Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng

Hầu đồng là nghi lễ quan trọng nhất trong thực hành

tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đó là một loại hình nghệ

thuật trình diễn tổng hợp bao gồm âm nhạc, hát văn, múa, trang

phục, đạo cụ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân

tộc Việt Nam. Nghi lễ này đã có những ảnh hưởng nhất định

trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy cùng một gốc, song

tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng tại mỗi

vùng miền khác nhau lại có những nét khác biệt nhất định. Bài

viết này tập trung nghiên cứu những đặc trưng của nghi lễ hầu

đồng của người Việt tại Lâm Đồng, những ảnh hưởng tích cực

cũng như một số hạn chế của nghi lễ này đối với một bộ phận

người Việt nơi đây.

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang xuanhieu 1820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng

Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh người Việt ở Lâm Đồng
2.2. Đối với con nhang đệ tử 
2.2.1. Những tác động tích cực 
Thứ nhất: Tạo niềm tin trong cuộc sống vì có thánh che chở 
Ngoại trừ những người có căn mạng phải ra trình đồng mở phủ 
thành thanh đồng như đã trình bày ở trên, đại đa số những người đến 
cửa Thánh, cửa Mẫu thường là những người gặp những khó khăn hoạn 
nạn trong cuộc sống, không hạnh phúc trong hôn nhân, làm ăn thất 
bại Họ đến để cầu xin sự ban tài tiếp lộc, sự phù hộ che chở từ các 
vị thánh Tam phủ, Tứ phủ. 
Theo quan niệm dân gian, mỗi vị thánh trong Tam phủ, Tứ phủ đều 
có những khả năng nhất định phù trợ cho con người trong mỗi lĩnh 
vực khác nhau: chẳng hạn muốn có lộc làm ăn buôn bán, người ta xin 
ở giá Chầu Đệ Nhị, muốn có lộc công danh sự nghiệp người ta xin ở 
giá Ông Hoàng Mười; muốn cắt duyên âm thì đợi đến giá Quan Đệ 
Ngũ Tuần Tranh, thậm chí muốn xin lộc lô đề xổ số người ta thường 
thực hiện ở giá Ông Hoàng Bảy, v.v Do đó, một bộ phận người Việt 
tại Đà Lạt thường tham gia sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu tại các đền 
thờ Mẫu dạng thức miền Trung, đặc biệt là các vấn hầu hội để cầu xin 
sức khỏe, tài lộc, may mắn, Mỗi khi các thánh giáng đồng, con 
nhang đệ tử và những người tham dự thường dâng lễ vật (bằng cách 
dùng tiền với số lượng tùy tâm cho vào chiếc đĩa nhỏ để dâng lên các 
thánh) kèm theo những lời tấu xin của bản thân. Sự chứng nhận của 
các thánh trong mỗi vấn hầu chính là sự “đảm bảo” và tạo niềm tin 
cho người tham dự về một tương lai tươi sáng hơn (!). 
Thứ hai: Giúp một bộ phận cư dân Việt ở Lâm Đồng nhận thức và 
tri ân đối với các vị thánh có công đối với đất nước 
Bùi Thị Thoa. Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh 87 
87 
Bên cạnh các liệt nữ anh thư mang tính huyền thoại, hệ thống các 
vị thánh trong điện thần Tam phủ, Tứ phủ còn có những nhân vật lịch 
sử có thật mà theo quan niệm dân gian đã “sinh vi tướng tử vi thần” 
như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, hoặc một số nhận vật 
thần linh được gắn với những nhân vật lịch sử như Ông Hoàng Bảy9, 
Ông Hoàng Mười10 
Bằng việc diễn tả những hành động và điệu bộ đặc trưng của các 
nhân vật huyền thoại và lịch sử, lên đồng đã làm sống lại các nhân vật 
từ xa xưa. Do đó, Trần Hưng Đạo không chỉ còn là một nhân vật lịch sử 
khô cứng mà đã được sống lại khi nhập vào thân xác của ông Đồng, bà 
Đồng. Thông qua các giá đồng với những bộ trang phục và đạo cụ như 
đao kiếm, cờ, hèo cùng một số động tác múa đồng phù hợp với từng 
vị Thánh, người xem có thể hình dung được những chiến công của các 
vị Thánh đối với dân tộc, giúp người xem tự hào với truyền thống đấu 
tranh dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc, càng ý thức hơn vai 
trò, trách nhiệm của mình trong cuộc sống hiện tại. 
Thứ ba: Hầu đồng giúp hiểu và thêm yêu những giá trị vật chất và 
tinh thần của dân tộc như trang phục dân tộc 
Trong mỗi vấn hầu có rất nhiều vị Thánh giáng đồng; mỗi vị lại có 
những trang phục khác nhau theo xu hướng cung đình hóa. Trong 
cuộc sống thường nhật hiện nay, những trang phục dạng cung đình 
hóa đã không còn tồn tại. Do đó, khi xem những vấn đồng, có thể 
được tận mắt chứng kiến những bộ trang phục từng đi vào cuộc sống 
hằng ngày của những người quyền quý và quan lại. Dù hiện nay, các 
trang phục trong các giá đồng không hoàn toàn giống trang phục của 
các quan lại khi xưa mà chỉ tương tự nhưng nó cũng cho thấy sự sáng 
tạo của các nghệ nhân vì chúng có phần đẹp và phong phú hơn truyền 
thống. Những hoa văn được in trên áo của các vị Quan, Chầu, Ông 
Hoàng, Cô, Cậu hiện nay đã ngày càng khẳng định trình độ của nghệ 
thuật thêu truyền thống của Việt Nam. 
Một thực tế là trong số các vị Thánh Tứ phủ, những vị xuất thân từ 
dân tộc thiểu số, như: Dao, Tày, Nùng, Mường chiếm số lượng khá 
đông đảo. Với những chiếc váy quấn đen, vòng bạc, khăn quàng hay 
khăn đội đầu có màu sắc, hoa văn giống với các dân tộc thiểu số, 
88 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
người Việt ở Lâm Đồng có thể hình dung ra trang phục truyền thống 
của một số dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam - những thứ mà ngày 
nay một số dân tộc thiểu số thậm chí cũng không còn sử dụng do quá 
trình “Kinh hóa”. Do đó, thông qua mỗi buổi lên đồng, một bộ phận 
người Việt ở Lâm Đồng có thể biết được trang phục nói riêng và văn 
hóa nói chung của các dân tộc thiểu số đã được nhìn nhận như thế nào 
trong mắt của những người dân tộc Việt láng giềng. Đúng như nhận 
định của Frank Proschan: “Lên đồng đã tạo ra một loại “dân tộc học 
dân gian” - nơi mà ông Đồng, bà Đồng đã bộc lộ quan niệm về cách 
mà người dân tộc nhận biết, cách ăn mặc cũng như cách ứng xử. 
Giống như những nhà dân tộc học chuyên nghiệp, những người hầu 
đồng đã quan sát quần áo và hành vi của những người dân tộc láng 
giềng, rối giới thiệu một số khía cạnh hoặc yếu tố của họ để cho người 
khác cùng chiêm ngưỡng”11. 
2.2.2. Một số tác động không mong muốn 
Tại Lâm Đồng hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, nghi lễ 
hầu đồng vẫn tồn tại không ít những tác động tiêu cực. Một bộ phận 
người Việt vì tin tưởng một cách mù quáng đối với nghi lễ này, đặc 
biệt là những lời phán truyền thiếu căn cứ và thiếu trách nhiệm của 
một số thầy bói hay thầy đồng dởm đã tốn không ít tiền bạc cho những 
việc như trình đồng mở phủ, cắt duyên âm, hay căn cao số nặng phải 
trả nợ Tứ phủ mà tiêu tốn không ít tiền của vào các nghi thức lễ bái, 
song kết quả vẫn tiền mất tật mang. 
Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế có phần khởi sắc cùng tâm lý hầu 
đồng sẽ được các thánh ban tài tiếp lộc, nên tại Lâm Đồng hiện nay 
một số người giàu dù không có căn đồng cũng thực hiện lễ hầu đồng 
dẫn đến tình trạng loạn đồng bóng mà có người gọi là đồng đua, đồng 
đú. Với những vấn hầu dạng này đã khiến hầu hội tại Lâm Đồng mất 
đi những giá trị truyền thống vốn có. 
Kết luận 
Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, hầu đồng nói riêng đã và 
đang giữ vai trò nhất định trong đời sống tâm linh một bộ phận cư dân 
Việt tại Lâm Đồng. Nghiên cứu cho thấy: 
Bùi Thị Thoa. Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh 89 
89 
Hầu đồng có những tác động nhất định đối với nhóm thanh đồng và 
những người được xem là có căn mạng. Tác động này được thể hiện 
trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực: Về mặt tích cực, hầu 
đồng đóng vai trò như một phương pháp trị liệu có thể giúp họ chữa trị 
những rối loạn tâm sinh lý và tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, 
nghi lễ này cũng giúp các thanh đồng, đặc biệt là các bà đồng chuyển 
đổi vai trò quyền lực trong môi trường tâm linh và xã hội. Giúp họ tìm 
thấy sự cân bằng trong cuộc sống và vai trò xã hội. Hiện tại, tình trạng 
ái nam ái nữ trong giới thanh đồng ngày càng có những biểu hiện rõ 
nét. Vì vậy, thông qua hầu đồng, các ông đồng bà đồng có cơ hội sống 
đúng với với giới tính thật của họ. Về mặt hạn chế, bên cạnh những 
ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực, hầu đồng vẫn ít nhiều tạo ra 
những tác động không mong muốn đối với nhóm thanh đồng và những 
người có căn mạng. Vì lợi lộc trần thế, một số người đã ra trình đồng 
mở phủ, biến hoạt động này trở thành một nghề để tăng thu nhập. 
Thậm chí một số người không có căn đồng vẫn ra trình đồng mở phủ 
khiến tình trạng loạn đồng loạn bóng gia tăng. 
Với nhóm con nhang đệ tử, hoạt động hầu đồng cũng mang lại 
những ảnh hưởng nhất định như việc tạo niềm tin và sự bình yên trong 
cuộc sống vì có thánh che chở, giúp họ có nhận thức đúng đắn và tri 
tri ân đối với các vị Thánh có công đối với đất nước cũng như thêm 
hiểu biết và trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần truyền thống 
của dân tộc. Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt tại Lâm Đồng hiện 
nay, vì tin tưởng một cách mù quáng đối với nghi lễ này nên đã trở 
thành nạn nhân của không ít các thầy đồng dởm. 
Để tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, hầu đồng nói riêng tại Lâm 
Đồng được bảo tồn và phát huy đúng với những giá trị vốn có, rất 
cần sự quan tâm sát sao của các cơ quan hữu quan trong Tỉnh với 
những biện pháp tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận 
thức của các thanh đồng và con nhang đệ tử. Tổ chức các nghi lễ hầu 
diễn xướng quy mô toàn tỉnh để vừa giới thiệu về di sản văn hóa dân 
tộc, vừa là cơ hội để điều chỉnh sự thống nhất trong sinh hoạt nghi lễ 
này trong các thanh đồng, bản điện nơi đây. Ngoài ra, cũng cần có 
những biện pháp chế tài đủ mạnh đối với một số thầy đồng lợi dụng 
90 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
việc buôn thần bán thánh làm biến tướng các giá trị văn hóa, lịch sử 
do hầu đồng mang lại. /. 
CHÚ THÍCH: 
1 Nguyễn Duy Hinh (2004), “Lên đồng”, Di sản Văn hóa, số 7: 70. 
2 Ngô Đức Thịnh (2007), Lên đồng - Hành trình của thần linh và thân phận, Nxb. 
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh: 7. 
3 Frank Proschan (2004), “Lên đồng (hầu bóng) - Kho tàng sống của di sản văn 
hóa Việt Nam”. Bài in trong sách Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các 
tộc người ở Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 267. 
4 Truyền thuyết kể rằng: Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động 
Đình. Ông giáng dưới thời Hùng Định Vương trong một gia đình ở phủ Ninh 
Giang (nay là Hải Dương) Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được 
sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh 
đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan ở đó nhưng không biết nàng đã 
có chồng. Đến khi viên quan kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ 
mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, 
Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hóa 
xuống dòng sông Kì Cùng Thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp 
thuyền bè để chống giặc Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng 
xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa 
dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể 
lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục 
giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này, ông còn hiển thánh linh 
ứng, có phép nhà Trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết 
những kẻ hại nước hại dân. Dẫn theo 
quan/quan-lon-de-ngu-tuan-tranh.html (Truy cập ngày 15/10/2018). 
5 Lễ trình đồng mở phủ: những người có căn đồng thì phải ra trình đồng trong 
khóa lễ trình các giá hàng Quan Lớn giáng ứng đồng thầy để làm các thủ tục khai 
phủ gọi là trình đồng mở phủ. Sau lễ này, họ có thể mở phủ riêng để tự mình làm 
việc thánh và trở thành các thầy đồng thực sự. 
6 Ngô Đức Thịnh (2007), Sđd: 193. 
7 Mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 là 48,6 triệu đồng 
(Theo https://vov.vn/kinh-te/gdp-ca-nuoc-nam-2016-tang-621-581415.vov.Truy 
cập16/10/2018). Năm 2017, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 
53,5 triệu đồng (Theo https://vtv.vn/kinh-te/gdp-viet-nam-nam-2017-vuot-du-
bao-lap-dinh-trong-hon-nua-thap-ky-qua-20171227152801342.htm Truy cập 
16/10/2018). 
8 Giọt dầu là khoản tiền do con nhang đệ tử phát tâm cúng vào bản đền hoặc các 
cơ sở tôn giáo tín ngưỡng. 
9 Truyền thuyết về Quan Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà, Lào Cai kể lại: “Vào cuối đời 
Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786 ) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vĩ 
và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc vùng phương Bắc tràn 
sang cướp phá, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng 
Nguyễn Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng 
Bùi Thị Thoa. Ảnh hưởng của hầu đồng trong đời sống tâm linh 91 
91 
biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng 
Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận 
chiến không cân sức với quân giặc, ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo 
sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi 
thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của ông. Theo 
(Truy cập16/10/2018). 
10 Theo một số đền thờ vùng Nghệ-Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, 
cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến 
chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh 
là “Đức thánh minh”, là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ Mẫu Tứ 
phủ ở Việt Nam. Nơi nào có điện thờ Mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông 
Hoàng Mười. 
11 Frank Proschan (2004), Sđd: 273. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thị Tú Anh (2012), “Nghi thức lên đồng - phương thức trao quyền lực của 
người phụ nữ theo Đạo Mẫu”, Văn hóa Nghệ thuật, số 10. 
2. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. 
Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
3. Frank Proschan (2004), “Lên đồng (hầu bóng) - Kho tàng sống của di sản văn 
hóa Việt Nam” trong sách Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc 
người ở Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
4. Nguyễn Duy Hinh (2004), “Lên đồng”, Di sản Văn hóa, số 7. 
5. Kirsten W. Endres - Nguyễn Thị Thanh Bình (2006), “Những khía cạnh tiêu cực 
và tích cực của hầu bóng qua cái nhìn của báo chí và nhân học”, Dân tộc học, số 6. 
6. Ngô Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người 
ở Việt Nam và châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
7. Ngô Đức Thịnh (2007), Lên đồng - Hành trình của thần linh và thân phận, Nxb. 
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 
8. Bùi Thị Thoa (2010), “Những tương đồng và khác biệt trong lên đồng của người 
Việt và kut của người Hàn”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6. 
9. Bùi Thị Thoa (2013), “Shaman trong văn hóa Việt - Hàn”, Nghiên cứu Đông 
Bắc Á, số 12. 
10. Bùi Thị Thoa (2017), “Hình thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người 
Việt ở Lâm Đồng”, Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 3. 
11. Bùi Thị Thoa (2017), “Cắt tiền duyên trong nghi lễ lên đồng của người Việt ở 
Lâm Đồng”, Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 9. 
12. Nguyễn Hữu Thông (2001), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb. 
Thuận Hóa, Huế. 
13.  
14. https://vov.vn/kinh-te/gdp-ca-nuoc-nam-2016-tang-621-581415.vov 
15. https://vtv.vn/kinh-te/gdp-viet-nam-nam-2017-vuot-du-bao-lap-dinh-trong-hon-
nua-thap-ky-qua-20171227152801342.htm 
16.  
92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
Abstract 
INFLUENCE OF THE MEDIUM IN THE SPIRITUAL LIFE OF 
THE VIETNAMESE IN LAM DONG 
Bui Thi Thoa 
Da Lat University 
To mount the medium (going into trance) is the most important 
ritual in practicing the mother goddess religion of the Vietnamese. It is 
a kind of general performing arts including music, song, dance, 
costume, props. It contains many cultural and historical values of the 
Vietnamese. This ritual has had certain effects in the spiritual life of 
Vietnamese people. Despite the same origin, the worship of Mother 
Goddesses in general and the medium in particular has differences in 
each region. This article focuses on the characteristics of the medium 
rituals of the Vietnamese in Lam Dong, the positive effects as well as 
some limitations of this ritual for a part of the Vietnamese people 
there. 
Keywords: Influence; medium; Vietnamese; Lam Dong. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_hau_dong_trong_doi_song_tam_linh_nguoi_viet_o.pdf