Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk

Mục đích nghiên cứu là xác định lượng phân đạm và kali hợp lý trên nền 20 tấn phân chuồng/ha/2 năm và

100 kg P2O5/ha/năm bón cho giống bơ Booth 7 giai đoạn kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ (đất đỏ bazan)

tại tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất khi bón lượng đạm nguyên

chất (N) 200 – 300 kg/ha và kali nguyên chất (K2O) 200 – 300 kg/ha sai khác có ý nghĩa thống kê ở xác

suất 95% so với đối chứng không bón và bón 100 kg N/ha, 100 kg K2O/ha. Tuy nhiên, mức bón 300 kg N/ha

và 300 kg K2O/ha khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với mức bón 200 kg N/ha và 200 kg K2O/ha.

Công thức bón N3K4 (200 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O) cho năng suất cao nhất ở niên vụ 2016 là 74,87 kg/cây và công thức bón N4K4 (300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O) cho năng suất cao nhất ở niên vụ 2017 là 88,23 kg/cây. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả không có khác biệt đáng kể giữa các công thức bón lượng N và K khác nhau.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk

Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng giống bơ Booth7 giai đoạn kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan tại tỉnh Đắk Lắk
 mức bón phân N, K2O thay 
đổi qua hai năm được ghi nhận ở bảng 6 và 7. 
Bảng 6 cho thấy, khi tăng lượng phân đạm thì 
khối lượng quả trung bình gia tăng tương ứng, dao 
động từ 0,38 kg/quả (mức bón N1), 0,39 kg/quả 
(N2) đến 0,41 kg/quả (N3 và N4). Sự khác biệt về 
khối lượng quả ở mức bón N3 và N4 so với các mức 
bón đạm thấp hơn hoặc không bón có ý nghĩa thống 
kê với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, mức bón N3 và N4 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 31 
không làm thay đổi khối lượng quả với xác suất 
p 0,05. 
Bón kali với lượng cao như mức K3 (200 kg K2O) 
và K4 (300 kg K2O) cho khối lượng quả tương ứng là 
0,41 kg/quả và 0,43 kg/quả, cao hơn có ý nghĩa so 
với không bón K1 và mức bón K2. Tuy nhiên, lượng 
kali ở mức bón K4 (300 kg K2O/ha) tuy cao hơn so 
với mức K3 (200 kg K2O/ha) nhưng khối lượng quả 
không có sự khác biệt có ý nghĩa với xác suất p 0,05. 
Điều này chứng tỏ bón kali với mức K3 cho giống bơ 
Booth 7 trên đất nâu đỏ bazan tại Đắk Lắk có tác 
dụng tích cực trong việc gia tăng khối lượng quả và 
đây có thể là mức kali giới hạn trong điều kiện thí 
nghiệm. 
Sự tương tác giữa yếu tố N và K biểu hiện tại 
công thức N3K3 và N4K3, tương ứng với khối lượng 
quả trung bình là 0,43 kg/quả với xác suất là p=0,012; 
tương tác giữa các mức bón tại công thức N3K4 và 
N4K4 là rất rõ nét, cho khối lượng quả đạt 0,45 
kg/quả và 0,44 kg/quả, khác biệt rất có ý nghĩa so 
với đối chứng không bón hoặc bón mức thấp như các 
công thức N1K1, N1K2, N2K1 và N2K2 với xác suất 
tương ứng là p=0,0005 và p=0,0025. 
Bảng 6. Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến khối lượng quả năm 2016 (kg/quả) 
Lượng phân đạm (N) Lượng phân kali 
(K) N1 N2 N3 N4 Trung bình (K) 
K1 0,37de 0,36e 0,38cde 0,39bcde 0,37B 
K2 0,36e 0,39 cde 0,39cde 0,39cde 0,38B 
K3 0,39bcde 0,40 abcde 0,43abc 0,43abc 0,41A 
K4 0,41abcd 0,41abcd 0,45a 0,44ab 0,43A 
Trung bình (N) 0,38B 0,39B 0,41A 0,41A 
CV (%) = 5,09 
Ghi chú: các số trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05 
Bảng 7. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm và kali đến khối lượng quả năm 2017 (kg/quả) 
Lượng phân đạm (N) Lượng phân kali 
(K) N1 N2 N3 N4 Trung bình (K) 
K1 0,36e 0,39bcde 0,40 abcde 0,40 abcde 0,38B 
K2 0,37de 0,37de 0,38 cde 0,37 de 0,37B 
K3 0,41abcde 0,41abcde 0,44ab 0,42abcd 0,42A 
K4 0,40 abcde 0,42abcd 0,43abc 0,45a 0,43A 
Trung bình (N) 0,38B 0,40B 0,41A 0,41A 
CV (%) = 5,54 
Ghi chú: các số trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05 
Kết quả ở bảng 7 cho thấy: khối lượng quả năm 
2017 diễn biến tương tự năm 2016 khi xét riêng lẻ 
từng yếu tố phân bón. Khối lượng quả trung bình 
tăng khi gia tăng lượng bón các loại phân. Đối với 
phân đạm, khối lượng quả tăng theo mức bón, dao 
động tương ứng từ 0,38 kg/quả (mức bón N1) đến 
0,40 kg/quả (mức bón N2) và 0,41 kg/quả tại mức 
bón N3 và N4. Xử lý thống kê cho thấy có sự khác 
biệt về khối lượng quả khi bón theo mức N3 và N4 
với N2 và N1 một cách có ý nghĩa tại xác suất p 0,05. 
Đối với phân kali, khối lượng quả thay đổi tùy theo 
mức bón và có xu hướng tăng theo mức bón, biến 
thiên từ 0,38 kg/quả (K1) đến 0,42 kg/quả (K3) và 
0,43 kg/quả (K4). Bón kali theo mức K3 và K4 cho 
khối lượng quả tương đương và cao hơn một cách có 
ý nghĩa so với các công thức còn lại. 
Sự kết hợp giữa bón lượng đạm cao ở mức N3, 
N4 với lượng kali cao ở mức K3, K4 cho khối lượng 
quả trung bình cao hơn một cách có ý nghĩa so với 
các công thức còn lại tại xác suất p 0,05. 
Xử lý thống kê cho thấy có sự tương quan chặt 
chẽ giữa các lượng đạm và kali khác nhau đến khối 
lượng quả. Trong đó, các công thức N3K3, N3K4, 
N4K4 cho khối lượng quả trung bình thay đổi tương 
ứng là 0,44 - 0,43 và 0,45 kg/quả, sự khác biệt này rất 
có ý nghĩa thống kê (p 0,01). Bên cạnh đó, sự tương 
tác giữa N và K cũng thấy ở các công thức N2K3 và 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 32 
N4K3, tương ứng với khối lượng quả trung bình lần 
lượt là 0,38 kg/quả và 0,43 kg/quả với độ tin cậy 95%. 
Như vậy, có thể thấy, bón đạm và kali cân đối với 
lượng từ 200 kg – 300 kg mỗi loại đối với giống bơ 
Booth 7 giai đoạn kinh doanh cho khối lượng quả lớn 
nhất. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh tế, công thức 
bón N3K3 (200 kg N/ha + 200 kg K2O/ha) là hợp lý 
nhất trong điều kiện hiện nay, do duy trì khối lượng 
quả tươi khá ổn định giữa 2 năm. Đây là điều cần 
thiết khi quả bơ là sản phẩm hàng hoá hướng đến 
xuất khẩu. 
b) Năng suất quả tươi/cây 
Năng suất quả tươi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, 
trong đó có lượng phân bón và chế độ bón phân. Đây 
là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với người sản xuất. 
Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 8 và 9. 
Bảng 8. Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất quả/cây năm 2016 (kg/cây) 
Lượng phân đạm (N) Lượng phân kali 
(K) N1 N2 N3 N4 Trung bình (K) 
K1 65,39c 67,23abc 66,92 abc 66,52 abc 66,52B 
K2 64,60c 67,96 abc 66,83 abc 65,60bc 66,25B 
K3 65,64bc 65,54bc 71,96 abc 74,09ab 69,31AB 
K4 66,33bc 67,47 abc 74,87a 72,82 abc 70,37A 
Trung bình (N) 65,50C 67,05BC 70,15A 69,76AB 
CV (%) = 4,80 
Ghi chú: Các số trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05 
Số liệu ở bảng 8 cho thấy, các mức bón đạm và 
kali ảnh hưởng đến năng suất quả tươi ở các mức độ 
khác nhau. Khi bón đạm theo mức N3 năng suất 
trung bình quả tươi đạt cao nhất 70,15 kg/cây, cao 
hơn một cách có ý nghĩa so với đối chứng không bón 
N1 (65,50 kg/cây) và mức bón N2 (67,05 kg/cây). 
Tuy nhiên, không có sự sai khác về thống kê giữa 
mức bón N4 và N3 tại xác suất p 0,05. 
Đối với phân kali, năng suất trung bình đạt cao 
nhất (70,37 kg/cây) khi bón với mức K4 (300 kg 
K2O), tương đương với năng suất khi bón theo mức 
phân K3 (200 kg K2O) và khác biệt có ý nghĩa so với 
mức bón phân K2 (66,25 kg/cây) và đối chứng 
không bón K1 (66,50 kg/cây) với độ tin cậy 95%. 
Kết hợp mức bón N và K2O cho năng suất trung 
bình dao động từ 64,60 kg/cây (công thức N1K2) 
đến 74,87 kg/cây (công thức N3K4). Kết quả xử lý 
thống kê về năng suất quả tươi/cây của các tổ hợp 
phân bón, công thức N3K4 (74,87 kg quả/cây) và 
N4K3 (74,09 kg quả/cây) cho thấy có sự tác động 
cộng hưởng của hai yếu tố N và K2O tại xác suất 
p 0,05. 
Như vậy có thể đánh giá, mức bón phân N và 
K2O cho 1 ha bơ Booth 7 giai đoạn đầu thời kỳ kinh 
doanh là 200 kg N và 200 kg K2O là thích hợp nhất để 
tăng năng suất quả tươi. 
Bảng 9. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm và kali đến năng suất quả/cây năm 2017 (kg/cây) 
Lượng phân đạm (N) Lượng phân kali 
(K) N1 N2 N3 N4 Trung bình (K) 
K1 69,70b 67,24b 66,35b 63,97b 66,82B 
K2 65,70b 66,89b 65,82b 71,66ab 67,52B 
K3 67,37b 72,36ab 80,47ab 75,30ab 73,87AB 
K4 74,89ab 74,62ab 79,15ab 88,23a 79,22A 
Trung bình (N) 69,42B 70,28B 72,95A 74,79A 
CV (%) = 9,15 
Ghi chú: Các số trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05 
Năm 2017, năng suất quả tươi/cây có thay đổi 
theo hướng: phân đạm với các mức cao cho năng 
suất quả cao hơn so với các mức bón thấp hơn. Theo 
bảng 9 mức bón N4 đạt năng suất 74,79 kg/cây, khác 
biệt có ý nghĩa so với năng suất quả khi bón với mức 
phân N2 (70,28 kg/cây) và đối chứng không bón N1 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 33 
(69,42 kg/cây). Tuy nhiên, giữa mức bón N3 và N4 
không thấy sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 
95%. 
Bón phân kali với các mức K3 và K4 cho năng 
suất tương ứng là 73,87 kg/cây và 79,22 kg/cây, 
chênh lệch không có ý nghĩa. Tuy nhiên, so với năng 
suất trung bình theo mức bón phân K2 (67,52 
kg/cây) và đối chứng không bón K1 (66,82 kg/cây) 
có thể thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với 
mức bón K4 và tương đương với mức bón K3 tại xác 
suất p 0,05. 
Tương tác giữa hai yếu tố đạm và kali xuất hiện 
ở công thức N3K3 với năng suất quả đạt 80,47 kg 
quả/cây và công thức N4K4 đạt 88,23 kg quả/cây với 
xác suất p 0,05. 
Như vậy, bón phân với hàm lượng đạm và kali 
cao cho năng suất cao hơn, trong đó 2 công thức là 
N3K3 (200 kg N + 200 kg K2O) và N4K4 (300 kg N + 
300 kg K2O) cho năng suất quả tươi cao nhất, tuy 
nhiên, năng suất quả ở hai công thức này không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (xác suất p 0,05). 
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali 
đến một số chỉ tiêu chất lượng 
Trong sản xuất nông nghiệp, việc bón phân 
không những làm gia tăng năng suất mà có thể làm 
thay đổi chất lượng nông sản. Loại phân và lượng 
phân bón đã ảnh hưởng khác nhau đến một số yếu tố 
liên quan đến chất lượng sản phẩm quả. Đối với quả 
bơ, tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ vỏ và tỷ lệ hạt là những chỉ tiêu 
quan trọng khi đánh giá chất lượng. Qua hai năm 
theo dõi thí nghiệm bón phân cho giống bơ Booth 7 
trên nền đất nâu đỏ bazan tại Đắk Lắk kết quả được 
ghi nhận tại bảng 10. 
Tỷ lệ vỏ/quả khá cao, dao động từ 13,14% (công 
thức N1K1) đến 14,90% (công thức N3K4). Tỷ lệ này 
chứng tỏ giống bơ Booth 7 có vỏ quả khá dày, điều 
này rất có ý nghĩa trong quá trình thu hái, bảo quản 
và vận chuyển do hạn chế được sự trầy xước, dập nát, 
hư thối, đồng thời góp phần kéo dài thời gian chín so 
với các giống bơ có vỏ mỏng hơn. Nhờ đặc điểm vỏ 
dày cùng với chất lượng ngon nên bơ Booth 7 được 
các nhà xuất nhập khẩu cũng như người tiêu dùng 
trong nước ưa chuộng và quan tâm. 
Tỷ lệ thịt quả chiếm từ 65,05% (công thức N3K3) 
đến 67,82% (công thức N3K2), thấp hơn một số giống 
bơ khác tại địa phương, nhưng so với một số giống 
bơ nhập nội triển vọng khác như: Hass, Reed, 
Ettinger, Sharwill, Feurte tỷ lệ này là khá cao 
(Nguyễn Mạnh Cường, 2012). 
Bảng 10. Ảnh hưởng của mức phân đạm và kali đến 
tỷ lệ vỏ, hạt và thịt quả (%) 
Các chỉ tiêu theo dõi 
Công 
thức Tỷ lệ vỏ Tỷ lệ hạt 
Tỷ lệ thịt 
quả 
N1K1 13,14 20,76 65,37 
N1K2 14,47 19,27 66,26 
N1K3 14,60 19,50 65,90 
N1K4 14,82 19,70 65,48 
N2K1 13,50 20,03 66,47 
N2K2 14,61 18,89 66,50 
N2K3 14,34 19,02 66,64 
N2K4 14,09 20,01 65,90 
N3K1 13,36 19,06 67,58 
N3K2 13,84 19,04 67,82 
N3K3 14,11 20,84 65,05 
N3K4 14,90 19,01 66,09 
N4K1 13,25 20,08 66,67 
N4K2 13,39 19,04 67,57 
N4K3 14,89 19,05 66,06 
N4K4 14,46 20,02 65,52 
Như vậy, khi thay đổi lượng phân đạm và kali, tỷ 
lệ vỏ và tỷ lệ thịt quả có chênh lệch nhưng không 
đáng kể. Tuy nhiên, bón kali ở mức cao (200 - 300 kg 
K2O/ha) thì tỷ lệ vỏ quả có cao hơn (>14%). Khi bón 
đạm ở mức cao kết hợp với kali ở mức cao thì tỷ lệ vỏ 
cao hơn và tỷ lệ thịt quả giảm xuống. Hiện chưa rõ 
mối liên quan giữa các chỉ tiêu này với các loại phân 
bón và liều lượng áp dụng. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Bón phân đạm và kali với lượng từ 200 - 300 
kg/ha trên nền lân 100 kg P2O5/ha/năm và 20 tấn 
phân chuồng hoai mục/ha/2 năm đã ảnh hưởng tích 
cực đến một số chỉ tiêu sinh trưởng như: đường kính 
thân, đường kính tán lá, số cành mang quả và được 
thể hiện rõ nhất vào năm thứ 2. 
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao 
nhất khi bón lượng đạm và kali ở mức 200 kg/ha và 
300 kg/ha; bón với mức 300 kg/ha không khác biệt 
có ý nghĩa thống kê so với mức bón 200 kg/ha. Công 
thức bón N3K4 (200 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg 
K2O) cho năng suất cao nhất ở niên vụ năm 2016, đạt 
74,87 kg/cây và công thức bón N4K4 (300 kg N + 100 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 34 
kg P2O5 + 300kg K2O) cho năng suất cao nhất ở niên 
vụ năm 2017 là 88,23 kg/cây. 
Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của giống bơ 
Booth 7 chênh lệch không đáng kể giữa các mức bón 
N và K khác nhau. 
4.2. Đề nghị 
Đối với giống bơ Booth 7 trồng trên đất nâu đỏ 
bazan, trong điều kiện khí hậu tỉnh Đắk Lắk nên bón 
hằng năm cho 1 ha với lượng 200 kg N + 100 kg P2O5 
+ 200 kg K2O trên nền 20 tấn phân chuồng hoai mục 
bón hai năm một lần. 
Tiếp tục làm thí nghiệm với các công thức bón 
phân khác nhiều năm để đánh giá chính xác hơn về 
ảnh hưởng của các loại phân và liều lượng bón đến 
năng suất và chất lượng giống bơ Booth 7 trên nhiều 
loại đất khác nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk 
(2017). Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 
2017. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đắk Lắk. 
2. Trịnh Đức Minh, Đặng Bá Đàn và Hoàng 
Mạnh Cường (2007). Nghiên cứu xây dựng vườn 
giống bơ nhằm bảo tồn và phát triển một số giống bơ 
có triển vọng tại Đắk Lắk. Báo cáo đề tài KH&CN 
cấp tỉnh năm 2007. 
3. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây 
Nguyên (2016). Quy trình kỹ thuật thâm canh hai 
giống bơ TA1 và Booth 7. Ban hành kèm theo Quyết 
định số 171/QĐ-VNLTN, ngày 17/6/2016. 
4. Bender G. (2013). Fertilization. In: Bender G. 
(Ed.). Avocado production in California: A cultural 
handbook for growers. Book 2: Cultural Care. 
(2nd ed.). The University of California Cooperative 
Extension, San Diego County and The California 
Avocado Society. pp. 29-54. 
5. Lahav E. and Kadman A. (1980). Avocado 
Fertilization. Bulletin of the International Potash 
Institute No. 6, Worblaufen-Bern, Switzerland. 
6. Lovatt C. J. (2001). Properly timed soil-applied 
nitrogen fertilizer increases yield and fruit size of 
‘Hass’ avocado. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 126: 555 – 
559. 
7. Newett S., Rigden P. and Carr B. 
(2018). Avocado plant nutrition review. In: Achieving 
more consistent yields of quality fruit in the 
Australian Avocado industry. Project Final Report, 
Hort. Innovation Australia. 
EFFECTS OF NITROGEN AND POTASSIUM FERTILIZER DOSAGE ON YIELD AND 
QUALITY OF AVOCADO VARIETY BOOTH 7 IN COMMERCIAL STAGE ON RED-BROWN 
BASALTIC SOIL IN DAK LAK PROVINCE 
Nguyen An Ninh, Trinh Duc Minh, 
 Phan Van Tan, Nguyen Hac Hien 
Summary 
The purpose of the study is to determine the appropriate dosage of nitrogen and potassium fertilizers for 
the commercial-stage avocado variety Booth 7 grown on red-brown basaltic soil in Dak Lak province, on the 
ground of 20 tons of manure/ha/2 years and 100 kg of P2O5/ha/year. The results showed that yield and 
yield factors when applying 200 kg N/ha – 300 kg N /ha and 200 kg K2O/ha – 300 kg K2O/ha were 
statistically different at 95% from control of no application and applying 100 kg N/ha, 100 kg K2O/ha. 
However, the difference between the dosage of 300 kg N/ha and 300 kg K2O/ha was not statistically 
significant compared with the dosage of 200 kg N/ha and 200 kg K2O/ha. The formula N3K4 (200 kg N + 
100 kg P2O5 + 300 kg K2O) gave the highest yield of 74.87 kg/tree in 2016 crop year and the formula N4K4 
(300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O) gave the highest yield of 88.23 kg/tree in 2017 crop year. There are 
no significant differences in fruit quality parameters between different N and K fertilization formulas. 
Keywords: Booth 7, nitrogen, potassium, yield, Dak Lak province. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 7/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 7/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 14/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_luong_phan_dam_va_kali_den_nang_suat_va_chat_l.pdf