao hơn so với công thức đối 
chứng ở mức có ý nghĩa thống kê trong cả 2 năm. 
CT1 với mức bón 30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg 
phân hữu cơ vi sinh + 500 g N + 300 g P2O5 + 500 g 
K2O/cây cho năng suất năm 2018 và 2019 lần lượt là 
34,5 kg/cây và 35,8 kg/cây; tương tự CT4 với mức 
bón 30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg phân hữu cơ 
vi sinh + phân Đầu Trâu bón gốc (520 g N + 520 g P2O5 
+ 520 g K2O/cây) + phun phân bón lá Đầu Trâu cho 
năng suất 34,1 kg/cây và 35,6 kg/cây. Công thức đối 
chứng cho năng suất thực thu 29,6 kg/cây và 29,2 
kg/cây. 
Bảng 2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của quýt 
Bắc Sơn 
Công thức 
Số quả thu hoạch 
(quả/cây) 
Khối lượng trung 
bình quả (gam) 
Năng suất lý 
thuyết (kg/cây) 
Năng suất thực thu 
(kg/cây) 
Năm 2018 
CT1 348,6 105,2 36,6 34,5 
CT2 334,7 102,5 34,3 32,7 
CT3 330,2 102,7 34,5 32,0 
CT4 344,1 105,5 36,0 34,1 
CT5 (Đ/c) 318,9 99,3 31,6 29,6 
CV (%) 11,2 12,0 12,1 
LSD0,05 7,6 3,9 2,5 
Năm 2019 
CT1 366,3 104,7 38,3 35,8 
CT2 347,6 103,4 35,9 33,5 
CT3 347,4 102,6 35,6 32,7 
CT4 365,6 105,2 38,5 35,6 
CT5 (Đ/c) 325,9 101,9 33,2 29,2 
CV (%) 11,3 9,3 10,6 
LSD0,05 8,9 2,5 2,7 
3.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các chỉ tiêu sinh hóa của quả quýt Bắc Sơn 
Bảng 3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các chỉ tiêu sinh hóa của quả quýt Bắc Sơn 
Công thức 
Brix 
(%) 
Chất khô (%) Axit TS (%) Đường TS (%) 
Vitamin C 
(mg/100 g) 
Năm 2018 
CT1 10,9 13,30 0,896 6,67 29,55 
CT2 10,7 13,20 0,950 6,59 30,20 
CT3 10,5 13,00 0,942 6,54 29,36 
CT4 10,6 13,26 0,952 6,73 30,00 
CT5 (Đ/C) 10,2 12,50 1,020 6,46 31,35 
Năm 2019 
CT1 11,4 13,19 1,152 8,10 28,03 
CT2 11,2 13,15 0,903 7,91 30,31 
CT3 10,8 13,15 0,905 7,73 32,63 
CT4 11,1 13,77 0,860 7,91 30,26 
CT5 (Đ/C) 10,5 11,83 1,091 7,62 28,79 
Phân tích tại Viện NCRQ tháng 12/2018 và tháng 12/2019 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 43 
Kết quả phân tích chất lượng quýt cho thấy, các 
công thức bón phân khác nhau đều làm tăng chất 
lượng quả rõ rệt, các chỉ tiêu sinh hóa như brix, 
đường tổng số, hàm lượng chất khô đều cao hơn so 
với đối chứng. Độ brix của các công thức bón phân 
dao động từ 10,5 - 10,9% (năm 2018) và từ 10,8 - 11,4% 
(năm 2019). Trong đó, công thức bón phân CT1 có 
độ brix cao nhất 10,9% và 11,4%; ở công thức đối 
chứng brix chỉ đạt 10,2% và 10,5%. Hàm lượng axit 
tổng số của các công thức bón phân đều thấp hơn so 
với công thức đối chứng ở vụ thu hoạch quả năm 
2018; song ở vụ thu hoạch quả năm 2019, công thức 
bón phân CT1 cho quả có hàm lượng axit tổng số cao 
hơn các công thức bón phân khác, kể cả công thức 
đối chứng. Các chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng chất 
khô, đường tổng số và vitamin C đều cao hơn ở các 
công thức bón phân của thí nghiệm so với công thức 
đối chứng, tuy nhiên sự sai khác là không lớn. 
3.2. Ảnh hưởng của phân vi lượng, chất điều tiết 
sinh trưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống 
quýt Bắc Sơn 
3.2.1. Ảnh hưởng của phân vi lượng, chất điều 
tiết sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả 
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả 
Sau tắt hoa 5 ngày Sau tắt hoa 30 ngày Sau đậu quả ổn định 
Công thức Tỷ lệ đậu 
quả (%) 
Dạng 
Acrsin 
Tỷ lệ đậu 
quả (%) 
Dạng 
Acrsin 
Tỷ lệ đậu 
quả (%) 
Dạng 
Acrsin 
Năm 2018 
CT1 22,63 28,41 5,24 13,23 2,50 9,12 
CT2 21,45 27,59 5,21 13,19 2,52 9,10 
CT3 20,54 26,95 5,15 13,12 2,49 9,08 
CT4 20,76 27,11 5,23 13,22 2,51 9,13 
CT5 (Đ/c) 20,18 26,69 4,96 12,87 2,42 8,95 
CV (%) 11,3 8,9 9,7 
LSD0,05 2,7 0,24 0,11 
Năm 2019 
CT1 23,72 29,15 5,27 13,27 2,49 9,06 
CT2 22,46 28,29 5,20 13,18 2,51 9,15 
CT3 20,51 26,93 5,18 13,16 2,47 9,04 
CT4 20,68 27,05 5,26 13,26 2,50 9,10 
CT5 (Đ/c) 20,20 26,71 4,94 12,84 2,40 8,91 
CV (%) 10,7 11,4 9,3 
LSD0,05 1,15 0,26 0,14 
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, sử dụng phân vi 
lượng, chất điều tiết sinh trưởng cho quýt Bắc Sơn 
làm tăng khả năng ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả so với 
đối chứng và sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở một 
số công thức thí nghiệm. 
Tỷ lệ quả đậu sau tắt hoa 5 ngày ở các công thức 
phun phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng 
đạt 20,54 - 22,63% (năm 2018) và 20,51 - 23,72% (năm 
2019). Ở công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả đạt thấp 
nhất 20,18% (năm 2018) và 20,20% (năm 2019). Tỷ lệ 
đậu quả ở các công thức thí nghiệm CT1 và CT2 đạt 
cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối 
chứng. Tương tự như kết quả tỷ lệ đậu quả ở thời 
điểm sau tắt hoa 5 ngày, tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa 30 
ngày ở các công thức phun phân vi lượng hoặc chất 
điều tiết sinh trưởng trong cả 2 năm đều lớn hơn so 
với công thức đối chứng, đạt từ 5,15% đến 5,27%, 
trong khi ở công thức đối chứng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 
4,94 - 4,96%. 
Tỷ lệ quả đậu ổn định ở các công thức phun 
phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng đạt 2,49 
- 2,51% (năm 2018) và 2,47 - 2,50% (năm 2019), đều 
cao hơn so với công thức đối chứng. Mặc dù sự sai 
khác về tỷ lệ đậu quả giữa các công thức thí nghiệm 
so với đối chứng không lớn, song các công thức sử 
dụng phân bón lá Kích phát tố Thiên Nông, Siêu Bo 
rong biển và phân bón lá Atonik cho tỷ lệ đậu quả ổn 
định cao hơn, lần lượt đạt 2,50%, 2,52% và 2,51% (năm 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 44 
2018) và 2,49%, 2,51% và 2,50% (năm 2019). Năm 
2019, công thức phun phân vi lượng Siêu kẽm cho tỷ 
lệ đậu quả không sai khác so với công thức đối 
chứng. 
3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân vi lượng, chất 
điều tiết sinh trưởng đến các yếu tố cấu thành năng 
suất và năng suất quýt Bắc Sơn 
Bảng 5. Ảnh hưởng của các loại phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất 
và năng suất quýt Bắc Sơn 
Công thức 
Số quả thu 
hoạch/cây 
(quả) 
Khối lượng TB 
quả (gam) 
Năng suất 
lý thuyết 
(kg/cây) 
Năng suất 
thực thu 
(kg/cây) 
Năng suất 
thực thu* 
(tấn/ha) 
Năm 2018 
CT1 349,4 102,4 35,78 33,7 16,85 
CT2 351,5 103,6 36,42 34,3 17,15 
CT3 346,3 103,2 35,74 33,6 16,80 
CT4 345,8 102,9 35,58 33,5 16,75 
CT5(Đ/c) 321,6 99,3 31,93 30,2 15,10 
CV (%) 9,8 10,5 8,0 
LSD0,05 5,3 3,0 2,7 
Năm 2019 
CT1 359,6 102,4 36,82 34,7 17,35 
CT2 364,4 104,6 38,12 35,9 17,95 
CT3 353,1 103,3 36,48 34,3 17,15 
CT4 360,7 104,5 37,69 35,5 17,75 
CT5(Đ/c) 343,6 98,7 33,91 31,7 15,85 
CV (%) 9,4 10,7 8,8 
LSD0,05 9,1 3,1 2,5 
Ghi chú:* Mật độ trồng 500 cây/ha. 
Kết quả cho thấy, các công thức phun phân vi 
lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng đều có số quả 
thu hoạch và năng suất cao hơn so với đối chứng. Số 
quả thu hoạch trung bình/cây của các công thức 
phun phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng 
345,8 - 351,5 quả/cây (năm 2018) và 353,1 - 364,4 
quả/cây (năm 2019) đều cao hơn so với công thức 
đối chứng chỉ đạt 321,6 quả/cây và 343,6 quả/cây ở 
mức có ý nghĩa. Trong đó, CT2 cho số quả thu hoạch 
cao nhất, tương ứng 351,5 quả/cây và 364,4 quả/cây. 
Năng suất thực thu của các công thức phun phân 
vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng đạt trung 
bình 33,5 - 34,3 kg/cây, tương ứng với 16,75 - 17,15 
tấn/ha (năm 2018) và đạt 34,3 - 35,9 kg/cây, tương 
ứng 17,15 - 17,95 tấn/ha (năm 2019), cao hơn và sai 
khác có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công 
thức phun Siêu Bo rong biển (CT2) cho năng suất 
thực thu cao nhất 34,3 kg/cây (năm 2018) và 35,9 
kg/cây (năm 2019), tiếp theo là công thức phun 
Atonik có năng suất thực thu lần lượt đạt 33,5 kg/cây 
và 35,5 kg/cây. 
3.2.3. Ảnh hưởng của phân vi lượng, chất điều 
tiết sinh trưởng đến các chỉ tiêu cơ giới của quýt Bắc 
Sơn 
Kết quả cho thấy, kích thước quả của các công 
thức phun phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh 
trưởng không có sự khác biệt giữa các công thức thí 
nghiệm và không có sự sai khác lớn so với công thức 
đối chứng. Số múi/quả trung bình đạt 11,2 - 12,5 
múi/quả, tổng số hạt/quả trung bình 29,6 - 34,6 
hạt/quả và không có sự khác biệt giữa các công thức 
thí nghiệm. Tỷ lệ phần ăn được của các công thức đạt 
>79%. 
Về độ brix thịt quả, các công thức phun phân vi 
lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng có độ brix dao 
động từ 10,5 - 11,0%, cao hơn so với công thức đối 
chứng có độ brix chỉ đạt 10,2-10,3%. Trong các công 
thức thí nghiệm, công thức phun Atonik có độ brix 
cao nhất 10,8% năm 2018 và 11,3% năm 2019. Như vậy 
có thể nhận thấy, việc phun phân vi lượng hoặc chất 
điều tiết sinh trưởng có tác dụng cải thiện độ brix thịt 
quả của giống quýt Bắc Sơn. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 45 
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng đến các chỉ tiêu cơ giới của quýt Bắc Sơn 
Công thức 
Chiều cao quả 
(cm) 
Đường kính 
quả (cm) 
Số 
múi/quả 
(múi) 
Tổng số 
hạt/quả 
(hạt) 
Tỷ lệ 
phần ăn 
được (%) 
Brix 
(%) 
Năm 2018 
CT1 4,1 5,4 12,3 33,4 79,55 10,5 
CT2 4,2 5,3 11,3 31,6 80,41 10,6 
CT3 4,5 5,5 12,5 33,1 80,11 10,6 
CT4 4,2 5,4 11,4 34,6 79,92 10,8 
CT5(Đ/c) 4,0 5,1 11,7 33,6 79,89 10,2 
Năm 2019 
CT1 4,3 5,7 11,4 29,6 80,2 11,2 
CT2 4,2 5,5 11,2 32,4 79,6 11,0 
CT3 4,6 5,8 11,5 31,7 79,9 11,2 
CT4 4,5 5,6 11,3 30,2 80,7 11,3 
CT5(Đ/c) 4,1 5,2 11,7 32,5 80,1 10,3 
4. KẾT LUẬN 
Sử dụng lượng phân bón vô cơ riêng rẽ với lượng 
30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg phân hữu cơ vi sinh + 
500 g N + 300 g P2O5 + 500 g K2O/cây cho quýt Bắc Sơn 
đã làm tăng số quả thu hoạch, khối lượng quả, năng 
suất thực thu và chất lượng quả được cải thiện; năng 
suất đạt được qua 2 năm 2018-2019 tương ứng là 34,5 
kg/cây và 35,8 kg/cây, độ brix đạt 10,9% và 11,4%. 
Công thức bón 30 kg phân hữu cơ hoai mục + 5 kg phân 
hữu cơ vi sinh + phân Đầu Trâu bón gốc (520 g N + 520 g 
P2O5 + 520 g K2O/cây) + phun phân bón lá Đầu Trâu cho 
năng suất 34,1 kg/cây và 35,6 kg/cây, độ brix 10,6% 
và 11,1%. Các công thức bón phân trên đạt năng suất 
cao hơn so với các công thức bón phân khác. 
Trên nền phân bón gốc hữu cơ + vô cơ các loại, 
phân vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng được sử 
dụng trong nghiên cứu có ảnh hưởng tốt đến khả 
năng ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả và làm tăng năng 
suất thu được của quýt Bắc Sơn. Tỷ lệ đậu quả và 
khối lượng trung bình quả của giống ở các công thức 
thí nghiệm tương ứng đạt 2,47% - 2,52% và 102,4 - 
104,5 gam. Năng suất thực thu đạt 33,5 - 35,9 kg/cây, 
tương đương với 16,75 - 17,95 tấn/ha. Trong các phân 
bón vi lượng hoặc chất điều tiết sinh trưởng, phun 
Atonik 0,3% cho quýt Bắc Sơn cho quả có độ brix cao 
nhất 10,8% - 11,3%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng (2004). Nghiên 
cứu ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả 
năng ra hoa đậu quả, năng suất bưởi Phúc Trạch. Kết 
quả nghiên cứu cây ăn quả vùng duyên hải miền 
Trung (2002 - 2005). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà 
Nội. 
2. Bùi Thị Cúc, Nguyễn Thị Lan (2014). Ảnh 
hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất, 
chất lượng quả cam Đường canh tại Thủy Xuân Tiên - 
Chương Mỹ - Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công 
nghệ Lâm nghiệp. Số 4.3. 
3. Nguyễn Hữu Thoại, Nguyễn Minh Châu 
(2003). Nghiên cứu hiệu quả của một số loại phân 
bón cho bưởi Năm Roi. Báo cáo khoa học. Viện Cây 
ăn quả miền Nam. 
4. Nguyễn Thị Thanh Tình, Nguyễn Quốc Hùng, 
Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Minh Hiếu (2016). 
Nghiên cứu liều lượng và tỷ lệ phân bón thích hợp 
cho giống cam mật Hiền Ninh tại Quảng Bình. Tạp 
chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số kỳ 1, 
tháng 4. 
5. Davies F. S. and Albrigo L. G. (1994). Citrus, 
CAB International. 
6. Mudau N. Fhatuwani (2011). Yield and fruit 
quality of citrus species relative to foliar sprays of 
macronutrients, Stellenbosh University, 
7. Omari F. E., Beniken L., Zouahri A., Talha A., 
Benkirane R. and Benyahia H. (2020). Effect of 
nitrogen level application on yield and fruit quality of 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 46 
Navel orange variety in a sandy soil. African and 
Mediteranean Agricultural Journal - Al Awamia, No 
129, Morocco. 
EFFECTS OF SOME FERTILIZER FORMULAS ON YIELD AND QUALITY OF BAC SON 
MANDARIN IN BAC SON DISTRICT, LANG SON PROVINCE 
Nguyen Quoc Hung, Le Thi My Ha, Nguyen Quoc Hieu 
Summary 
The yield and quality of Bac Son mandarin depends closely on nutrition, but fertilization for Bac Son 
mandarin has not been fully studied. Research experiments on the effects of some fertilizer formulas on 
yield and quality of Bac Son mandarins were conducted on 16-18 years old trees in the years 2018-2019 in 
Bac Son district to determine suitable fertilizer formulas for this variety. The research results show that the 
fertilization formulas all give better results of flowering, fruit setting, yield and fruit quality than the control 
formula applied according to the farmers' procedures. The formula for fertilizing 30 kg of decomposed 
organic fertilizer + 5 kg of microbiological organic fertilizer + 500 g N + 300 g P2O5 + 500 g K2O/tree in the 
years 2018-2019 yields 34.2 kg/tree and 35.8 kg/tree, the brix level reaches 10.7 and 11.4%. The formula of 
fertilizing 30 kg of decomposed organic fertilizer + 5 kg of microbiological organic fertilizer + “Dau Trau” 
fertilizer (520 g N + 520 g P2O5 + 520 g K2O/tree) + “Dau Trau” foliar fertilizer yields 34.1 kg/tree and 35.6 
kg/tree, brix level 10.6% and 11.1% respectively. These formulas have similar high yield and higher, 
statistically significant difference compared to other fertilizer formulas. On organic and inorganic fertilizer 
foundation the micro-fertilizers or growth regulators used in the study have a good effect on the flowering 
ability, improve the fruit setting and increase the yield of Bac Son mandarin. Actual yield of the formulas 
using micro fertilizers or growth regulators reached 33.5 - 35.9 kg/tree, equivalent to 16.75 - 17.95 tons/ha; 
compared with the control formula reached 30.2 - 31.7 kg/tree, equivalent to 15.1 - 15.85 tons/ha. 
Keywords: Bac Son mandarin, compost organic fertilizer, microbiological organic fertilizer, foliar fertilizer, 
Lang Son province. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 15/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 15/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_cong_thuc_bon_phan_den_nang_suat_chat_l.pdf