110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn

1. CHIM, THÚ, CÁ

Người điều khiển đứng giữa vòng tròn, bất ngờ chỉ một người đứng trong vòng và nói

“chim”, “thú”, hoặc “cá”. Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con “chim”, con “thú”, hoặc

con “cá”.

Chú ý: Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước,

hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt

2. KỂ CHUYỆN

Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc lồng mẫu chuyện đạo

 ). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình, người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện

sao cho tình tiết không bị gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.

Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi bỗng nhiên thích đi dạo

lạ. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có thêm vài đoá hồng ” Người có tên Hồng

phải tiếp tục câu chuyện và lập lại từ đầu “Sáng hôm ấy ”.

3. BỎ KHĂN

Mọi người ngồi thành vòng tròn, một người tình nguyện cầm khăn đi quanh vòng tròn

và bất chợt bỏ khăn sau lưng một người nào đó. Người được khăn lập tức rượt đuổi người bỏ

khăn. Nếu người bỏ khăn có thể chiếm được chỗ người bị bỏ khăn mà không bị khăn đập

trúng, người bị bỏ khăn phải cầm khăn tiếp tục trò chơi.

Chú ý: Khi người cầm khăn đi quanh vòng ngoài người ngồi trong vòng không được ngó

ra sau, chỉ được bỏ hai tay ra sau mà thôi.

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 1

Trang 1

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 2

Trang 2

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 3

Trang 3

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 4

Trang 4

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 5

Trang 5

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 6

Trang 6

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 7

Trang 7

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 8

Trang 8

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 9

Trang 9

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang duykhanh 9901
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn

110 trò chơi sinh hoạt vòng tròn
 xung quanh sân chơi để bắt tay với người mình gặp. Khi bắt tay mọi người phải nói “Rất 
hân hạnh được gặp anh (chị hoặc em)”. Những người số 1 chỉ bắt tay và rung một lần, trong 
khi người số 2 rung 2 lần, người số 3 rung 3 lần v.v Những người mang số giống nhau nếu 
bắt tay nhau sẽ trở thành đôi bạn lý tưởng, nắm tay nhau và đi tìm những người khác mang 
cùng số như mình. 
Mục đích của trò chơi là người chơi phải bắt tay để tìm những người mang cùng số, nhóm 
nào tìm được nhiều người nhất và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. 
Chú ý: 
- Tùy theo số lượng người chơi mà người điều khiển có thể cho đếm số “1,2”; “1,2,3”; hoặc 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 22 
CLB Kỹ Năng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM – wWw.KynangSpk.Net 
“1,2,3,4”. 
- Người được bắt tay không được giựt tay ra nếu tay của mình vẫn còn bị bắt tay bởi người 
khác. 
98. BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN 
Người điều khiển với giọng khôi hài, lần lượt giới thiệu từng nhân vật trong câu chuyện 
“Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”. Mỗi nhân vật đều ra soi gương trước khi đi làm, sau khi ngủ 
dậy, đánh răng, tập thể dục v.v hoặc làm bất cứ động tác nào trước gương. Người (hoặc hai 
người) được chọn làm gương phải bắt chước và lập lại mỗi động tác của nhân vật được người 
điều khiển giới thiệu. Trò chơi càng vui nếu người điều khiển giới thiệu những hành động 
thật ngộ nghĩnh. 
Nhân vật trong truyện: Hoàng Tử, Bạch Tuyết, Mụ Phù Thủy, Bảy Chú Lùn (E lệ, Nhảy Mũi, 
Gắt Gỏng, Vui Vẻ, Ở dơ, Khờ Khạo, và Ngủ Khì). 
* Khi được người điều khiển giới thiệu, người được chỉ định làm nhân vật nào phải diễn tả 
hành động của nhân vật đó trước khi vào soi gương. Thí dụ như khi chú lùn E Lệ được giới 
thiệu, chú lùn phải làm động tác đi đứng e lệ trước khi vào soi gương để làm những động tác 
theo ý mình. 
99. CÁI TA 
Người chơi hành động theo lời nói của người điều khiển. 
NÐK nói: 
- Trời ta (tất cả hô “ta đứng” và đứng lên). 
- Ðất ta (tất cả hô “ta ngồi” và ngồi xuống). 
- Bạn ta (tất cả hô “ta dựa” và dựa vai hoặc lưng của người bên cạnh). 
- Tay ta (tất cả hô “ta bắt” và bắt tay người bên cạnh.) 
- Chân ta (tất cả hô “ta đá” và đá nhẹ vào người bên cạnh.) 
- Thù ta (tất cả hô “ta thương” và lấy tay phải để trên đầu người bên phải chà chà xoa xoa tỏ 
ra thương yêu.) 
- Ghế ta (tất cả hô “ta tọa” và chùn người xuống tương tự như đang ngồi trên ghế. Ðây là 
động tác người điều khiển nên dành cuối cùng vì kéo dài càng lâu người chơi càng 
mỏi chân. 
Chú ý : 
Tương tự như những động tác trên, người điều khiển có thể sáng tạo thêm những động tác 
mới sao cho phù hơp với không khí đang sinh hoạt. 
100. VUI TRONG CHÁNH NIỆM 
Mọi người trong vòng tròn hát và làm theo từng lời hát và động tác của người điều khiển. Bài 
hát như sau: 
1. Ngồi xuống – Ta biết ngồi xuống. 
2. Ðứng lên – Ta biết đứng lên. 
3. Ta bước vào trong – Ta biết ta bước vào trong. 
4. Ta bước ra ngoài – Ta biết ta bước ra ngoài. 
5. Ta đếm 1,2,3,4 – Ta biết đó là 1,2,3,4. 
Chú ý: 
Trước khi chơi người điều khiển cần nói vài câu đạo vị chẳng hạn như “Là người Phật Tử 
chúng ta phải luôn sống trong Chánh Niệm, đi chúng ta biết đi, ngồi chúng ta biết ngồi, v.v 
Có như thế mới không phụ lòng của các bậc Tôn Ðức đã có ơn dìu dắt chúng ta”. 
**Bài hát trên vui nhất là ở câu số 5. Người điều khiển nên khòm lưng xuống và khi đếm nên 
đếm rõ ràng từng số, cứ mỗi số đếm người điều khiển nên giả giọng kéo dài ra đồng thời lắc 
mông (hông) về một bên càng nghiêng càng tốt. 
* Ðể tiếp tục trò chơi người điều khiển có thể thêm vào những động tác khác như: 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 23 
CLB Kỹ Năng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM – wWw.KynangSpk.Net 
1. Khòm xuống (tất cả chùn người xuống, chân xoạc ra 180 độ theo kiểu Sạt Lô càng thấp 
càng tốt). 
2. Nhón lên (chòm người lên một chút.) 
3. Ta bước vào trong (theo tư thế chùn người tất cả đi điệu Sạt Lô vào giữa vòng tròn.) 
4. Ta bước ra ngoài (tương tự như động tác 3 bước lui lại chỗ cũ.) 
5. Ta đếm 1,2,3,4 ( tương tự như những động tác số 5 ở trên). 
* Theo những động tác trên người điều khiển càng có sáng kiến riêng cho động tác của mình 
trò chơi sẽ vui hơn. 
101. CHUYỀN VẬT 
Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: 
“Nào cùng chuyền, lớn bé anh em ta chuyền, 
Chuyền cho đều, chuyền cho khéo, chớ sai 
Nếu sai thì mời anh ra.” 
Người điều khiển cho tất cả mọi người trong vòng tròn ngồi xuống sát nhau, trước mặt mỗi 
người phải có một chiếc giày hoặc chiếc dép của chính mình. Khi nghe bài hát bắt đầu, tất cả 
mọi người phải dùng tay phải và theo nhịp bài hát để chuyền chiếc giày hoặc dép của mình 
cho người bên cạnh. 
Người nào nếu để giày, dép chất đống về phía mình nhiều quá kể như bị loại. Người điều 
khiển có thể bắt đầu trò chơi lại bằng cách chia đều giầy dép hoặc có thể hô “Giành giày”. 
Khi nghe người điều khiển hô tất cả mọi người phải lập tức tìm giày hoặc dép của mình, xong 
rồi mang vô và ngồi xuống chờ đợi. Những ai tìm chậm hoặc mang sai giày, dép của người 
khác kể như vi phạm trò chơi. Ðây là động tác thường dùng để kết thúc trò chơi, sau khi giày 
dép của mọi người đã phân tán khắp nơi. 
102. GÚT KHỔNG LỒ 
Tất cả mọi người trong vòng tròn đều nắm tay nhau từ từ đi vào giữa vòng tròn càng sát nhau 
càng tốt và đồng thời đưa hai tay cao vào giữa vòng và trộn tay lộn xộn với nhau trong khi 
nhắm mắt lại. Sau tiếng còi hiệu mỗi người phải chụp lấy hai tay của người khác và mở mắt 
ra. Nếu một người chụp tay của người bên cạnh, hoặc chụp cả hai tay của người khác, người 
đó phải thả tay ra và chụp tay với người khác. Khi thả tay ra nhớ rằng một tay của mình luôn 
luôn nắm tay người khác trước khi đổi tay kia. Người chơi tiếp tục lòn dưới tay, xung quanh 
người khác, ngồi dưới đất, v.v trong khi tay vẫn nắm chặt nhau cho đến khi không người 
nào còn di chuyển được. 
Xong xuôi người điều khiển lại thổi còi ra hiệu và tất cả mọi người cũng làm theo cách trên 
để mở gút và trở lại dạng vòng tròn. Nên nhớ rằng khi mở gút, chỉ một tay có thể đổi tay với 
người khác mà thôi và không được đổi hai tay cùng một lúc. 
103. NHỊP ÐIỆU GỌI TÊN 
Người điều khiển mở đầu trò chơi bằng cách gọi tên một người nào đó trong vòng tròn một 
cách âu yếm và đồng thời làm một động tác nào đó. Lập tức từng người một, theo hướng đã 
chọn (trái hoặc phải) lập lại động tác của người điều khiển. Ðến phiên người bị gọi tên, thay 
vì làm động tác cũ, người này gọi một tên khác và thay vào một động tác mới. Cứ như thế trò 
chơi tiếp tục cho đến khi nào người điều khiển cảm thấy đã đầy đủ. 
Chú ý: Khi gọi tên nếu bắt chước được giọng nói và hành động hằng ngày của người mình 
muốn gọi thì càng hay. 
104. NHỊP ÐIỆU GIỚI THIỆU 
Trò chơi này thường được dùng để giới thiệu tên của mỗi người trong vòng tròn. 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 24 
CLB Kỹ Năng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM – wWw.KynangSpk.Net 
Trước hết một người trong vòng tròn bắt đầu trò chơi bằng cách giới thiệu tên của mình. Thí 
dụ như: “Tôi xin được hân hạnh giới thiệu tên của tôi là Quãng Thanh” và đồng thời làm một 
động tác thật vui nào đó. Mọi người trong vòng tròn phải lập tức bắt chước theo động tác của 
người này. Cứ như thế theo hướng đã chọn, mọi người đều có dịp giới thiệu tên của mình và 
biểu diển động tác mình muốn. 
Chú ý: Thay vì chỉ giới thiệu đơn sơ tên của mình thôi, người giới thiệu có thể giới thiệu bất 
cứ cái gì mình muốn chẳng hạn như sở thích, cách đi, cách ăn, cách ngồi v.v của mình. 
Thí dụ như “Kính thư toàn thể quí vị, tôi xin tự giới thiệu tên tôi là Mỹ Loan sở thích của tôi 
là khiêu vũ cha cha cha (ăn mì hủ tiếu, nhảy disco, đi lã lướt v.v” 
105. LÁI XE 
Người điều khiển bắt đầu trò chơi bằng cách đề máy xe, sau đó vào số, nhấn ga, tăng tốc độ, 
sang lane, bóp còi, lái xe trong khi trời đang mưa lớn, lái xe trên tuyết, thắng gấp, xe lật, 
v.v Người điều khiển vừa nói vừa làm âm thanh của xe và động tác xe chạy. 
Ðộng tác: 
Người điều khiển: 
* Nổ máy xe: Bỏ chìa khóa vô đề máy (tất cả làm theo người điều khiển và nói theo zoom, 
zoom, zoom) 
* Vào số: Ðưa tay giật số và thân thể giật tới giật lui (tất cả làm theo) 
* Nhấn ga: Hai tay giữ bánh lái, đưa chân phải lên phía trước hơi nhích chân để đạp ga và 
làm tiếng máy khi lên ga (Tất cả làm theo) 
* Sang lane: Hai tay điều khiển bánh lái theo lane của mình muốn (Tất cả mọi người làm 
theo. Nếu người điều khiển sang lane phải, tất cả mọi người cố gắng đổi chổ của người bên 
phải và ngược lại. 
* Bóp còi: Tay trái cầm bánh lái, tay phải làm động tác bóp còi (Tất cả kêu “Tuýt, tuýt” mỗi 
khi người điều khiển bóp còi.) 
* Lái xe khi trời mưa lớn: Tay trái cầm bánh lái, tay phải đưa ngang trước mặt làm quạt nước. 
Khi nghe người điều khiển hô “Mưa” quạt vừa vừa, “mưa lớn” quạt nhanh một chút, “mưa 
lớn nữa” quạt nhanh hơn, “mưa hết cỡ” quạt hết tốc độ. 
* Lái xe trên tuyết: Hai tay cầm bánh lái điều khiển xe trong khi thân thể lướt tới lướt lui (Tất 
cả làm theo đụng người bên cạnh, người bên cạnh cố tránh). 
* Thắng gấp: Người điều khiển đưa chân phải lên cao đạp xuống 
(Tất cả mọi người kêu “Keeét keeét” đễ thắng xe lại.) Xong người điều khiển xoay hai 
ba vòng tròn làm bộ như xe thắng gấp quá nên bị quay (tất cả làm theo). 
* Xe lật: Sau khi quay xong người điều khiển làm động tác từ từ ngã nhào và lăn mình trên 
sân cỏ hoặc nơi thích hợp (tất cả làm theo). 
Chú ý : Ðể người chơi được rõ ràng, người điều khiển nên giải thích trước những động tác và 
âm thanh cần làm trong khi lái xe. Tùy theo môi trường sinh hoạt người điều khiển có thể 
không cần phải lập lại động tác đã làm rồi nếu mình muốn. Khi chơi người điều khiển nên nói 
rõ ràng tên của động tác trước khi làm. 
Sau khi chơi xong người điều khiển nên có lời khuyên răn: “Chúng ta không nên lái xe nhanh 
quá vì như thế sẽ rất tai hại, có thể xảy ra tai nạn bất ngờ.” 
106. CÓ BAO GIỜ?  
Tất cả cùng hát: “Ồ la lá, ố la là, ồ la lá, ô là la.” Xong người điều khiển hát: “Có bao giờ bạn 
cầm tay ai chưa?” 
Tất cả mọi người đáp lại: “Chưa ạ.” 
Người điều khiển: “Thì bây giờ cầm tay nhau đi.” 
Tất cả đáp lại: “Vâng ạ.” và cả hai tay đưa sang hai bên bắt tay người bên cạnh. 
Tương tự người điều khiển có thể thêm vào: “Có bao giờ bạn cầm tai (cú đầu, sờ mũi, bóp 
miệng, ngéo tai, sờ bụng, sờ đầu gối, sờ mắt cá, thụt lét, bịt mắt, bóp mũi, sờ vai, v.v” 
107. GIẢI TỎA OÁN KẾT 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 25 
CLB Kỹ Năng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM – wWw.KynangSpk.Net 
Người điều khiển chọn một người đứng ra giữa vòng tròn tượng trưng cho Ma Vương sẵn 
sàng chiếm đoạt vị trí của người trong vòng. 
Người điều khiển đứng vô trong vòng tròn bắt đầu hô “Giải” và theo hướng quy định (trái 
hoặc phải) từng người hô “Tỏa”, “Oán”, “Kết”. Những người hô “Oán” phải lập tức đổi chỗ 
cho nhau, trong khi Ma Vương tìm cách chen vào những chổ trống này. Những người mất 
chỗ trở thành Ma Vương và cứ như thế trò chơi tiếp tục. Ðể mọi người có dịp bỏ “Oán” 
người điều khiển thỉnh thoảng nên ngưng trò chơi để chỉ người khác và tiếp tục lại. 
108. ÐỜI DU NGOẠN 
Tất cả cần thuộc bài hát dưới đây: 
“Tính tính tính tình tang tang tang, 
Cuộc đời mình như chiếc thuyền nan, 
Trôi nó trôi bềnh bồng. 
Ðiệp khúc 1: 
Ði tới Tô ky ô, mình xách tay cái dù, mặc áo ky mô nô. 
Tô ky ô, Tô ky ô. Dù là dù với ky mô nô. 
Ðiệp khúc 2: 
Ði tới Si ca gô, mình bắt tay găng tờ, cười với anh Sạt lô. 
Si ca gô, Si ca gô. Cười là cười với anh Sạt lô. 
Ðiệp khúc 3: 
Ði đến Ca ra si, mình muốn thêm béo phì thì đớp cơm cà ri 
Ca ra si, Ca ra si. Phì là phì với cơm cà ri. 
Ðiệp khúc 4: 
Ði tới Mê xi cô, mình thấy anh đấu bò, đội nón Xom-bờ-rê-rô 
Mê xi cô, Mê xi cô. Bò là bò với Xom-bờ-rê-rô. 
Ðiệp khúc 5: 
Ði tới Ha Quai Y, mình lắc lư phấn nì, tay múa theo điệu đi. 
Ha Quai y, Ha Quai Y, mình là mình với tay phần ni. 
**Ðộng tác: 
“Tính tính  bềnh bồng”: Tất cả đưa tay nhịp nhàng vỗ sang hai bên và lắc lư theo nhịp 
thuyền trôi. 
Ðiệp khúc 1: Làm động tác xách dù, và đi kiểu cô gái Nhật khi mặc đồ Ki Mô Nô. 
Ðiệp khúc 2: Tất cả chân khuỳnh xuống bàn chân xòe ra hai bên, chào, bắt tay xong vừa đi 
vừa cười theo kiểu Sạt-lô. 
Ðiệp khúc 3: Làm động tác của anh chàng mập vừa đi vừa ăn. 
Ðiệp khúc 4: Làm động tác của anh đấu bò, làm cách chào, xong bò càng. 
Ðiệp khúc 5: Lắc mình và tay theo kiểu Hạ Uy Di. 
* Chú ý: 
a) Một người đầu tiên bắt đầu trò chơi bằng động tác Nhật Bổn, xong xuôi cả vòng tròn bắt 
đầu lại từ đầu bài hát trước khi chuyển sang động tác hai của Chicago. Trong thời gian hát 
chuyển này (tínhbềnh bồng) người ở giữa vòng tròn làm động tác chèo thuyền. Trước khi 
lời hát “bềnh bồng” chấm dứt người đầu tiên chỉ một người kế tiếp trong vòng tròn. Người 
này bước ra làm động tác của Chicago và người đầu tiên phải đi sau và làm theo động tác của 
người này. Cứ như thế trò chơi lập đi lập lại cho đến khi nào người điều khiển cảm thấy số 
người đã đầy đủ. 
b) Khi hát đến đoạn cuối của từng điệp khúc “dù làKy Mô Nô”, “cười là cười Sạt-lô” 
v.v người bị chỉ định ra giữa vòng tròn nên đứng lại là làm rõ ràng từng động tác. 
c) Trên đây chỉ là những động tác đề nghị mà thôi. Người chơi có thể làm những động tác 
khác theo ý thích của mình. 
109. NÀO ANH EM 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 26 
CLB Kỹ Năng Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM – wWw.KynangSpk.Net 
Người chơi cần thuộc bài hát dưới đây: 
Nhóm đàn: 
Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi đàn. 
Ðô mí sol, đô mí rê, đô mí sol mí rê đồ”. 
Nhóm trống: 
“Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi tùng. 
Tung cắc tùng, tung cắc chiêng, tung cắc tùng cắc chiêng chiêng tùng”. 
Nhóm kèn: 
“Nào anh em cùng ra đây, xem chúng tôi đua nhau chơi kèn. 
To tí tò, to tí te, to tí to,ø tí te te tò”. 
Trước hết người điều khiển chia vòng tròn thành ba nhóm: Trống, Kèn và Ðàn. Mỗi nhóm 
phải cử một người làm nhạc trưởng cho nhóm mình. Bắt đầu trò chơi người điều khiển trịnh 
trọng tuyên bố một lý do tưởng tượng nào đó đã mời được ban nhạc danh tiếng Thế Giới về 
chơi cho mình, và đồng thời giới thiệu từng người đại diện cho mỗi nhóm với tên 
gọi thật hấp dẫn để không khí thêm vui nhộn. Trước khi mở đầu người điều khiển nên chỉ 
định từng nhóm thử nhạc cụ của mình. Khi chơi người điều khiển linh hoạt chỉ từng nhóm. 
Mỗi nhóm khi bị chỉ phải hát đoạn bài hát của nhạc cụ mình, và làm theo bất cứ động tác nào 
của người nhạc trưởng. 
Thỉnh thoảng người điều khiển phải đề nghị mỗi nhóm đổi người nhạc trưởng để động tác 
được súc tích hơn. 
110. CON RẮN 
Tất cả người chơi cầm tay nhau thành một hàng dài. Hai người hai đầu, một người làm đuôi 
rắn, một người làm đầu rắn. Người làm đuôi đứng yên tại chổ trong khi người làm đầu dẫn 
dắt rắn quanh quẹo, xuôi ngược cho đến khi tất cả mọi người đều không di chuyển được nữa. 
Ðến giai đoạn nầy người làm đầu phải hướng dẫn để mở gút mắc bằng cách luồn qua lại. 
110 Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn – Pé Kiến Trang 27 

File đính kèm:

  • pdf110_tro_choi_sinh_hoat_vong_tron.pdf