Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mô hình trồng rau ăn trái đạt hiệu quả kinh tế cao trên nền đất lúa kém hiệu quả, nhưng do bón phân vô cơ liên tục dẫn đến giảm độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa leo trồng trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm bốn nghiệm thức với đối chứng (công thức 1, được coi như nền thí nghiệm) là lượng bón hiện tại của nông dân, không bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân cho dưa leo với liều lượng 140N-100P2O5-90K2O (kg/ha) có bổ sung vôi (800 kg/ha) kết hợp với phân hữu cơ vi sinh (2.000 kg/ha) làm tăng chiều dài dây, số nhánh, đường kính gốc, chiều dài trái, số trái/dây và năng suất so với không bổ sung cả vôi và phân hữu cơ vi sinh, qua đó lợi nhuận thuần thu được cũng tăng lên 11,4%

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7460
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Ảnh hưởng của bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất phèn tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
 khuẩn hòa 
tan lân là 2,1 x 105 (CFU/g). 
Bảng 2. Đặc tính hóa, lý và sinh học của đất đầu vụ thí nghiệm 
Sa cấu (%) pHH2O EC (mS cm
-1) CEC (cmol 
kg-1) 
CHC 
(%C) 
Pdt (mg 
kg-1) 
Sét Thịt Cát 
Vi khuẩn hòa 
tan lân 
(CFU g-1) 
Vi khuẩn cố 
định đạm 
(CFU g-1) 
5,6 0,43 20,42 4,74 3,15 62,7 35,6 1,7 2,1x105 2,83x105 
Ghi chú: Pdt: lân dễ tiêu. 
3.2. Sinh trưởng cây dưa leo 
Hình 1. Chiều dài dây dưa leo của bốn nghiệm thức 
thí nghiệm 
Ghi chú: những số có chữ đi kèm khác nhau thể 
hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% 
Kết quả thể hiện ở hình 1 cho thấy bổ sung vôi 
kết hợp với phân hữu cơ vi sinh cho chiều dài dây cao 
hơn có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm 
thức chỉ bón bổ sung vôi. Giữa ba nghiệm thức bón 
bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh, chỉ bón 
bổ sung phân hữu cơ và nghiệm thức nông dân 
không bón bổ sung vôi và phân hữu cơ có chiều dài 
dây gần tương đương nhau, với các giá trị lần lượt là 
216,7, 207,3 và 201,7 cm. Điều này phù hợp với kết 
quả của Ghasem et al. (2014) khi nghiên cứu bổ sung 
phân hữu cơ (phân bò) cho dưa leo. 
Về chỉ tiêu số lá, số liệu ở bảng 3 cho thấy số 
lá/thân chính giữa các nghiệm thức sai khác nhau có 
ý nghĩa (mức xác suất 95%) trong đó, nghiệm thức 
bón vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh có số lá/thân 
chính nhiều nhất (28,7 lá) và ít nhất là nghiệm thức 
chỉ bón bổ sung vôi (21,7 lá). Đối với chiều dài lóng 
thân, bốn nghiệm thức khác biệt nhau có ý nghĩa ở 
mức 1%, dao động trong khoảng từ 8,9 đến 10,1 cm. 
Tuy nhiên, chỉ tiêu chiều dài nhánh giữa các nghiệm 
thức lại không khác biệt rõ rệt. Riêng về chỉ tiêu số 
nhánh, sự khác biệt giữa nghiệm thức bón bổ sung 
phân hữu cơ vi sinh, bổ sung vôi kết hợp phân hữu cơ 
vi sinh và nông dân nằm trong phạm vi sai số trong 
lúc nghiệm thức bón vôi kết hợp phân hữu cơ chênh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 34 
nhau có ý nghĩa ở mức 5%. Kết quả này cũng phù hợp 
với nghiên cứu trên cây dưa leo của Trần Thị Thiêm 
và ctv. (2019): khi giảm lượng phân hóa học 25% và 
bón thay thế bằng phân trùn quế giúp tăng chiều dài 
dây dưa leo và số lá dưa leo trồng tại Hòa Bình, Hà 
Nội, Hưng Yên và Hà Nam. 
Bảng 3. Chiều dài dây, số lá/thân chính, dài lóng, dài nhánh và số nhánh dưa leo 
Nghiệm thức 
Số lá/thân chính 
 (lá) 
Dài lóng 
thân (cm) 
Dài nhánh 
(cm) 
Số nhánh 
(nhánh) 
Bón phân theo nông dân 23,7bc 9,4bc 69,3 4,3ab 
Vôi 21,7c 8,9c 60,7 3,7b 
Phân hữu cơ vi sinh 25,3ab 9,6b 69,6 4,6ab 
Vôi + Phân hữu cơ vi sinh 28,7a 10,1a 74,7 5,6a 
Mức ý nghĩa (F) * ** ns * 
CV (%) 6,9 2,5 8,7 14,1 
Ghi chú: Các giá trị có chữ số đi kèm khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở các 
mức khác nhau; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê. 
Chiều dài lá, chiều rộng lá và đường kính gốc 
dưa leo giữa bốn nghiệm thức khác biệt ý nghĩa ở 
mức 5%. Nghiệm thức bón bổ sung vôi và phân hữu 
cơ vi sinh có chiều dài lá 8,5 cm, chiều rộng lá 7,3 cm 
và đường kính gốc là 12,3 mm lớn hơn nghiệm thức 
chỉ bổ sung vôi (Bảng 4). Đường kính thân và đường 
kính ngọn dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê. Đường kính thân đạt từ 
4,7 mm (nghiệm thức chỉ bón bổ sung vôi) đến 5,7 
mm (nghiệm thức bón bổ sung vôi và phân hữu cơ vi 
sinh). Đường kính ngọn giữa các nghiệm thức dao 
động trong khoảng từ 2,7 mm đến 3,7 mm (Bảng 4). 
Bảng 4. Chiều dài lá, rộng lá, đường kính gốc, đường kính thân và đường kính ngọn dưa leo 
Nghiệm thức 
Dài lá 
(cm) 
Rộng lá 
(cm) 
Đường 
kính gốc 
(mm) 
Đường 
kính thân 
(mm) 
Đường 
kính ngọn 
(mm) 
Bón phân theo nông dân 7,9ab 6,8a 10,0ab 5,0 3,1 
Vôi 7,1b 5,6b 8,3b 4,7 2,7 
Phân hữu cơ vi sinh 7,4b 6,3ab 11,6a 5,0 3,3 
Vôi + Phân hữu cơ vi sinh 8,5a 7,3a 12,3a 5,7 3,7 
Mức ý nghĩa (F) * * * ns ns 
CV (%) 5,8 8,3 13,3 14,2 18,3 
Ghi chú: Các giá trị có chữ số đi kèm khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở các 
mức khác nhau; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 
dưa leo 
3.3.1. Thành phần năng suất dưa leo 
Kết quả ở bảng 5 cho thấy chiều dài trái dưa leo 
ở nghiệm thức bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu 
cơ vi sinh và nghiệm thức bón bổ sung phân hữu cơ 
vi sinh đạt 14,6-15,1 cm cao khác biệt ý nghĩa ở mức 
5% so với nghiệm thức chỉ bổ sung vôi (12,9 cm). Tuy 
nhiên, sự khác biệt về chiều dài trái giữa nghiệm 
thức bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh, 
nghiệm thức bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh và 
nghiệm thức bón phân theo nông dân không có sự 
sai khác rõ rệt. Tương tự, chiều rộng trái giữa các 
nghiệm thức cũng gần như xấp xỉ nhau, dao động 
trong khoảng 3,8 đến 4,2 cm. Nghiệm thức bón bổ 
sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh cho số 
trái/dây cao nhất (15,7 trái/dây) khác biệt ở mức 1% 
so với nghiệm thức bón phân theo nông dân (12,3 
trái/dây) và nghiệm thức chỉ bón bổ sung vôi (10,6 
trái/dây). Một nghiên cứu ở Ai Cập cho thấy, việc áp 
dụng phân hữu cơ trên dưa leo làm tăng khác biệt về 
chiều dài trái, đường kính trái và khả năng đậu trái so 
với không bổ sung phân hữu cơ (Aly, 2002). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 35 
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất dưa leo 
Nghiệm thức Dài trái (cm) Rộng trái (cm) Số trái/dây (trái) Khối lượng 
10 trái (kg) 
Bón phân theo nông dân 14,1ab 4,0 12,3bc 1,03 
Vôi 12,9b 3,8 10,6c 1,02 
Phân hữu cơ vi sinh 14,6a 4,0 14,0ab 1,04 
Vôi + Phân hữu cơ vi sinh 15,1a 4,2 15,7a 1,11 
Mức ý nghĩa (F) * ns ** ns 
CV (%) 5,1 3,8 8,1 9,3 
Ghi chú: Các giá trị có chữ số đi kèm khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở các 
mức khác nhau; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê. 
3.3.2. Năng suất và phần trăm gia tăng năng suất 
dưa leo 
Kết quả ở hình 2 cho thấy năng suất dưa leo giữa 
bốn nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% 
trong đó, nghiệm thức bón bổ sung vôi kết hợp với 
phân hữu cơ vi sinh cho năng suất dưa leo cao nhất 
(19,0 tấn/ha) nhưng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa 
so với nghiệm thức chỉ bón bổ sung phân hữu cơ vi 
sinh và nghiệm thức bón theo nông dân, với năng 
suất lần lượt là 18,0 tấn/ha và 17,8 tấn/ha. Nghiệm 
thức chỉ bón bổ sung vôi có năng suất dưa leo thấp 
nhất (16,5 tấn/ha), thấp hơn cả nghiệm thức đối 
chứng nông dân do lượng phân N, P, K sử dụng ít, 
chưa đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho dưa leo. Do 
đất thí nghiệm có pH ở ngưỡng chua ít (Bảng 2) nên 
hiệu quả bón vôi trong việc cải thiện pH đất không rõ 
ràng. Chính vì vậy mà năng suất giữa nghiệm thức 
bón vôi kết hợp phân hữu cơ vi sinh không khác biệt 
có ý nghĩa so với chỉ bón phân hữu cơ vi sinh. Theo 
Alimi et al. (2007), phân hữu cơ cung cấp những 
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết, làm tăng sinh trưởng 
và năng suất cây trồng, tùy thuộc vào mức bón và đặc 
tính giống. Trong nghiên cứu này, nghiệm thức bón 
bổ sung kết hợp vôi và phân hữu cơ vi sinh cho phần 
trăm gia tăng năng suất cao nhất (6,7%) so với 
nghiệm thức bón phân của nông dân. Tiếp theo là 
nghiệm thức chỉ bón bổ sung phân hữu cơ với phần 
trăm gia tăng năng suất so với nghiệm thức nông dân 
là 1,1%. Riêng nghiệm thức chỉ bón bổ sung vôi cho 
năng suất thấp hơn nghiệm thức nông dân do lượng 
phân vô cơ ít hơn. 
Hình 2. Năng suất và phần trăm gia tăng năng suất 
dưa leo so với nông dân 
3.4. Hiệu quả kinh tế của dưa leo ở các chế độ 
bón phân khác nhau 
Thí nghiệm bón bổ sung vôi kết hợp với phân 
hữu cơ vi sinh cho thấy tăng chi phí đầu tư vôi và 
phân hữu cơ nhưng giúp tăng năng suất, dẫn đến đạt 
lợi nhuận cao hơn. Lợi nhuận thuần của nghiệm thức 
bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh là 
34.374.243 đồng/ha và đạt tỷ lệ lợi nhuận thuần cao 
hơn (11,4%) so với nghiệm thức bón phân theo nông 
dân (Bảng 6). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 36 
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của dưa leo trồng trên đất phèn có bổ sung vôi và phân hữu cơ vi sinh 
tại Vị Thủy - Hậu Giang 
Thông số Đơn vị 
Bón bổ sung vôi 
và phân hữu cơ vi sinh 
Bón phân theo 
nông dân 
Năng suất trái Tấn/ha 19,0 17,8 
Tấn/ha 1,2 0 Khác biệt về năng suất 
Tỷ lệ % 6,74 0 
Tổng tiền phân, thuốc Đồng/ha 16.956.957 11.470.000 
Đồng/ha 5.486.957 0 Khác biệt về tiền phân, thuốc 
Tỷ lệ % 47,8 0 
Chi phí NVL và công lao động Đồng/ha 91.168.800 91.168.800 
Tổng thu Đồng/ha 142.500.000 133.500.000 
Tổng chi Đồng/ha 108.125.757 102.638.800 
Lợi nhuận thuần Đồng/ha 34.374.243 30.861.200 
Đồng/ha 3.513.043 0 Khác biệt về lợi nhuận thuần 
Tỷ lệ % 11,4 0 
Ghi chú: Giá bán: 7.500đ/kg, NVL: nguyên vật liệu. 
4. KẾT LUẬN 
Trên nền phân bón 140N-100P2O5-90K2O 
(kg/ha), bổ sung vôi (800 kg/ha) kết hợp với phân 
hữu cơ vi sinh (2.000 kg/ha) cho cây dưa leo trồng 
tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có tác dụng làm 
tăng chiều dài dây, số lá/thân chính, chiều dài lóng 
thân, số nhánh, chiều dài lá, chiều rộng lá, đường 
kính gốc so với chỉ bón bổ sung vôi. 
Bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh 
cũng làm tăng số trái/dây và năng suất (tấn/ha) so 
với chế độ bón của nông dân (không bón bổ sung vôi 
và phân hữu cơ vi sinh) và chỉ bón bổ sung vôi. 
Bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh 
làm tăng lợi nhuận thuần 11,4% so với bón phân theo 
nông dân cho dưa leo 170N-110P2O5-120 K2O 
(kg/ha). 
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa 
học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ kinh phí 
nghiên cứu thông qua đề tài “Đánh giá thực trạng và 
đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững đất 
nông nghiệp tỉnh Hậu Giang” thời gian thực hiện từ 
tháng 8/2017 đến tháng 8/2020. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alimi, T., Ajewole, O. C., Olubode-Awosola, 
O. O., & Idowu, E. O. (2007). Organic and inorganic 
fertilizer for vegetable production under tropical 
conditions. Journal of Agricultural and Rural 
Development, 1, 120-136. 
2. Aly H. H. (2002). Studies on keeping quality 
and storageability of cucumber fruits under organic 
farming system in plastic-housess. M.Sc. Thesis, 
Hort. Department. Cairo University. Egypt. 
3. Chen L., & Dick W. A. (2011). Gypsum as an 
agricultural amendment: General use guidelines. The 
Ohio State University Extension, Columbus. 
4. Chen, J. H. (2006). The combined use of 
chemical and organic fertilizers and/or biofertilizer 
for crop growth and soil fertility. Proceedings of 
International Workshop on Sustained Management 
of the Soil-Rhizosphere System for Efficient Crop 
Production and Fertilizer Use. Retrieved from 
08103954/tb174.pdf. 
5. El‐Shakweer, M. H. A., El‐Sayad, E. A., & 
Ewees, M. S. A. (1998). Soil and plant analysis as a 
guide for interpretation of the improvement 
efficiency of organic conditioners added to different 
soils in Egypt. Communications in Soil Science and 
Plant Analysis, 29(11-14), 2067-2088. 
6. Ghasem S., Morteza, A. S., & Maryam, T. 
(2014). Effect of organic fertilizers on cucumber 
(Cucumis sativus) yield. International Journal of 
Agriculture and Crop Sciences (IJACS), 7(11), 808-
814. 
7. Hazelton P., & Murphy B. (2016). 
Interpreting soil test results: What do all the 
numbers mean?. CSIRO publishing. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 37 
8. Horneck, D. A., Sullivan, D. M., Owen, J. S., 
& Hart, J. M. (2011). Soil test interpretation guide. 
EC 1478. Corvallis, OR: Oregon State University 
Extension Service. Pp:1-12. 
9. Matlub A. N., Ez-Aldeen S. M. & Kream S. A. 
(1989). Production of vegetables 2nd part. 2nd 
printing. Dar AL-Kutub broad of printing. Mosul 
University. Ministry of Higher Education and 
Scientific Research. Iraq. 
10. Nguyễn Duy Cần, Trần Hữu Phúc và Nguyễn 
Văn Khang (2009). Đánh giá hiệu quả kinh tế của các 
mô hình canh tác trên vùng đất lúa vùng ngọt hóa Gò 
Công-Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Cần Thơ, 346-355. 
11. Thy, S., & Buntha, P. (2005). Evaluation of 
fertilizer of fresh solid manure, composted manure 
or biodigester effluent for growing Chinese cabbage 
(Brassica pekinensis). Livestock Research for Rural 
Development. Vol. 17, Art. #26. Retrieved June 8, 
2020, from 
12. Sparks, D. L., Page, A. L., Helmke, P. A., & 
Loeppert, R. H. (1996). Methods of soil analysis. Part 
3. Chemical methods. Book series, No. 5. Soil 
Science Society of America, Wisconsin. 
13. O'Brien, T. A., & Barker, A. V. (1996). 
Growth of Peppermint in Compost, Journal of Herbs, 
Spices & Medicinal Plants, 4:1, 19-27, DOI: 
10.1300/J044v04n01_04. 
14. Tatlioglu T. (1997). Cucumber (Cucumis 
sativus L.) In: Kailov, G and Bo Bergn, (Eds.). 
Genetic improvement of vegetable crops. Oxford 
Pergamon Press. pp. 197-227. 
15. Trần Thị Thiêm, Phạm Văn Cường, Trần Thị 
Minh Hằng, Bùi Ngọc Tấn, Hà Thị Quỳnh (2019). 
Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh bón 
thay thế phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cà 
chua và dưa chuột. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp 
Việt Nam 2019, 17(11): 901-908. 
EFFECTS OF LIME AND MICROBIAL ORGANIC FERTILIZERS ADDITIONALLY APPLIED 
ON YIELD AND BENEFIT EARNED FROM PRODUCTION OF CUCUMBER (Cucumis sativus 
L.) CULTIVATED ON ACID SULFATE SOIL IN VI THUY DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE 
Tran Ngoc Huu, Nguyen Hong Hue, 
Nguyen Quoc Khuong, Le Vinh Thuc, 
Tat Anh Thu, Vo Quang Minh 
Summary 
Fruit vegetables cultivated in lowly benifited paddy production areas produced profitable efficiency but 
made the soil degraded resulted from over used continuous application of inorganic fertilizers. The 
objective of this study was to evaluate the effects of supplementation of lime and microbial organic 
fertilizers on the growth, yield and economic efficiency of cucumber (Cucumis sativus L.) planted on acid 
sulfate soil in Vi Thuy district, Hau Giang province. The experiment of four treatments was arranged in a 
randomized complete block design (RCBD) with three replicates, in which the control (Treatment 1) was 
regarded as farmers' application (neither lime nor microbial organic fertilizer was added). Results 
conducted from the study showed that the application of 140N-100P2O5-90K2O (kg/ha) supplemented with 
800 kg/ha of lime and 2,000 kg/ha of microbial organic fertilizer for cucumber increased length and 
number of branch, stem diameter, fruit length and diameter, number of fruit per stem that result in 
significantly increasing fruit yield of fruit (6.74% higher) and income earned (11.4% higher) compared to 
farmers' fertilizer practice. 
Keywords: Acid sulfate soil, cucumber, lime, microbial organic fertilizer. 
Người phản biện: GS.TS. Vũ Mạnh Hải 
Ngày nhận bài: 02/6/2020 
Ngày thông qua phản biện: 02/7/2020 
Ngày duyệt đăng: 9/7/2020 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_bo_sung_voi_va_phan_huu_co_vi_sinh_den_nang_su.pdf